Bất kỳ các thiết bị nào cũng vậy không chỉ riêng van điện từ, sau khi hoạt động một thời gian, chúng đều sẽ xảy ra các vấn đề hỏng hóc, sự cố, trục trặc. Vậy những lỗi thường gặp phổ biến ở van điện từ là gì? Cách sửa chữa, khắc phục sự cố ở van như thế nào?
Những thắc mắc này của quý khách sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài dưới đây. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Tìm hiểu về van điện từ
Van điện từ còn được biết đến với cái tên tiếng anh là Solenoid Valve. Để van có thể vận hành hoạt động được thì chúng ta cần phải sử dụng một nguồn điện áp ổn định có thể là 24V hoặc 220V. Solenoid valve có chức năng chính trong việc chuyển đổi điện năng thành từ trường, giúp điều khiển trạng thái đóng, mở và kiểm soát lưu lượng dòng chảy chất.
Bên cạnh đó, van điện từ được đánh giá là một trong những thiết bị có khả năng thực hiện đóng, mở nhanh chóng, tiêu tốn ít năng lượng sử dụng và hoạt động tương đối ổn định. Ngoài ra, vật liệu chế tạo van cũng rất phong phú bao gồm inox, đồng, gang, nhựa,…Với những ưu điểm nổi bật như vậy, van điện từ có thể ứng dụng trong đa dạng các môi trường hoạt động khác nhau.
Các lỗi thường gặp ở van điện từ và cách khắc phục
Ở phần này, chúng tôi xin được tổng hợp những lỗi thường gặp nhất ở van điện từ cũng như các biện pháp để khắc phục sự cố đó.
Van điện từ không mở
Đây là một trong những lỗi rất phổ biến ở solenoid valve. Các nguyên nhân chính có thể khiến cho van điện từ không mở bao gồm:
- Van chưa được kết nối với nguồn điện áp.
- Điện áp sử dụng không phù hợp với yêu cầu của van.
- Cuộn dây coil của van bị đứt.
- Áp lực chất lỏng đi qua van không nằm trong mức từ 0,35 bar đến 0,5 bar. Điều này khiến van không hoạt động.
- Trong dòng chảy có vướng các tạp chất, khiến van bị kẹt, tắc nghẽn.
- Môi trường hoạt động của hệ thống không phù hợp với tính chất của van.
Cách sửa van điện từ không mở
Trước tiên, chúng ta cần kiểm tra tổng thể để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng van không mở. Nếu tình trạng này bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân trên thì chúng ta có thể khắc phục như sau:
- Cấp nguồn điện áp phù hợp, ổn định cho van điện từ. Đảm bảo điện áp sử dụng có thể kích hoạt van làm việc.
- Đối với cuộn dây coil bị đứt, cháy thì cần hàn nối chúng lại hoặc thay thế dây coil điện mới.
- Đảm bảo áp lực lưu lượng chất bên trong đường ống luôn nằm trong khoảng mức 0,35 bar đến 0,5 bar.
- Vệ sinh van và đường ống thường xuyên. Đối với những hệ thống có lẫn nhiều tạp chất thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng kết hợp thêm lọc y.
- Cân nhắc và lựa chọn dòng van điện từ phù hợp với hệ thống ứng dụng. Ví dụ, đối với môi trường làm việc yêu cầu thời gian đóng van nhiều hơn thì bạn nên sử dụng loại van điện từ thường đóng. Ngược lại, nếu hệ thống cần thời gian mở nhiều hơn thì ưu tiên sử dụng van điện từ thường mở.
- Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, solenoid valve chỉ nên hoạt động liên tục từ 2 đến 4 giờ. Vậy nên, bạn cần cân nhắc, điều chỉnh để van không bị làm việc quá tải, hạn chế gây cháy nổ.
Van điện từ không đóng hoàn toàn
Một số nguyên nhân khiến cho van điện từ không đóng hoàn toàn như:
- Đĩa van, gioăng làm kín bị mài mòn, hỏng hóc.
- Do chênh lệch áp suất, công suất của cuộn dây điện từ không đáp ứng được yêu cầu hoạt động.
- Van bị kẹt vướng tạp chất.
- Chất lượng đàn hồi của lò xo bị giảm.
Cách khắc phục
Bạn cần kiểm tra toàn bộ hệ thống dây dẫn điện, và xem xét kĩ lưỡng các chi tiết bên trong thân van. Ngoài ra, các biện pháp có thể áp dụng khi van gặp sự cố trên bao gồm:
- Thay thế gioăng làm kín mới (nếu cần thiết).
- Chọn mua van điện từ đáp ứng được các yêu cầu hoạt động của hệ thống.
- Thường xuyên thực hiện vệ sinh van để chắc chắn không có bất kì tạp chất nào có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của van.
- Thay thế lò xo mới cho van điện từ.
Van điện từ bị kêu
Van điện từ khi hoạt động bình thường thì sẽ có tiếng kêu tương đối nhỏ và êm. Thậm chí có một số loại van điện từ gần như không phát ra âm thanh gì khi vận hành. Tuy nhiên, khi bạn nghe thấy tiếng kêu lớn, thì rất có thể van đang gặp một trong những nguyên nhân chính sau:
- Đai ốc trên cuộn dây điện coil bị lỏng.
- Độ dao động của điện áp thấp hơn hoặc vượt quá phạm vi cho phép.
- Bề mặt của piston bị vướng tạp chất.
Các biện pháp khắc phục
- Dùng lực vừa đủ để siết chặt lại đai ốc trên cuộn dây coil.
- Điều chỉnh lại mức điện áp sao cho phù hợp.
- Vệ sinh bề mặt piston để loại bỏ rác bẩn.
Van điện từ bị rò rỉ lưu chất
Khi van điện từ bị rò rỉ lưu chất, chúng sẽ ảnh hưởng đến chu trình đóng, mở của van cũng như làm mài mòn đến các chi tiết khác bên trong thân.
Nguyên nhân khiến van bị rò rỉ:
- Phần gioăng làm kín bị mài mòn.
- Chất lượng đàn hồi của lò xo kém.
- Mối nối giữa van và đường ống không được đảm bảo.
Giải pháp khắc phục
- Thay thế lò xo và gioăng làm kín mới.
- Siết chặt lại mối nối. Tuy nhiên cần sử dụng lực vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến các bộ phận, chi tiết khác.
Cuộn dây coil có vấn đề
Trong quá trình sử dụng van, cuộn dây coil có thể bị đứt, cháy, hoặc thậm chí là không hoạt động dù đã được cấp nguồn điện. Tình trạng này có thể xảy ra do một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Đoản mạch.
- Nguồn điện áp sử dụng không đúng.
- Nhiệt độ môi trường làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến cuộn dây điện từ.
Biện pháp
- Thiết kế nắp chụp để bảo vệ van khỏi những tác động, ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra thì nên lắp đặt van ở những vị trí mát hoặc tăng cường thông gió xung quanh van và cuộn dây coil.
- Cuộn dây coil và nguồn điện áp cần đảm bảo phải tương thích và phù hợp với nhau.
Kết luận
Van điện từ giúp cho hệ thống được hoạt động chính xác, hiệu quả và đem lại năng suất cao. Vậy nên, để có thể duy trì khả năng làm việc ổn định, hạn chế xảy ra tình trạng hỏng hóc thì bạn cần thực hiện bảo dưỡng van thường xuyên, theo định kỳ. Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện bởi những chuyên gia, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn về lĩnh vực này.
Quy trình thực hiện bảo dưỡng van điện từ:
- Trước khi thực hiện bảo dưỡng thì cần ngắt nguồn điện và giảm áp suất của hệ thống. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn cho hệ thống và người vận hành.
- Vệ sinh sạch sẽ van để loại bỏ tạp chất, cặn bẩn.
- Sử dụng cờ lê, tua vít để mở các bu lông, ốc vít, tháo rời nắp van và thân van. Sau đó, tiến hành kiểm tra các bộ phận bên trong bao gồm trục van, màng van, lò xo, giăng làm kín,…
- Trong trường hợp màng van bị phồng rộp hư hỏng; gioăng làm kín bị rách hay lò xo bị mài mòn, đứt gãy, mất độ đàn hồi thì cần tiến hành thay thế phụ kiện mới.
- Sau đó, tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các chi tiết một lần nữa. Rồi thực hiện lắp đặt van về vị trí ban đầu.
- Theo dõi chất lượng hoạt động của van sau khi thực hiện bảo dưỡng. Cần đảm bảo chúng làm việc ổn định trước khi đưa trở lại hệ thống.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, sự hiểu biết và áp dụng chúng một cách hiệu quả.
Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ thêm thì vui lòng liên hệ tới công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam. Chúng tôi rất mong được nhận những ý kiến đóng góp và phản hồi từ quý khách.
Xin trân thành cảm ơn!