Khớp nối trục motor có tên gọi khác là khớp nối trục động cơ. Thiết bị này ngày nay được sản xuất ra với rất nhiều mẫu mã, kích thước, kiểu dáng đa dạng. Vậy nên, bài viết này sẽ giúp quý khách có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt được các loại khớp nối trục motor với nhau. Mời quý bạn đọc cùng theo chân chúng tôi.
Tìm hiểu khớp nối trục motor
Khớp nối trục motor có tên tiếng anh là Motor shaft coupling. Đây là thiết bị được dùng để nối trục của động cơ với trục của hệ thống truyền động như motor điều khiển, động cơ thủy lực, động cơ máy bơm,…Bên cạnh đó, chúng còn giúp truyền lực xoắn giữa hai bộ phận truyền động với nhau. Đồng thời, giúp ngăn ngừa tình trạng quá tải, bù trừ sai lệch tâm, giảm tải trọng lên động cơ. Nhờ vậy, hệ thống có thể hoạt động trơn tru, hiệu quả, đem lại năng suất cao.
Ứng dụng của khớp nối trục motor
Với những tính năng nổi bật như đã kể trên, khớp nối trục motor thường được đưa vào sử dụng trong các ứng dụng:
- Thiết bị máy móc công nghiệp như máy bơm, máy nén khí, máy phát điện,…
- Hệ thống truyền động tại các nhà máy sản xuất.
- Các thiết bị dân dụng như máy giặt, quạt,…
- Hệ thống khai thác than đá, sản xuất xi măng hay sản xuất vải dệt,…
- Các động cơ máy móc như máy đẩy, máy xúc, máy cẩu,…
- Hệ thống nồi hơi, lò hơi.
- Dây truyền sản xuất tự động, sản xuất tàu thuyền, máy bay,…
Các loại khớp nối trục motor phổ biến hiện nay
Tiếp theo đây, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn các loại khớp nối trục động cơ được sử dụng phổ biến hiện nay.
Khớp nối trục cứng động cơ
Loại khớp nối này còn có cách gọi khác là khớp nối trục chặt. Thông thường, chúng hay được làm từ các vật liệu như thép, gang, nhôm,…Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết cố định hai động cơ lại với nhau. Bên cạnh khả năng truyền momen xoắn, thiết bị này còn có thể truyền momen uốn và lực dọc trục.
Tuy nhiên thì khớp nối trục cứng động cơ bị giới hạn về kích thước nên chúng chỉ được lắp đặt trong các trục có đường kính không quá lớn.
Khớp nối mềm động cơ
Thiết bị này có tên tiếng anh là Motor soft shaft coupling. Khớp nối dạng này cho phép động cơ di chuyển một chút, giúp bù trừ sai lệch, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, thiết bị này còn có khả năng chống va đập, giảm sự rung lắc trong quá trình hoạt động.
Khớp nối răng động cơ
Thiết bị này thường sử dụng bánh răng để liên kết trục động cơ và hệ thống truyền động. Thông thường, chúng hay được sử dụng trong các ứng dụng có kích thước và tải trọng lớn.
Khớp nối cardan
Loại khớp nối này thường được lắp đặt trong các thiết bị có khoảng cách xa nhau hoặc trong các hệ thống không cố định, luôn có sự thay đổi về khoảng cách và vị trí.
Khớp nối lò xo động cơ
Khớp nối này giúp giảm tải trọng, hạn chế tiếng ồn, rung lắc trong quá trình hệ thống làm việc. Do đó, thiết bị này thường được ứng dụng trong các máy móc như máy bơm, máy nghiền, máy khí nén,…
Khớp nối bulong
Khớp nối loại này thường sử dụng bulong để liên kết các thiết bị lại với nhau. Với kiểu thiết kế này cho phép người sử dụng dễ dàng thực hiện tháo, lắp và bảo dưỡng.
Khớp nối nhôm
Đây là loại khớp nối được làm từ chất liệu nhôm nên có độ bền tương đối cao.
Khớp nối xích
Loại khớp nối này là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Do được làm bằng hợp kim nhôm nên chúng được đánh giá có độ bền cao, chắc chắn, có khả năng chịu được áp lực và nhiệt độ tương đối lớn.
Khớp nối đĩa thép đàn hồi
Thiết bị này có tính năng nổi trội như khả năng bù trừ sai lệch tâm và giảm thiểu sự rung lắc, giúp hệ thống hoạt động ổn định và đem lại hiệu quả cao.
Ưu nhược điểm của khớp nối trục motor
Những ưu nhược điểm của khớp nối trục motor bao gồm:
Ưu điểm của khớp nối trục motor
- Thiết kế với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng nên có thể linh hoạt ứng dụng trong các hệ thống.
- Cấu tạo khớp nối đơn giản nên có thể nhanh chóng, dễ dàng kết nối trục với các thiết bị trong hệ thống.
- Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, giảm tình trạng rung lắc, phát ra tiếng ồn.
- Giảm tải trọng và bù trừ sai lệch tâm.
Nhược điểm của khớp nối trục motor
- Giá thành tương đối cao.
- Cần phải chọn đúng loại khớp nối trục motor phù hợp thì hệ thống mới có thể hoạt động hiệu quả, ổn định.
Những lưu ý liên quan đến khớp nối trục motor
Lưu ý khi lựa chọn khớp nối trục motor
Để có thể chọn mua được loại khớp nối trục motor phù hợp với hệ thống thì bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Tải trọng: bạn nên lựa chọn những loại khớp nối trục động cơ có khả năng truyền tải đủ lực xoắn, đáp ứng được tải trọng của hệ thống truyền động.
- Tốc độ quay của khớp nối trục: bạn nên chọn những loại Motor shaft coupling đảm bảo rằng tại tốc độ quay tối đa của chúng sẽ không gây ra các vấn đề như rung lắc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị.
- Công suất của động cơ: chọn những dòng khớp nối có khả năng truyền tải đủ công suất từ động cơ đến trục đầu ra.
- Kích thước trục: khớp nối trục động cơ cần có kích thước và kiểu dáng tương thích với hệ thống. Như vậy mới có thể làm việc hiệu quả được.
- Nhà cung cấp: nên chọn mua Motor shaft coupling tại những đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo sản phẩm là hàng chính hãng, chất lượng.
Lắp đặt khớp nối trục motor
Việc lắp đặt khớp nối trục motor cần được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, như vậy mới đảm bảo được chất lượng hoạt động.
Quy trình này bao gồm các bước cơ bản sau:
- Xác định vị trí lắp đặt trên hệ thống. Sau đó, tiến hành vệ sinh.
- Tiến hành lắp đặt khớp nối trục động cơ vào đúng vị trí và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thực hiện cố định khớp nối bằng bulong hoặc chốt vặn.
- Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra và điều chỉnh, đảm bảo độ lệch tâm, khả năng hoạt động hiệu quả của hệ thống.
Quá trình lắp đặt Motor shaft coupling cần được thực hiện đúng cách là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của hệ thống. Do vậy, việc lắp đặt này cần được thực hiện bởi những người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm.
Kiểm tra và bảo dưỡng khớp nối trục motor
Khớp nối trục motor cần được bảo dưỡng định kì để không làm ảnh hưởng, gây gián đoạn đến hiệu suất làm việc của hệ thống. Quy trình bảo dưỡng này bao gồm các bước sau:
- Quan sát và kiểm tra tình trạng bên ngoài của trục khớp nối động cơ xem chúng có dấu hiệu bị mài mòn hay hỏng hóc gì không. Nếu có thì cần thực hiện thay thế ngay.
- Kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo độ lệch tâm, độ nghiêng của thiết bị nằm trong giới hạn cho phép.
- Kiểm tra mối nối giữa trục và các thiết bị khác, đảm bảo liên kết được chắc chắn. Nếu chúng bị lới lỏng thì cần siết chặt lại.
Tổng kết
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng khớp nối trục motor là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong các hệ thống truyền động. Nhờ có chúng mà hệ thống mới được hoạt động ổn định, hiệu quả, giúp giảm tải trọng và hạn chế tình trạng rung lắc trong khi làm việc.
Do vậy để Motor shaft coupling có thể hoạt động năng suất trong hệ thống ứng dụng thì bạn cần lựa chọn, lắp đặt và bảo dưỡng chúng đúng cách.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, sự hiểu biết để sử dụng được loại khớp nối trục motor phù hợp, đảm bảo chất lượng, công suất làm việc.
Cuối cùng, xin cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi đến bài viết của chúng tôi.