Đơn vị đo lường được xem là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá, xác định chính xác về giá trị của các đại lượng. Đồng thời giúp chúng ta so sánh được mối quan hệ tương quan giữa các đại lượng với nhau. Và để có thể hiểu rõ hơn về đơn vị đo lường thì xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về đơn vị đo lường
Đơn vị đo lường hay còn được gọi là đơn vị đo. Đây là đơn vị được dùng để đo lường giá trị của các đại lượng vật lý, hóa học bao gồm độ dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, áp suất,…Mỗi một đơn vị đo lại có tên gọi và ký hiệu riêng. Ví dụ, để đo được chiều dài vật thể, chúng ta có thể sử dụng đơn vị mét (m); kilogram (kg) dùng để đo khối lượng, giây (s) dùng để đo thời gian,…
Việc sử dụng đúng đơn vị đo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp chúng ta có thể so sánh và đánh giá chính xác về giá trị của các đại lượng khác nhau.
Công dụng của đơn vị đo
- Giúp đo lường và đánh giá chính xác về giá trị của các đại lượng.
- Đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của các kết quả đo lường.
- Giúp quá trình trao đổi thông tin, thực hiện giao dịch thương mại trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.
- Quá trình thực hiện đo lường được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Các đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến hiện nay
Các đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
Đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài được dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm trong không gian và thường được áp dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, khoa học, kỹ thuật, địa lý,…
Trong hệ thống đơn vị Quốc tế (SI), đơn vị đo độ dài bao gồm:
- Đơn vị đo độ dài ki -lô- mét( km): đây là đơn vị đo độ dài lớn nhất và gấp 1000 lần so với mét.
- Đơn vị đo độ dài héc -tô- mét (hm): đơn vị này lớn gấp 100 lần so với mét.
- Đơn vị đo độ dài Đề-ca-mét (dam): đơn vị này lớn gấp 10 lần so với mét.
- Đơn vị đo độ dài mét (m): là đơn vị đo lường cơ bản trong hệ SI.
- Đơn vị đo độ dài Đề-xi -mét (dm): đơn vị này nhỏ bằng 1/10 lần so với mét.
- Đơn vị đo độ dài xen-ti-mét (cm): đơn vị này nhỏ bằng 1/100 lần so với mét.
- Đơn vị đo độ dài Mi-li-mét (mm): đơn vị này nhỏ bằng 1/1000 lần so với mét.
Ngoài ra, đối với những đối tượng, vật thể có kích thước nhỏ hơn thì chúng ta cũng có thể sử dụng các đơn vị như:
- Micromet (µm) : đơn bị này bằng 10−6 m.
- Nanomet (nm): đơn vị này bằng 10−9 m.
- Picomet (pm): đơn vị này bằng 10−12 m.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong hệ đo lường SI thì có rất nhiều đơn vị được dùng để đo độ dài. Vậy nên, tùy vào mục đích sử dụng, mà chúng ta có thể cân nhắc để lựa chọn được đơn vị đo độ dài phù hợp.
Đơn vị đo thời gian
Đơn vị đo thời gian cho biết khoảng thời gian cần thiết để thực hiện một quá trình nhất định. Các đơn vị đo thời gian được quy định trong hệ thống SI bao gồm:
- Giây (s): đây là đơn vị đo lường phổ biến và cơ bản trong hệ thống SI. Thông thường, đơn vị này hay được dùng để tính khoảng thời gian cần thiết cho một chu kỳ dao động của điện từ trong viễn thông.
- Phút (min): đơn vị này thường được dùng để đo thời gian của các hoạt động hàng ngày. 1 phút sẽ tương đương với 60 giây.
- Giờ ( h): thường dùng để đo thời gian của các sự kiện hoặc các hoạt động. 1 giờ tương đương với 60 phút.
- Ngày (d): dùng để đo số lượng ngày trong tháng hoặc năm. 1 ngày tương đương với 24 giờ.
- Tuần (wk): dùng để tính số lượng tuần trong tháng hoặc năm. 1 tuần tương đương với 7 ngày.
- Tháng (mo): dùng để đo lường số lượng tháng trong năm.
- Năm (yr): dùng để đo lường số năm. 1 năm sẽ tương ứng với 12 tháng.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, cũng sử dụng các đơn vị đo thời gian khác như mli giây (ms) hay micro giây (μs), nanosecond (ns), picosecond (ps),…
Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng được dùng để xác định cân nặng của các vật thể. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng so sánh, đánh giá sự nặng nhẹ giữa các đối tượng có cùng một đơn vị đo. Một số đơn vị đo khối lượng phổ biến hiện nay:
- Gram (g): đây là đơn vị đo khối lượng cơ bản trong hệ thống SI.
- Ki- lô-gram (kg): đơn vị này thường được dùng để đo khối lượng của những đối tượng như động vật, con người, van bướm, van cầu,…Và 1 kg thì sẽ tương ứng với 1000g.
- Mi- li- gram (mg): đơn vị này thường chỉ hay được dùng để đo khối lượng trong lĩnh vực y tế, công nghệ sinh học,..
- Tạ: thường được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất.
- Yến: đơn vị này thường được dùng để đo lường khối lượng của các ngành thực phẩm như gia vị, rau củ, trà,…
- Tấn: thường dùng để đo khối lượng của những vật thể nặng như hàng hóa. 1 tấn = 10 tạ= 100 yến=1000kg.
Đơn vị đo áp suất
Đơn vị này được dùng để đo áp suất, áp lực của chất lỏng hoặc chất khí. Các đơn vị đo lường áp suất bao gồm:
- Pascal ( Pa): là đơn vị đo áp suất cơ bản trong hệ SI.
- Bar : thường được dùng trong ngành công nghiệp và kỹ thuật.
- Pound per square inch (psi)
- Atmosphere (atm): dùng để đo áp suất khí quyển.
- Millimeter of mercury (mmHg): thường được dùng để đo huyết áp trong ngành y học.
- Pound trên inch vuông ( lbf/in2): đơn vị này thường được áp dụng trong ngành hàng không.
Đơn vị đo nhiệt độ
Đơn vị này được dùng để xác định mức nhiệt độ của các vật thể hoặc chất lỏng. Đơn vị dùng để đo nhiệt độ bao gồm:
- Độ Celsius (°C): đây là đơn vị được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
- Độ Fahrenheit (°F): đơn vị này thường chỉ được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada và tại một số quốc gia khác sử dụng hệ đo Imperial.
- Độ Kelvin (K): là đơn vị đo lường cơ bản trong hệ SI.
Đơn vị đo thể tích
Đơn vị thể tích thường được dùng để đo dung tích của một chất lỏng hoặc khí trong không gian. Các đơn vị đo thể tích thường hay dùng bao gồm:
- Lít (l): đây là đơn vị đo thông dụng và được dùng ở nhiều quốc gia.
- Mét khối ( m³): là đơn vị đo thể tích cơ bản trong hệ SI.
- Mililit (ml): thường được áp dụng để đo thể tích nhỏ. 1ml tương đương với 1 phần triệu của mét khối.
Ngoài ba đơn vị trên, thì cũng có một số đơn vị được dùng để đo thể tích khác như centimet khối (cm³), feet khối (ft³), gallon (gal),..
Đơn vị đo diện tích
Đơn vị này được dùng để đo diện tích của một khu vực, không gian cụ thể. Đơn vị đo của diện tích bao gồm: mét vuông (m²), hecta (ha), ki- lô-mét vuông (km²), feet vuông (ft²), inch vuông (in²),…
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thực hiện quy đổi đơn vị đo diện tích như sau:
- 1 km² = 1.000.000 m².
- 1 hm²= 10.000 m².
- 1dam²= 100 m².
- 1 cm²= 0,0001 m².
- 1mm²= 0,000001 m².
Các hệ thống đơn vị đo lường
Hiện nay trên thế giới, các hệ thống đo lường được áp dụng rộng rãi bao gồm hệ đo lường quốc tế SI, hệ đo lường Anh, hệ đo lường Mỹ và hệ metric.
Hệ đo lường quốc tế SI
Hệ đo lường quốc tế SI là hệ thống các đơn vị đo lường được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Trên thực tế, thì hệ đo lường SI có nguồn gốc từ hệ metric. Tuy nhiên, thì không phải tất cả các đơn vị đo lường có trong hệ Metric đều nằm trong tiêu chuẩn của hệ SI.
Trong hệ đo lường SI, thì có 7 đơn vị được sử dụng chủ yếu để quy chuẩn và đổi sang các đơn vị khác. Bao gồm mét (m), ki -lo- gram (kg), giây (s), mole (mol), candela ( cd), Kevin (K) và Ampe (A).
Nhìn chung thì đây là hệ đo lường được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới như khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dục,…
Hệ Metric
Đây là hệ đo lường được kế thừa từ hệ thống thập phân. Chính vì điều này nên các đơn vị trong hệ Metric có cùng thuộc tính sẽ rất dễ dàng chuyển đổi bằng cách di chuyển dấu phẩy thập phân.
Hệ đo lường Anh
Hệ đo lường này thường được sử dụng chủ yếu tại Anh. Các đơn vị phổ biến thường được dùng như đơn vị đo chiều dài: foot, inch, chard, mile; đơn vị đo khối lượng: pound, ton; đơn vị đo thể tích: gallon, quart.
Hệ đo lường Mỹ
Hệ đo lường Mỹ thường được dùng chủ yếu ở Hoa Kỳ và các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên thì Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng hai hệ đo lường song song là hệ đo lường Mỹ và hệ đo lường quốc tế SI. Các đơn vị thường được sử dụng như inch, foot, yard, mile, pound,…
Ứng dụng của các đơn vị đo trong thực tiễn cuộc sống
Đơn vị đo lường được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, y tế,…Dưới đây sẽ là những ứng dụng phổ biến của các đơn vị đo lường:
Ứng dụng của đơn vị đo độ dài
- Ngành xây dựng: đơn vị độ dài được sử dụng để đo kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của các vật liệu, ống dẫn, công trình xây dựng,…
- Lĩnh vực địa lý, khoa học: đơn vị đo độ dài được dùng để đo khoảng cách giữa hai địa điểm cố định, hay đo chiều cao của núi, chiều dài của sông, suối,…
- Lĩnh vực thể thao: đơn vị độ dài được sử dụng để đo khoảng cách trong các môn thể thao như điền kinh, bơi lội, đua xe,…
- Ngành thiết kế nội thất: đơn vị đo độ dài được dùng để đo kích thước của các vật dụng như bàn, ghế, tủ,…
- Ngành van công nghiệp: dùng để đo kích thước đường kính của các loại van công nghiệp. Từ đó, dựa vào kích thước này, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn được dòng van phù hợp với hệ thống ứng dụng của mình.
Ứng dụng của đơn vị đo thời gian
- Công nghiệp sản xuất: đơn vị này được sử dụng để tính thời gian hoạt động của các thiết bị, máy móc trong hệ thống. Nhờ vậy, giúp kiểm soát và đảm bảo quá trình vận hành hệ thống được diễn ra hiệu quả, đem lại năng suất cao.
- Lĩnh vực vận chuyển: đơn vị này được dùng để xác định thời gian giao hàng, giúp kiểm soát quá trình vận chuyển.
- Thể thao: đơn vị được dùng để tính khoảng thời gian mà các vận động viên đến đích trong các môn thể thao như điền kinh, bơi lội, đua xe,…
- Ngành van công nghiệp: đối với các dòng van điều khiển khí nén, điều khiển điện, đơn vị này cho biết thời gian cần thiết để van hoàn thành chu trình đóng, mở.
Ứng dụng của đơn vị khối lượng
- Ngành thực phẩm: đơn vị được dùng để đo khối lượng, cân nặng của các thực phẩm như gạo, rau, thịt, cá,…Từ đó, đem lại sự thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch thương mại.
- Đơn vị này dùng để đo trọng lượng, cân nặng của con người. Qua đó, có thể dễ dàng đánh giá được tình trạng sức khỏe.
- Vận chuyển: đơn vị khối lượng dùng để xác định được trọng lượng của các loại hàng hóa gửi đi. Từ đó, dựa vào thông số này để tính toán chính xác về chi phí cần bỏ ra để vận chuyển hàng hóa đó.
Ứng dụng của đơn vị đo áp suất
- Ngành cơ khí: dùng để đo áp suất các thiết bị máy móc như động cơ, hệ thống làm mát,…
- Trong các thiết bị đồng hồ đo áp suất: đơn vị này dùng để cung cấp thông tin về tình trạng áp suất bên trong các hệ thống hoạt động. Từ đó, giúp người vận hành có thể kiếm soát và có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế tình trạng quá tải áp xảy ra, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống.
- Ngành hàng không: đơn vị này được dùng trong các hệ thống điều khiển áp suất của phi cơ, máy bay,…
Ứng dụng của đơn vị đo nhiệt độ
- Dùng để đo nhiệt độ cơ thể con người. Dựa vào thông tin này, chúng ta có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe.
- Ngành công nghiệp sản xuất: dùng để kiểm soát nhiệt độ trong các quy trình sản suất và bảo quản.
- Đo lường, dự đoán nhiệt độ thời tiết.
- Ngành van công nghiệp: đo nhiệt độ hoạt động bên trong các hệ thống. Qua đó, giúp người vận hành dễ dàng theo dõi, giám sát, đảm bảo sự an toàn trong các hệ thống.
Ứng dụng đơn vị thể tích
- Đo thể tích của chất lỏng có trong bể chứa, dung tích nước đóng chai,…
- Giao thông vận tải: dùng để tính dung tích xăng của các phương tiện như tàu, ô tô, xe máy,…
- Ngành khoa học, công nghệ: đơn vị này được dùng để tính thể tích của các chất lỏng, khí,…
- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: dùng để xác định dung tích đóng chai cần thiết của nước ngọt, bia, rượu,….
Ứng dụng đơn vị đo diện tích
- Ngành xây dựng: dùng để đo diện tích xây nhà, chung cư,…
- Ngành nông nghiệp: đo lường diện tích đất trồng, đất canh tác,…
- Kinh doanh thương mại: tính diện tích cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,…
- Ngành khai thác địa chất: dùng để đo diện tích các mỏ khoáng sản, khu vực đất đai,…
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng đơn vị đo lường đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp, lĩnh vực khác. Nhờ có các đơn vị đo mà chúng ta mới có thể tính toán chính xác, đem lại hiệu quả cao trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, y tế,…
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp quý bạn đọc có thêm kiến thức và áp dụng những đơn vị đo này một cách hiệu quả và chính xác nhất.
Xin cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.