Bulong inox

Đánh giá

Bulong inox chắc hẳn không còn là phụ kiện xa lạ với chúng ta. Chúng có vai trò quan trọng trong các hệ thống đường ống công nghiệp và các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, do được làm từ chất liệu thép không gỉ nên phụ kiện này có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt.

Xin mời bạn đọc hãy cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về loại phụ kiện bulong inox này nhé.

Tìm hiểu về bulong inox

Trong tiếng anh, bulong inox có tên tiếng anh là stainless steel bolts. Đây là loại phụ kiện được làm từ chất liệu inox 201, inox 304 hoặc inox 316. Chúng có chức năng chính trong việc liên kết các thiết bị, chi tiết lại với nhau, giúp tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.

Ngoài ra, phụ kiện này còn được đánh giá cao về khả năng chống ăn mòn, oxy hóa, và có độ bền tương đối tốt.

bulong-inox

Đặc điểm nổi bật của bulong inox

  • Bề mặt phụ kiện này có độ sáng bóng, giúp đem lại tính thẩm mỹ cao.
  • Đáp ứng được tính chất, điều kiện môi trường nhiệt độ cao.
  • Độ bền cơ học tốt nên có thể chịu đựng được sự tác động từ bên ngoài môi trường.
  • Có thể sử dụng trong linh hoạt các ứng dụng khác nhau, ngay cả trong môi trường hóa chất, hay tiệt trùng,…
  • Có khả năng chống ăn mòn, hoen gỉ tốt.

Cấu tạo và ứng dụng của bulong inox

Cấu tạo của bu lông inox

Loại bu lông inox này được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính:

  • Thân bu lông: được làm từ chất liệu thép không gỉ, dạng hình trụ tròn. Trên thân tiện các khớp nối ren được dùng để liên kết các thiết bị, phụ kiện lại với nhau. Tuy nhiên, thì phần ren này được tiện theo các tiêu chuẩn khác nhau, phù hợp với đa dạng các hệ thống lắp đặt.
  • Phần tán của bu lông: được sản xuất với nhiều hình dáng khác nhau như lục giác chìm đầu bằng, đầu trụ,…Bộ phận này có chức năng giúp bulong được bám sát vào các thiết bị khi thực hiện kết nối.

Ứng dụng của bulong inox

Bu lông inox được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của phụ kiện này:

  • Ngành xây dựng: bu lông inox được sử dụng trong các công trình xây dựng như cầu đường, nhà xưởng, khu công nghiệp,…
  • Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm: đây là một trong những lĩnh vực yêu cầu cao về chất lượng an toàn vệ sinh. Do tính chất của bulong inox không bị han gỉ, đảm bảo được sự an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Chính vì vậy, phụ kiện này được lắp đặt trong các thiết bị chế biến, sản xuất thực phẩm.
  • Ngành công nghiệp hóa chất: là phụ kiện có tính năng chống ăn mòn, oxy hóa tốt, nên chúng cũng được coi là một phần không thể thiếu trong các ứng dụng liên quan đến hóa chất.
  • Ngành hàng hải: bu long được sử dụng trong các ứng dụng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và muối biển.
  • Ngành sản xuất ô tô: bu lông inox được sử dụng để liên kết các bộ phận của ô tô lại với nhau. Từ đó, giúp đem lại độ bền cho xe.
  • Ngành điện tử, thiết bị điện: bu lông inox là phụ kiện tin cậy trong các quy trình lắp ráp thiết bị điện tử, linh kiện điện.
  • Lĩnh vực y tế: do đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh, nên bu lông inox được sử dụng nhiều trong các ngành nghề, lĩnh vực y tế.
  • Ngành van công nghiệp: bu lông inox được sử dụng để liên kết mặt bích của van và đường ống. Từ đó, chúng giúp đảm bảo mối nối được chắc chắn, ngăn chặn tình trạng rò rỉ lưu chất xảy ra.
  • Phụ kiện này còn được sử dụng để liên kết đồng hồ nước với hệ thống đường ống dẫn.

ung-dung-cua-bulong-inox

Đánh giá ưu nhược điểm của bulong inox

Ưu điểm của bulong inox

  • Có khả năng chịu lực tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Là sự lựa chọn lý tưởng trong các môi trường ứng dụng có tính chất khắc nghiệt.
  • Có khả năng chịu đựng được các dòng lưu chất có tính ăn mòn, hóa chất độc hại.
  • Dễ dàng vệ sinh lau chùi.
  • Mẫu mã, thiết kế, kích thước đa dạng, phù hợp với nhiều hệ thống lắp đặt khác nhau.
  • Thiết kế đẹp mắt, đem lại tính thẩm mỹ cao.
  • Chống tĩnh điện, nhiễu điện.

Hạn chế của bu lông inox

  • Khó khăn trong việc thực hiện gia công, sản xuất.
  • Mặc dù có khả năng chống gỉ sét tốt nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì chúng vẫn có thể bị ăn mòn, hoen gỉ.
  • So với những loại bulong thép mạ kẽm, thì bu lông inox có giá thành cao hơn hẳn.

Tiêu chuẩn sản xuất bu lông inox

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất bulong inox, giúp đảm bảo tính thống nhất giữa các sản phẩm. Đồng thời giúp người tiêu dùng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc mua và lựa chọn phụ kiện phù hợp. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này còn giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hệ thống vận hành, hoạt động.

Tiêu chuẩn ISO

Tiêu chuẩn ISO có tên đầy đủ là International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đây là tổ chức được thành lập vào năm 1946 và có trụ sở chính tại Geneve Thụy Sỹ. Các tiêu chuẩn của ISO giúp đảm bảo chất lượng và tính nhất quán giữa các sản phẩm.

Một số tiêu chuẩn ISO liên quan đến bu lông inox:

  • ISO 3506: tiêu chuẩn này giúp xác định được các tính chất cơ học và hóa học của các loại bu lông inox.
  • ISO 4014 và ISO 4017: tiêu chuẩn này đưa ra các tiêu chuẩn chung về bu lông lục giác đầu tròn, và loại bu lông lục giác đầu phẳng.
  • ISO 4762: tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung về bu lông dạng lục giác đầu chìm.

Tiêu chuẩn DIN

Đây là tiêu chuẩn hóa của Đức. Các tiêu chuẩn DIN bao trùm rất nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, xây dựng,…Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này còn là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng tương đối phổ biến trên thế giới hiện nay.

Một số tiêu chuẩn DIN liên quan đến bulong inox:

  • DIN 933: tiêu chuẩn này đưa ra các quy định chung về kích thước, dung sai, tính chất cơ học của các loại bulong dạng lục giác đầu tròn.
  • DIN 912: đưa ra các yêu cầu về chiều dài, đường kính và tính chất cơ học của các loại bulong inox dạng lục giác chìm.
  • Tiêu chuẩn DIN 7380: tiêu chuẩn này đưa ra các quy định chung về bulong dạng lục giác chìm đầu bằng.

Tiêu chuẩn JIS

Tiêu chuẩn JIS ( Japan Industrial Standards) là bộ quy chuẩn có nguồn gốc tại Nhật Bản. Các tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và chất lượng của các sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Dưới đây là các ứng dụng của tiêu chuẩn JIS cho bu lông inox:

  • JIS B 1180: tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung về kích thước, chiều dài và đặc tính cơ học của bulong inox lục giác.

Tiêu chuẩn ANSI ( American National Standards Institute)

Tiêu chuẩn ANSI giúp đảm bảo bu lông inox đáp ứng được yêu cầu về tải trọng cũng như sức bền bỉ trong các điều kiện môi trường ứng dụng khác nhau. Bên cạnh đó, điều này còn giúp đem lại sự thuận tiện trong việc thay thế, bảo dưỡng, lắp đặt.

Các loại bulong inox sử dụng phổ biến hiện nay

Phân loại theo vật liệu sản xuất

Bulong inox 201

Đây là vật liệu có giá thành thấp nhất so với 2 loại inox còn lại. Phụ kiện này phù hợp để sử dụng trong những hệ thống hóa chất nhẹ. Do đó, đối với những môi trường ứng dụng không có tính chất quá phức tạp thì bulong inox 201 sẽ là sự lựa chọn kinh tế phù hợp nhất.

Bulong inox 304

Inox 304 có khả năng chống ăn mòn rất tốt. Do đó, khi phải hoạt động trong môi trường hóa chất, thì loại vật liệu này vẫn có thể đáp ứng hiệu quả. Bên cạnh đó, phụ kiện này có độ bền cơ học tốt, khả năng chịu đựng nhiệt độ cao, cùng với đó là giá thành phải chăng. Điều này đã khiến cho bulong inox 304 được ưa chuộng trong rất nhiều các ứng dụng khác nhau.

bu-long-inox-304

Bulong inox 316

Đây là phụ kiện được sản xuất bởi chất liệu thép không gỉ cao cấp nhất hiện nay. Một số đặc tính nổi bật của bulong inox 316:

  • Khả năng chống ăn mòn vượt trội, ngay cả khi phải tiếp xúc với môi trường muối, hóa chất. Do đó, đối với những ứng dụng ngoài trời hay các hệ thống công nghiệp hóa chất, thì sản phẩm này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
  • Được đánh giá cao về khả năng chịu lực tốt. Vì vậy, chúng có thể duy trì độ bền trong các môi trường có điều kiện hoạt động khác nhau, thậm chí đó là hệ thống có nhiệt độ cao.
  • Được sử dụng nhiều trong các hệ thống như xây dựng, ngành công nghiệp máy móc, đóng tàu, công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm,…

Phân loại theo kiểu dáng thiết kế

Bulong inox lục giác trong 

Loại bulong này được thiết kế với phần đầu lục giác thu gọn vào bên trong. Phần thân của chúng được tiện các vòng ren. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn ren phổ biến nhất hiện nay đó là tiêu chuẩn ren hệ mét.

Bulong inox lục giác ngoài 

Đây là loại bulong được sử dụng tương đối phổ biến trên thị trường hiện nay. Khi đó, phần đầu lục giác sẽ được thiết kế nằm lộ hẳn rõ ra phía bên ngoài. Với kiểu dáng thiết kế như vậy, giúp người sử dụng có thể dễ dàng tháo lắp linh hoạt.

Bulong loại này được chia làm hai dạng chính. Đó là:

  • Bu lông inox lục giác ngoài ren suốt: toàn bộ phần thân của bu lông được tiện các vòng ren.
  • Bulông inox lục giác ngoài ren lửng: các vòng ren chỉ được tiện ở một phần nhất định của bu lông.

Bulong inox lục giá ngoài thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp xây dựng, chế tạo máy móc, hay hệ thống lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử,…

Bulong inox tai hồng 

Loại bu lông này hay còn được gọi là bu lông inox tai chuồn. Được gọi với cái tên như vậy là do phần đầu bulong được thiết kế giống hình dáng của cánh chuồn. Kiểu thiết kế này cho phép chúng ta có thể sử dụng tay để siết chặt, tháo rời mà không cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ khác.

Bulong inox mắt

Phần đầu của bulong được thiết kế dạng hình tròn, có đục lỗ xuyên tâm. Từ đó, người sử dụng có thể dễ dàng treo móc các đồ vật như cáp, dây thừng,…Với độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, bulong inox mắt giúp đảm bảo được tính an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

bulong inox mat 2

Bulong inox liền long đen 

Loại bu lông này được thiết kế theo dạng liền vành, từ đó giúp tăng độ bền và khả năng chịu lực cho phụ kiện. Một trong những ưu điểm nổi bật của loại bu lông này, đó là  bề mặt của chúng được xi một lớp mạ đen. Điều này càng giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn, oxy hóa của bu lông. Đồng thời, đảm bảo chúng có thể hoạt động ổn định trước sự tác động khắc nghiệt của môi trường bên ngoài.

bulong inox long den

Ngoài ra, thì vẫn còn có một số loại bulong khác như:

  • Bulong inox M12
  • Bu lông inox 304 M16
  • Bulong inox M10
  • Bulong inox a2-70

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và bảo quản bulong inox

Cách lựa chọn bulong inox

Các tiêu chí chúng ta cần lưu ý khi lựa chọn bulong inox:

  • Trước tiên cần xác định chính xác về kích thước, độ dài cần lắp đặt. Sau đó, căn cứ vào đây để lựa chọn size bu lông tương ứng.
  • Tìm hiểu và xác định rõ về tính chất, môi trường làm việc của hệ thống ứng dụng. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được chất liệu inox phù hợp.
  • Chủng loại của bu lông inox cũng tương đối đa dạng. Vậy nên, bạn cũng cần cân nhắc để lựa chọn được sản phẩm thích hợp.
  • Cần tính toán số lượng bu lông inox cần thiết để tránh mua lãng phí.

Lưu ý khi bảo quản bu lông inox

  • Trong khi lắp đặt, thì cần lưu ý sử dụng lực vừa đủ để tránh làm nứt vỡ các vòng ren.
  • Cần thực hiện bảo dưỡng bulong theo định kỳ để đảm bảo độ bền của sản phẩm.
  • Nên bảo quản bulong inox ở những nơi có không gian khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với lưu chất có nồng độ ăn mòn cao.
  • Sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng để lau chùi, vệ sinh bulong thường xuyên.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích về phụ kiện bu lông inox. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *