Trọng lượng, Khối lượng là gì

Đánh giá

Trọng lượng và khối lượng là hai đại lượng quan trọng trong vật lý và chúng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người còn nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Vậy nên, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về 2 đại lượng này.

trong-luong-la-gi

Thông tin chung về trọng lượng, khối lượng

Đầu tiên, hãy cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về hai khái niệm này.

Khái niệm trọng lượng

Trọng lượng là cường độ của trọng lực tác động lên vật đó. Nó là một đại lượng vecto và được đo bằng đơn vị Newton (N) . Bên cạnh đó, trọng lượng của vật còn bị phụ thuộc vào khối lượng và gia tốc của trọng trường.

trong luong la gi 1 1

Khái niệm khối lượng

Khối lượng của vật được hiểu một cách đơn giản là lượng chất cấu thành nên vật đó. Nhờ có đại lượng này mà chúng ta có thể xác định, tính toán được đơn vị của một sản phẩm nào đó. Khối lượng thường được đo bằng đơn vị kg ( kilogram) hoặc gram (g).

khoi luong la gi 1

Đơn vị đo khối lượng và trọng lượng

Mỗi một đại lượng lại có đơn vị đo khác nhau. Dựa vào đơn vị đo này mà chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc xác định, tính toán giá trị mà vật đó mang lại. Vậy nên, ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đơn vị đo của trọng lượng và khối lượng.

Đơn vị đo của trọng lượng

Đơn vị dùng để đo trọng lượng là Newton, kí hiệu là N. Trong hệ SI, thì 1 Newton (N) sẽ tương ứng với lực cần thiết để đẩy, tác động lên một vật có khối lượng là 1 kg (kilogram) với gia tốc là 1 mét trên giây bình phương (m/s²). Ngoài ra, đại lượng này cũng còn được đo bằng đơn vị kgf (kilogram force) hoặc Ib (pound).

bang quy doi don vi trong luong 1

Đơn vị đo của khối lượng

Trong hệ thống đơn vị quốc tế SI, thì khối lượng được đo bằng đơn vị kilogram (kg). Tùy nhiên, tùy vào từng quốc gia và lĩnh vực mà đại lượng này cũng có thể được đo bằng các đơn vị khác như gram (g), tạ, pound (Ib), ounce (oz),…

So sánh khối lượng và trọng lượng

Để giúp quý khách có thể dễ dàng hơn trong việc phân loại hai đại lượng này với nhau, chúng tôi xin được chỉ ra sự khác biệt như sau:

Trọng lượng

Hiểu một cách đơn giản thì trọng lượng là một loại lực. Đó chính là lực hấp dẫn giữa vật và trái đất và chúng có đơn vị đo là N hoặc kgf. Bên cạnh đó thì trọng lượng bị phụ thuộc vào khối lượng và gia tốc trọng trường. Trong khi khối lượng là một đại lượng cố định. Vậy nên lúc này, trọng lượng chỉ còn bị phụ thuộc vào giá trị của gia tốc trọng trường.

Khối lượng

Khối lượng của một vật là số lượng chất tạo nên vật đó. Đại lượng này có đơn vị đo là kilogram (kg). Giá trị của khối lượng không bị thay đổi theo không gian.

Ví dụ: một vật có khối lượng là 100kg thì khi bạn có đặt chúng ở bất kì vị trí nào đi chăng nữa thì giá trị của nó vẫn là 100kg và không bị thay đổi.

Qua cách phân tích trên, chúng ta có thể nhận định rằng khối lượng dùng để chỉ giá trị cân nặng của một vật. Còn trọng lượng dùng để chỉ lực của trái đất tác động lên một vật bất kì.

Hướng dẫn cách tính trọng lượng và khối lượng

Như vậy, vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm của hai đại lượng này. Tuy nhiên, trọng lượng và khối lượng được tính như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi và tham khảo các công thức dưới đây.

Cách tính trọng lượng của một vật

Để tính được trọng lượng của một vật, chúng ta có thể áp dụng công thức sau: F = m x g

Trong đó:

  • F: thể hiện trọng lượng của vật và có đơn vị đo là Newton (N)
  • m: biểu diễn khối lượng của vật được đo bằng đơn bị kilogram (kg)
  • g: Gia tốc trọng trường, đơn vị đo là m/s². Tại mặt tiếp xúc với Trái Đất thì gia tốc trọng trường có giá trị khoảng 9,8 m/s².

Ví dụ: Một vật có khối lượng là 3kg và có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s². Dựa vào công thức trên, chúng ta sẽ tính được trọng lượng của vật đó sẽ là:

F= 3 kg x 9,8 m/s²= 29,4 N

Các tính khối lượng của một vật

Công thức áp dụng khi tính khối lượng của một vật như sau: m = D x V

Trong đó:

  • m: khối lượng của vật thể được đo bằng đơn vị kilogram (kg).
  • D: khối lượng riêng của chất được tính bằng đơn vị kilogram trên mét khối ( kg/m³)
  • V: thể tích của vật và được đo bằng đơn vị mét khối (m³)

Công thức trên chỉ được sử dụng khi vật có hình dạng đều và có khối lượng riêng không thay đổi. Còn đối với những vật thể có hình dạng không đều và khối lượng riêng dễ bị thay đổi thì chúng ta có thể áp dụng các phương pháp khác.

Ngoài ra, khối lượng riêng của vật cũng có thể được tính bằng công thức: d= P/V

Trong đó:

  • d: khối lượng riêng của vật được tính bằng đơn vị Newton trên mét khối ( N/m³ )
  • P: trọng lượng của vật được tính theo đơn vị Newton (N)
  • V: biểu diễn thể tích của vật được tính bằng đơn vị mét khối (m³)

Ứng dụng của trọng lượng, khối lượng

Là một đại lượng, khái niệm cơ bản trong vật lý, trọng lượng, khối lượng được ứng dụng rất nhiều và phổ biến trong thực tiễn.

Ứng dụng của trọng lượng, khối lượng trong đời sống và khoa học

  • Được sử dụng để tính toán tải trọng của các cấu trúc, thiết bị ví dụ như cầu, tàu, cần cẩu, tháp giải nhiệt,…
  • Dùng để thiết kế các thiết bị đồ gia dụng như bàn ghế, giường, tủ quần áo,…
  • Đo lường khối lượng của các vật phẩm, vật liệu xây dựng,…
  • Ứng dụng để nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới.
  • Lĩnh vực y học: dùng để đo cân nặng của bệnh nhân hay theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
  • Nghiên cứu và khám phá vũ trụ.

Ứng dụng của trọng lượng trong ngành sản xuất và ngành van công nghiệp

  • Sử dụng để tính tải trọng của từng loại van công nghiệp. Tải trọng này có thể sẽ ảnh hưởng đến kích thước và cấu trúc của van. Chúng giúp đảm bảo van có thể chịu được tải trọng tối đa trong khi hoạt động, làm việc.
  • Giúp kiểm tra độ chính xác của van công nghiệp. Bởi sau khi được sản xuất xong, van sẽ được đặt lên cân và đo trọng lượng. Việc này giúp đảm bảo van có thể chịu đựng được tải trọng và hoạt động ổn định, hiệu quả bên trong hệ thống.
  • Giúp kiểm tra áp suất của van. Từ đó có thể chắc chắn van chịu được áp suất tối đa là bao nhiêu trong khi vận hành.
  • Đảm bảo quá trình đóng gói và vận chuyển được diễn ra an toàn và thuận tiện hơn.

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm trọng lượng và khối lượng. Đồng thời chỉ rõ sự khác nhau giữa hai đại lượng này cũng như cách tính toán chúng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, sự am hiểu về hai đại lượng này.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và chú ý đến bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *