Tiêu chuẩn ANSI

Đánh giá

Tiêu chuẩn ANSI là hệ thống quy chuẩn toàn diện, giúp đảm bảo chất lượng, sự an toàn và tính tin cậy trong quá trình sản xuất. Đây là một trong những tiêu chuẩn được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về tiêu chuẩn ANSI, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Tiêu chuẩn ANSI là gì

Tiêu chuẩn ANSI có tên đầy đủ là American National Standards Institute – Viện tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ. ANSI là một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm quản lý và giám sát sự phát triển của các tiêu chuẩn một cách tự giác, và hợp thức các hệ thống quy ước. Không chỉ có vậy, ANSI được sáng lập bởi 5 Hiệp hội xây dựng và 3 cơ quan Chính phủ.

Trên thực tế thì ANSI không xây dựng các tiêu chuẩn mà chỉ thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn Quốc gia của Mỹ thông qua việc công nhận các quy trình của các tổ chức tiêu chuẩn. Các tổ chức này sẽ phối hợp cùng nhau để xây dựng nên các tiêu chuẩn quốc gia đồng thuận và tự nguyện. Tuy nhiên, để có được sự công nhận của ANSI thì quy trình của các tổ chức tiêu chuẩn cần đảm bảo được tính công bằng, công khai, đồng thuận và thực hiện đúng trình tự.

Tiêu chuẩn ANSI giúp đảm bảo được chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm. Đồng thời, ANSI giúp nâng cao tính an toàn sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

tieu-chuan-mat-bich-ansi

Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ANSI

1. Thời kỳ ban đầu 

ANSI được thành lập vào năm 1918 bởi 5 Hiệp hội xây dựng và 3 cơ quan Chính phủ. Mục đích ANSI ra đời nhằm đồng nhất các tiêu chuẩn công nghiệp tại Hoa Kỳ. Đây là mốc thời gian lịch sử quan trọng đánh dấu về sự bùng nổ của ngành công nghiệp và các mối quan tâm liên quan đến chất lượng, an toàn.

2. Thời kỳ chiến tranh và hậu chiến 

Trong thời kỳ này, ANSI tập trung vào việc đồng bộ và chuẩn hóa các tiêu chuẩn để phục vụ, hỗ trợ sản xuất chiến tranh. Đồng thời nhằm tái cơ cấu kinh tế sau chiến tranh.

3. Thời kỳ đổi mới công nghệ và hiện đại hóa 

Sau khi chiến tranh kết thúc, ANSI phải đối mặt với thách thức trước sự đổi mới của công nghệ và hiện đại hóa. Việc này khiến cho sự thúc đẩy đồng thuận trong ngành công nghiệp ngày càng trở nên phức tạp.

Trước bối cảnh đó, ANSI đã nỗ lực tìm kiếm cách liên kết với các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích định hình và ổn định lại các tiêu chuẩn toàn cầu. Việc hợp tác này giúp tạo ra sự tương thích, đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và đặc biệt là ngành công nghiệp trên thế giới.

Sau đó thì một số các tiêu chuẩn của ANSI đã được chấp thuận và tích hợp vào trong hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này đã chứng minh được vai trò và sức ảnh hưởng của ANSI trong các lĩnh vực quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở đó, ANSI còn chủ động đẩy mạnh các tiêu chuẩn an toàn và áp dụng trong nhiều ngành khác nhau như công nghiệp sản xuất, y tế,…

4. Thời kỳ công nghiệp công nghệ cao 

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp công nghệ cao, ANSI phải đối mặt với thách thức không ngừng nỗ lực, cố gắng để cập nhật, đổi mới các tiêu chuẩn. Việc này giúp đảm bảo sự phù hợp của các tiêu chuẩn ANSI trong thời kỳ xu hướng phát triển công nghiệp mới.

Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp, ANSI còn đóng góp một phần quan trọng trong cộng đồng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển và đổi mới.

Như vậy, chúng ta có thể thấy ANSI có trách nhiệm trong việc đánh giá, giám sát các tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực, ngành sản xuất. Điều này giúp nâng cao chất lượng, đảm bảo sự an toàn và mở rộng thị trường cạnh trạnh trên toàn thế giới.

Hiện nay, tiêu chuẩn ANSI không chỉ được áp dụng ở Mỹ mà còn được ứng dụng tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước châu Âu.

Thành viên của ANSI

Các thành viên của tổ chức ANSI bao gồm các cơ quan chính phủ, các cá nhân, tổ chức, cơ quan học thuật và quốc tế. Hiện nay, ANSI đang đại diện cho lợi ích của hơn 270.000 các công ty và tổ chức doanh nghiệp cùng với đó là 30 triệu chuyên gia trên toàn thế giới. Những con số này đã phần nào chứng minh được mức độ uy tín và tầm quan trọng của ANSI trên toàn cầu.

Phạm vi ứng dụng và ý nghĩa của tiêu chuẩn ANSI

Phạm vi ứng dụng

Tiêu chuẩn ANSI được áp dụng trong các lĩnh vực sau:

  • HDSSC: Tiêu chuẩn về an ninh quốc phòng và an ninh quốc gia ANSI.
  • HITSP: Tiêu chuẩn công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe.
  • ANSI – NSP: Tiêu chuẩn công nghệ nano ANSI.
  • ANSI – BSP: Bảng điều phối tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học.
  • IDSP – ID: Tiêu chuẩn về quản lý bảo vệ ID và ID
  • ANSI – NAM: Mạng lưới về quy định hóa học.
  • NESCC : Phối hợp tiêu chuẩn năng lượng hạt nhân hợp tác.
  • EESCC: Phối hợp tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng ANSI.
  • EVSP: Bảng tiêu chuẩn xe điện.

Ý nghĩa tiêu chuẩn ANSI

Là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi trên thế giới, tiêu chuẩn ANSI có ý nghĩa to lớn trong việc:

  • Đảm bảo đặc tính, hiệu suất và sự an toàn của các sản phẩm: Bởi vì trước khi hàng hóa, sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần thực hiện nghiêm túc và tuân thủ tiêu chuẩn ANSI. Việc này giúp đảm bảo được tính đồng nhất trong chất lượng và hiệu suất.
  • Hòa nhập toàn cầu: nhiều tiêu chuẩn ANSI đã được tích hợp trong hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp tạo ra sự đồng nhất và tính tương thích giữa các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới.
  • Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế: Như chúng ta đã biết thì ANSI có mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tổ chức quốc tế ví dụ như ISO ( tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế). Sự hợp tác này giống như một sợi dây kết nối giữa các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
  • Tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Phân loại tiêu chuẩn ANSI

Dưới đây là một số cách phân loại tiêu chuẩn ANSI phổ biến hiện nay:

Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng

  • Ngành công nghiệp sản xuất: bao gồm các tiêu chuẩn, yêu cầu, quy định chung liên quan đến quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm trong ngành công nghiệp sản xuất.
  • Ngành công nghiệp công nghệ cao: bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ thông tin, truyền thông, đảm bảo hiệu suất của các sản phẩm công nghệ cao.
  • Ngành y tế: các tiêu chuẩn giúp đảm bảo chất lượng sản xuất, tính hiệu quả và an toàn cho các sản phẩm, thiết bị y tế,…
  • Ngành xây dựng: đảm bảo được chất lượng, kích thước, độ dày, khả năng chịu nhiệt độ, áp suất của các vật liệu, mang lại sự an toàn trong ngành xây dựng.
  • Lĩnh vực môi trường và năng lượng: các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ, gìn giữ môi trường và sử dụng tiết kiệm, tối ưu năng lượng.

Phân loại theo ngành công nghiệp

  • Ngành sản xuất ô tô: đưa ra các yêu cầu về chất lượng và sự an toàn trong quy trình sản xuất ô tô.
  • Ngành công nghiệp hóa chất: đưa ra các tiêu chuẩn, quy định chung về quá trình sản xuất và vận chuyển hóa chất.
  • Ngành công nghiệp điện tử: tiêu chuẩn về chất lượng trong việc sản xuất và sử dụng các thiết bị, linh kiện điện tử.

Phân loại theo mục đích

  • Tiêu chuẩn về hiệu suất: nhằm giúp cải thiện về hiệu suất làm việc của các sản phẩm.
  • Tiêu chuẩn về an toàn: tập trung về tính an toàn trong các quy trình sản xuất và sử dụng.

Tiêu chuẩn ANSI đối với mặt bích

Mặt bích là phụ kiện được dùng để nối ống dẫn với các thiết bị hoặc van công nghiệp như van bướm, van bi, van cầu, van cổng,… Khi áp dụng tiêu chuẩn ANSI vào quá trình sản xuất mặt bích sẽ đảm bảo được chất lượng về kích thước, độ dày, số lỗ, khả năng chịu áp suất, nhiệt độ,…

Mặt bích tiêu chuẩn ANSI giúp tạo ra một mối nối chắc chắn giữa các thiết bị, phụ kiện, ống dẫn trong hệ thống. Điều này giúp ngăn chặn sự rò rỉ của lưu chất ra bên ngoài môi trường, đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định và hiệu quả.

mat bich tieu chuan ansi 1

Các tiêu chuẩn mặt bích ANSI

Mặt bích ANSI được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Mỗi một loại lại có các tiêu chuẩn riêng. Vậy nên để thuận tiện cho việc lựa chọn những sản phẩm mặt bích phù hợp, chúng đã được phân chia thành các loại sau:

Dựa vào tiêu chuẩn áp lực và kích thước

Theo tiêu chí phân loại này thì mặt bích ANSI B16.5 là loại phụ kiện được sử dụng phổ biến nhất với khả năng chịu đựng áp lực dao động từ Class 150 đến Class 2500.

Tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 150

Loại mặt bích có khả năng chịu áp lực tối đa là Class 150 tương ứng với 20 bar. Đây cũng chính là mức áp lực thấp nhất trong các sản phẩm mặt bích theo tiêu chuẩn ANSI B16.5. Trong đó:

  • Mặt bích có kích thước từ DN15- DN40: sẽ bao gồm 4 lỗ bulong.
  • Mặt bích kích thước từ DN90 – DN200: bao gồm 8 lỗ bulong.
  • Mặt bích có kích thước từ DN250 – DN300: bao gồm 12 lỗ bulong.
  • Mặt bích kích thước từ DN400 – DN450: bao gồm 16 lỗ bulong.
  • Mặt bích kích thước DN500 – DN600: bao gồm 24 lỗ bulong.
tieu-chuan-ansi-class-150
Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 150

Tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 300

Mặt bích loại này có khả năng chịu được áp lực lên đến 50 bar. Trong đó:

  • Với mặt bích có kích thước từ DN15 đến DN40 : bao gồm 4 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN50 đến DN125: bao gồm 8 lỗ bu lông.
  • Mặt bích có kích thước từ DN150 đến DN200: bao gồm 12 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN250 đến DN300: bao gồm 16 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN350 đến DN400: bao gồm 20 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN450 đến DN600: bao gồm 24 lỗ bu lông.

tieu-chuan-mat-bich-ansi-class300

Nominal Pipe Size inch D B G M J K Holes l Kg.
1/2″ 95.6 14.3 34.9 38.1 22.3 66.7 4 15.9 0.7
3/4″ 117.5 15.9 42.9 47.6 27.7 82.5 4 19 1.1
1″ 123.8 17.5 50.8 54 34.5 88.9 4 19 1.4
1 1/4″ 133.3 19 63.5 63.5 43.2 98.4 4 19 1.8
1 1/2″ 155.6 20.6 73 69.8 49.5 114.3 4 22.2 2.6
2″ 165.1 22.2 92.1 84.1 62 127 8 19 3.4
2 1/2″ 190.5 25.4 104.8 100 74.7 149.2 8 22.2 4.4
3″ 209.5 28.6 127 117.5 90.7 168.3 8 22.2 6.1
3 1/2″ 228.6 30.2 139.7 133.3 103.4 184.1 8 22.2 7.5
4″ 254 31.7 157.2 146 116.1 200 8 22.2 10.1
5″ 279.4 34.9 185.7 177.8 143.8 234.9 8 22.2 12.5
6″ 317.5 36.5 215.9 206.4 170.7 269.9 12 22.2 14.1
8″ 381 41.3 269.9 260.3 221.5 330.2 12 25.4 24.8
10″ 444.5 47.6 323.8 320.7 276.3 387.3 16 28.6 37.1
12″ 520.7 50.8 381 374.6 327.1 450.8 16 31.7 50
14″ 584.2 54 412.7 425.4 359.1 514.3 20 31.7 70
16″ 647.7 57.1 469.9 482.6 410.5 571.5 20 34.9 90
18″ 711.2 60.3 533.4 533.4 461.8 628.6 24 34.9 112
20″ 774.7 63.5 584.2 584.2 513.1 685.8 24 34.9 133
22″ 838.2 66.7 641.2 641.2 564.4 742.9 24 41.3 197
24″ 914.4 69.8 692.1 701.7 615.9 812.8 24 41.3 208

Tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 400

Mặt bích loại này có áp lực chịu đựng tối đa là class400 tương ứng với mức 68 bar. Do có khả năng chịu được áp lực lớn, nên mặt bích loại này thường được ứng dụng trong các hệ thống hơi nóng, hệ thống dầu thủy lực,…

Dựa vào tiêu chuẩn này, số lỗ của mặt bích được quy định như sau:

  • Mặt bích kích thước từ DN15 đến DN40: bao gồm 4 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước DN50 đến DN125: bao gồm 8 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN150 đến DN200: bao gồm 12 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN250 đến DN300: bao gồm 16 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN350 đến DN400: bao gồm 20 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN450 đến DN600: bao gồm 24 lỗ bu lông.
tieu-chuan-mat-bich-ansi-class400
Bảng kích thước tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 400

Tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 600

Khả năng chịu được áp lực tối đa của loại mặt bích này là 100 bar.

  • Kích thước mặt bích từ DN15 đến DN40: bao gồm 4 lỗ bu lông.
  • Kích thước mặt bích từ DN50 đến DN125: bao gồm 8 lỗ bu lông.
  • Kích thước mặt bích từ DN150 đến DN200: bao gồm 12 lỗ bu lông.
  • Kích thước mặt bích DN250: bao gồm 16 lỗ bu lông.
  • Kích thước mặt bích DN300 đến DN450: bao gồm 20 lỗ bu lông.
  • Kích thước mặt bích DN500 đến DN600: bao gồm 24 lỗ bu lông.

tieu chuan mat bich ansi class 600 1

ansi class 600 1
Bảng kích thước tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 600

Tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 900

Mức áp lực tối đa mà mặt bích này có thể chịu được là 150 bar. Số lỗ bu lông của từng loại mặt bích được quy định như sau:

  • Mặt bích kích thước từ DN75 đến DN125: bao gồm 8 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN150 đến DN200: bao gồm 12 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước DN250: bao gồm 16 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN300 đến DN600: bao gồm 20 lỗ bu lông
tieu chuan mat bich ansi 900 1
Bảng kích thước tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 900

Tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 1500

Loại mặt bích này có khả năng chịu được áp lực tối đa là 260 bar.

  • Mặt bích kích thước từ DN15 đến DN40: bao gồm 4 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN50 đến DN125: bao gồm 8 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN150 đến DN200: bao gồm 12 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN300 đến DN600: bao gồm 16 lỗ bu lông.

Tiêu chuẩn mặt bích ANSI Class 2500

Khả năng chịu được áp lực của loại mặt bích này khá cao, tương đương với 420 bar. Tuy nhiên, thì trên thị trường loại mặt bích này cũng được sử dụng ít vì áp lực chịu đựng khá cao.

  • Mặt bích kích thước từ DN15 đến DN40: bao gồm 4 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN50 đến DN150: bao gồm 8 lỗ bu lông.
  • Mặt bích kích thước từ DN150 đến DN300: bao gồm 12 lỗ bu lông.

Dựa vào chất liệu sản xuất

  • Tiêu chuẩn mặt bích ANSI được sản xuất từ vật liệu inox, thép không gỉ.
  • Tiêu chuẩn mặt bích ANSI được sản xuất từ vật liệu thép, thép hàn, thép mạ, thép cacbon.
  • Tiêu chuẩn mặt bích ANSI được sản xuất từ vật liệu nhựa.
  • Tiêu chuẩn mặt bích ANSI được sản xuất từ vật liệu rèn.
  • Tiêu chuẩn mặt bích ANSI được sản xuất từ vật liệu đúc.

Dựa vào kiểu dáng thiết kế

Dựa theo tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn mặt bích ANSI được chia thành các loại:

  • Mặt bích mù ( mặt bích đặc): thường được lắp đặt ở những đường ống cần bịt kín tạm thời, với mục đích ngăn chặn không cho dòng chảy lưu thông tại vị trí đó.
  • Mặt bích hàn trượt: được thiết kế có kích thước lớn hơn đường ống để thuận tiện cho việc trượt và di chuyển vị trí. Chúng được kết nối với đường ống theo phương pháp hàn hai đầu.
  • Mặt bích hàn cổ: kết nối với đường ống theo phương pháp hàn kín. Thông thường, mặt bích hàn cổ hay được ứng dụng trong những hệ thống đường ống có kích thước và áp lực lớn.
  • Mặt bích hàn bọc đúc: được ứng dụng trong những hệ thống đường ống kích thước nhỏ nhưng khả năng chịu áp lực lớn.
  • Mặt bích ren: thích hợp với những đường ống nhỏ, áp lực thấp.
  • Mặt bích lỏng

Ưu điểm của tiêu chuẩn mặt bích ANSI

  • Mặt bích sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn của ANSI nên đảm bảo được chất lượng và hiệu suất hoạt động trong các ứng dụng.
  • Mang lại độ tin cậy và mức độ an toàn cao.
  • Kích thước đa dạng nên có thể phù hợp với nhiều hệ thống ứng dụng khác nhau.
  • Khả năng chịu được áp lực tương đối cao, có thể lên đến 420 bar.
  • Vật liệu chế tạo mặt bích theo tiêu chuẩn ANSI tương đối đa dạng nên có thể lắp đặt linh hoạt trong các môi trường làm việc.
  • Giá thành phải chăng.

Ứng dụng của tiêu chuẩn mặt bích ANSI

Một số ứng dụng tiêu biểu của mặt bích ANSI bao gồm:

  • Hệ thống công nghiệp dầu mỏ, khai thác khoáng sản.
  • Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm.
  • Hệ thống đường ống cấp nước.
  • Hệ thống PCCC.
  • Lắp đặt trong các hệ thống lò hơi, hơi nóng,…
  • Ngành công nghiệp hóa chất.
  • Ngành van công nghiệp: đảm bảo mối nối giữa các phụ kiện, thiết bị, van công nghiệp,…được chắc chắn, không xảy ra tình trạng rò rỉ lưu chất.

ung dung mat bich ansi 1

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết và hữu ích về tiêu chuẩn ANSI. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách có thêm kiến thức cũng như mở mang sự hiểu biết về tiêu chuẩn ANSI – một trong những tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới hiện nay.

Tiện đây, nếu quý khách đang có nhu cầu mua sản phẩm mặt bích tiêu chuẩn ANSI, hay các dòng van công nghiệp có thiết kế mặt bích theo tiêu chuẩn ANSI thì công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam chắc chắn sẽ là nhà cung cấp mà bạn nên lựa chọn.

Công ty chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm, cam kết sẽ mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận sự tư vấn và hộ trợ nhanh chóng nhất.

XNK HT Việt Nam rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *