Van tay gạt thủy lực là một thiết bị đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thủy lực. Nó giúp đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định, đem lại hiệu suất làm việc cao.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp rõ hơn các thông tin liên quan đến cấu tạo, cơ chế hoạt động cũng như những loại van tay gạt thủy lực đang được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Van tay gạt thủy lực là gì
Van tay gạt thủy lực có tên gọi tiếng anh là Hydraulic Hand Valve. Chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác như van tay trang thủy lực, van chia thủy lực. Dòng van này được dùng để điều khiển áp suất và dòng chảy chất lỏng thủy lực.
Bên cạnh đó, van được thiết kế thêm bộ phận tay gạt để điều khiển hoạt động đóng, mở của van. Do dạng điều khiển cơ tay này giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng hơn van thủy lực điện nên chúng thường được ứng dụng trong các hệ thống sản xuất, chế biến, gia công, hệ thống đóng tàu, khai thác dầu và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Không chỉ có vậy, van tay gạt thủy lực do được làm từ các loại vật liệu có độ bền cao như thép không gỉ, sắt, đồng, hợp kim thép,…Do đó, loại van này có khả năng chống chịu được với môi trường có áp lực cao mà không gây nứt vỡ, chịu được sự tác động của môi trường có tính chất ăn mòn, va đập.
Những lợi ích khi sử dụng van tay gạt thủy lực
Van tay gạt thủy lực được ứng dụng nhiều trong các hệ thống công nghiệp, bởi chúng mang lại các lợi ích như:
- Khả năng điều chỉnh dòng chảy một cách chính xác, hiệu quả. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tình trạng tràn dầu, gây ảnh hưởng đến môi trường và sự an toàn của người sử dụng.
- Giúp điều khiển áp suất bên trong hệ thống. Nhờ vậy quá trình hoạt động, làm việc trở nên năng suất, hiệu quả hơn.
- Có thể phân chia dòng thủy lực thành nhiều nhánh khác nhau.
- Giúp chia dầu, nhớt nhanh với độ chính xác cao.
- Van được sản xuất với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã nên sẽ phù hợp với hệ thống đường ống.
- Thiết kế van đơn giản, thuận tiện cho việc lắp đặt và sử dụng.
- Van tay gạt thủy lực được thiết kế có khả năng hoạt động ổn định trong môi trường áp suất, nhiệt độ cao, chống lại sự ăn mòn tốt. Nhờ vậy, giúp làm tăng độ bền, tuổi thọ sử dụng van, tiết kiệm các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
- Việc sử dụng tay gạt để điều khiển hoạt động của van giúp tiết kiệm nguồn năng lượng, tài nguyên, giảm chi phí vận hành.
- Van tay gạt thủy lực có khả năng được ứng dụng trong đa dạng các ngành công nghiệp khác nhau như xây dựng, sản xuất, năng lượng, ô tô,…
Hạn chế của van tay gạt thủy lực
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật như vậy nhưng van tay gạt thủy lực vẫn có những hạn chế như:
- Tốn khá nhiều diện tích lắp đặt thì mới có thể vận hành van một cách dễ dàng.
- Trong môi trường làm việc khắc nghiệt như vùng biển bị ảnh hưởng bởi sóng lớn, gió mạnh,…thì van tay gạt thủy lực khó có thể hoạt động ổn định.
- Van tay gạt thủy lực không nên sử dụng trong hệ thống chứa nhiều cặn bẩn, tạp chất,…
- Kích thước của van có sự giới hạn nên chúng sẽ không phù hợp với những hệ thống công nghiệp lớn.
- Đối với môi trường làm việc có nhiệt độ quá lớn thì van cũng không đảm bảo được hiệu quả hoạt động. Thông thường, mức nhiệt độ để duy trì khả năng hoạt động bình thường của van tay gạt thủy lực sẽ là dưới 80 độ C.
Ứng dụng của van tay gạt thủy lực
Một trong những ưu điểm nổi bật của van tay gạt thủy lực là khả năng ứng dụng linh hoạt trong nhiều hệ thống công nghiệp. Bao gồm:
- Được sử dụng trong hệ thống sản xuất, lắp đặt xe cơ giới.
- Dùng để kiểm soát lưu lượng chất lỏng và áp suất trong các hệ thống điều hòa không khí.
- Sử dụng van tay gạt thủy lực để kiểm soát quy trình và luồng chất lỏng trong các hệ thống nước sạch, xử lý nước thải,…
- Ứng dụng trong các hệ thống đường ống dẫn khí, hệ thống lọc dầu,…
- Hệ thống khai khoáng, thủy điện, nhiệt điện,…
- Được ứng dụng trong các hệ thống nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, nước giải khát,…
- Hệ thống công nghiệp sản xuất bao bì, vải, nhựa tổng hợp, giấy,…
- Lắp đặt và sử dụng trong các hệ thống xe cần cẩu, xe nâng,…
Các loại van tay gạt thủy lực
Tiếp theo đây, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn đọc về những loại van tay gạt thủy lực phổ biến trên thị trường hiện nay.
Van tay gạt thủy lực dạng gạt
Van tay gạt thủy lực dạng gạt được dùng để kiểm soát dòng chảy trong hệ thống chất lỏng hoặc khí nén. Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo trong các hệ thống có áp suất dòng chảy thấp.
Loại van này được chia làm hai dạng là van tay gạt thủy lực dạng gạt không tự phản hồi lò xo và van tay gạt thủy lực dạng gạt tự phản hồi lò xo.
Van tay gạt thủy lực dạng kéo
Được gọi với cái tên như vậy là bởi vì để có thể thực hiện được chu trình đóng, mở thì thân van cần phải vận hành tác động đẩy xuống hoặc kéo lên.
Khi sử dụng van tay gạt thủy lực dạng kéo, sẽ tạo được độ tin cậy cao, hiệu quả hoạt động chính xác. Bên cạnh đó, chúng có khả năng hoạt động liên tục, ổn định, ít xảy ra lỗi. Nhờ vậy có thể tiết kiệm được thời gian bảo dưỡng và chi phí sửa chữa không cần thiết cho người vận hành.
Van tay thủy lực liền áp
Đây là dòng van được sử dụng để lắp đặt trực tiếp vào hệ thống. Bên cạnh đó, van tay thủy lực liền áp có khả năng chịu được áp suất cao, hạn chế sự ăn mòn bởi dòng lưu chất.
Khi tay gạt được đẩy lên phía trên, tấm van mở, lưu chất được dễ dàng chảy qua. Ngược lại, khi kéo tay gạt xuống phía dưới, thì tấm van trở lại vị trí đóng ban đầu, ngăn chặn dòng chảy chất.
Đối với dòng van này, để có thể kéo dài thời gian sử dụng thì cần đảm bảo nhiệt độ bên trong hệ thống luôn ở mức cho phép và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.
Van tay gạt thủy lực một cần
Van được thiết kế có duy nhất một cần gạt để điều khiển, kiểm soát lưu lượng chất. Do có cấu tạo khá đơn giản nên van tay gạt thủy lực một cần đem lại sự thuận tiện trong việc lắp đặt và sử dụng cho người vận hành.
Van tay gạt thủy lực nhiều cần
Khác với van tay gạt thủy lực một cần, dòng van này được thiết kế bao gồm nhiều tấm van được gắn trên một trục. Và mỗi một cần này lại có vai trò, nhiệm vụ khác nhau.
Việc sử dụng van tay gạt thủy lực nhiều cần sẽ là một giải pháp thích hợp, thuận tiện hơn trong việc điều tiết lưu lượng dòng chảy. Bởi chúng có thể dễ dàng điều hướng lưu chất theo nhiều ngã khác nhau, đồng thời thực hiện chức năng đóng, mở 1 số cửa van tùy theo mục đích sử dụng.
Với tính năng vượt trội như vậy nên dòng van này thường được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp nặng như sản xuất, xây dựng, khai thác mỏ,…
Van tay gạt thủy lực bắt đế
Van tay gạt thủy lực bắt đế thường được thiết kế để gắn trực tiếp trên một mặt phẳng thường là bể chứa hoặc bộ phận trên hệ thống. Việc này giúp đảm bảo sự ổn định, chắc chắn của van khi xảy ra các va đập hay rung lắc trong quá trình hoạt động.
Với ưu điểm nổi bật như vậy nên dòng van này cũng có giá thành tương đối cao và được ứng dụng trong các hệ thống máy móc sản xuất, khai thác mỏ, quặng,…
Van tay thủy lực bắt ren
Đúng như tên gọi của nó, dòng van này thường được dùng để liên kết với hệ thống theo phương pháp nối ren. Các kích thước chân ren có thể là 13, 17, 21, 27,…
Van tay thủy lực bắt ren thường được sử dụng trong các hệ thống thủy lực cho xe cộ, tàu thuyền, cơ sở hạ tầng,…
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của van tay gạt thủy lực
Với khả năng điều khiển, kiểm soát áp suất và dòng chảy bên trong hệ thống thủy lực thì Hydraulic Hand Valve có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi ngay phần thông tin dưới đây:
Cấu tạo của van tay gạt thủy lực
Van tay gạt thủy lực được cấu tạo bao gồm những bộ phận cơ bản sau:
- Thân van: đây là bộ phận quan trọng nhất của van. Nó có chức năng gắn, liên kết các chi tiết khác lại với nhau. Thông thường, thân van sẽ được làm bởi vật liệu thép, đồng,…
- Tấm van: có vai trò chính trong việc thực hiện đóng, mở, cho phép hoặc ngăn chặn dòng lưu chất đi qua.
- Tay gạt: được dùng để điều khiển hoạt động của van. Bộ phận này thường được làm từ chất liệu bền bỉ, có khả năng cách điện, cách nhiệt.
- Gioăng làm kín: được làm từ vật liệu cao su, teflon,…Chúng có chức năng làm kín, ngăn không cho lưu chất rò rỉ ra bên ngoài.
- Hệ thống kết nối: được dùng để liên kết van với hệ thống thủy lực.
Nguyên lý hoạt động của van tay gạt thủy lực
Van tay gạt thủy lực có nguyên lý hoạt động đơn giản, vận hành thông qua bộ phận tay gạt.
Khi tay gạt được đẩy về phía trước, làm mở các lỗ trên thân van, dòng lưu chất có thể chảy qua dễ dàng.
Ngược lại, khi tay gạt được kéo về phía sau, các lỗ trên thân van sẽ được bịt kín lại, ngăn chặn dòng chảy của lưu chất.
Hướng dẫn lắp đặt và bảo dưỡng van tay gạt thủy lực đúng cách
Việc lắp đặt và bảo dưỡng van tay gạt thủy lực ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống. Vậy nên chúng cần được thực hiện đúng cách, tuân theo các quy trình kĩ thuật. Như vậy mới có thể kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Hướng dẫn lắp đặt van tay gạt thủy lực
Bước 1: Chuẩn bị
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị lắp đặt như van tay gạt thủy lực, dầu thủy lực, đồng hồ đo áp suất,…
- Kiểm tra van một cách kĩ càng, cẩn thận.
- Vệ sinh van, vị trí lắp đặt sạch sẽ, đảm bảo không có tạp chất ảnh hưởng đến quá trình lắp.
Bước 2: Tiến hành lắp đặt
- Van cần được lắp đặt đúng chiều dòng chảy.
- Kết nối giữa van và hệ thống cần được đảm bảo chắc chắn, lưu chất không thể bị rò rỉ ra ngoài.
Bước 3: Kiểm tra
- Sau khi lắp đặt xong thì cần sử dụng đồng hồ đo áp suất kiểm tra lưu lượng chất bên trong hệ thống. Đảm bảo chúng nằm trong giới hạn cho phép.
- Hoạt động thử hệ thống để kiểm tra mối nối và tình trạng làm việc của van. Quá trình này giúp người vận hành kịp thời phát hiện ra những vấn đề, có biện pháp khắc phục trước khi đưa chúng vào hoạt động chính thức.
Hướng dẫn cách bảo dưỡng van tay gạt thủy lực
Cần lên kế hoạch bảo dưỡng van từ 3 – 6 tháng/lần theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuy nhiên, dựa vào tình trạng hoạt động thực tế của van tay gạt thủy lực mà người vận hành có thể điều chỉnh thời gian bảo trì sao cho phù hợp.
Quy trình bảo dưỡng van tay gạt thủy lực có thể bao gồm các bước sau:
- Vệ sinh, lau chùi các bộ phận, chi tiết của van tay gạt thủy lực sạch sẽ, loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất bị mắc kẹt trong van.
- Bôi trơn, tra mỡ các động cơ, khớp nối, trục van để đảm bảo chúng được vận hành, hoạt động một cách mượt mà, êm ái.
- Kiểm tra tổng quát, chi tiết các bộ phận của van. Nếu phát hiện ra hỏng hóc thì cần tiến hành sửa chữa, thay thế ngay lập tức để kịp với tiến độ công việc.
- Kiểm tra áp suất của hệ thống để chắc chắn nó không vượt quá mức cho phép.
- Khi không cần sử dụng đến van tay gạt thủy lực, thì cần bảo quản chúng ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước hoặc những vị trí có độ ẩm cao.
Địa chỉ cung cấp van tay gạt thủy lực chính hãng, uy tín
Sự đa dạng chủng loại của van tay gạt thủy lực sẽ đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm. Tuy nhiên, không phải quý khách nào cũng có thể nhận biết, lựa chọn cho mình được sản phẩm phù hợp, ưng ý.
Vậy nên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi- công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu rõ về từng loại sản phẩm, chúng tôi cam kết sẽ giới thiệu, tư vấn đến bạn những sản phẩm đem lại hiệu quả hoạt động cao trong hệ thống.
Những ưu đãi khi mua hàng tại XNK HT Việt Nam:
- Sản phẩm van tay gạt thủy lực cam kết là hàng chính hãng, chất lượng cao.
- Mẫu mã đa dạng, thiết kế, kiểu dáng phong phú.
- Nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,…
- Giấy tờ kiểm định, thông số rõ ràng.
- Giao hàng tận nơi, nhanh chóng với chi phí vận chuyển thấp.
- Được tư vấn, hỗ trợ lắp đặt bởi đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm.
- Chiết khấu cao đối với những đơn hàng lớn, khách hàng thân quen.
- Chính sách bảo hành lên đến 12 tháng.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline của công ty để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất.