Cấu tạo và công dụng van cửa phai
Van cửa phai là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa điểm thủy lợi, cửa cống hay các đường ống chống chiều cường, ngập lụt. Tác dụng chính của van cửa phai là dùng để ngăn dòng, điều tiết lưu lượng nước.
Việc lựa chọn thiết bị sử dụng van phai phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và giá thành của thiết bị, và cũng có liên quan đến cấu tạo của van cửa phai
- Van phai làm bằng thép sơn mạ kẽm thì dùng trong môi trường nước ngọt, nước thải sinh hoạt, nước biển. Cũng có thể sử dụng trong môi trường nước thải tuy nhiên tuổi thọ cũng bị hạn chế.
- Van phai inox thì có thể dùng trong môi trường nước thải chứa nhiều thành phần hóa học, inox làm kìm hãm quá trình oxi hóa giúp tuổi thọ sản phẩm được lâu bền, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cấu tạo van phai
Tổng thể van nhìn khá đơn giản và không có gì phức tạp như các dòng van cổng khác.Bao gồm các bộ phận chính như
- Khung van:Là phần chịu lực chính được lắp cố định vào thành tường. Khung van có nhiệm vụ giữ cánh van trong suốt hành trình đóng mở. Cho phép cánh van di chuyển theo 1 phương không đổi ngay cả khi có áp lực của nước tác động.
- Cánh van: Là bộ phận chính, có tác dụng ngăn dòng chảy. Cánh van chặn ngang tiết diện của kênh hoặc miệng cống.
- Trục truyền:Là phần nối cánh van với trục vít me nâng. Có thể dùng 1 hoặc 2 trục truyền tùy theo kích thước cánh van.
- Dẫn hướng:Có tác dụng giữ cho trục truyền di chuyển theo phương cố định.
- Vít me nâng:Là bộ phận biến chuyển động quay từ bộ điều khiển thành chuyển động tịnh tiến trên trục truyền.
- Phần điều khiển van:có tác dụng thay đổi trạng thái đóng mở của van cửa phai. Có thể là vô lăng tay quay, tay quay kết hợp hộp giảm tốc, động cơ hộp giảm tốc hoặc cơ cấu thủy lực.
- Giá đỡ:Là bộ phận giữ cố định phần điều khiển van Đối với van cửa phai chế tạo bằng thép mạ kẽm, sau khi chế tạo xong thì sẽ được nhúng mạ kẽm để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Công dụng van phai
Van phai được sử dụng với mục đích chính là ngăn dòng và điều tiết lưu lượng dòng chảy. Cụ thể như sau:
- Tác dụng ngăn dòng: khi tấm chắn (cánh van) ở chế độ đóng kín tuyệt đối thì nước tiếp xúc với mặt van cửa phai không thể lưu thông theo 2 chiều.Chặn nước hoàn toàn.
- Tác dụng điều tiết lưu lượng: khi cánh van mở ở vị trí thấp nhất, dòng nước chảy qua khe hở của cánh van bằng đúng với khoảng cách của khe hở đó, cánh van cửa phai mở càng lớn thì lưu lượng nước chảy qua van càng lớn. (van cửa phai thuận.
- Tác dụng điều tiết mực nước: khi đóng, mở cánh van ở vị trí cao nhất, khi mở, cánh van hạ xuống dần, nước tràn qua khe hở của van. Van mở càng lớn mực nước tràn qua khe mở van được hạ xuống càng thấp.(van cửa phai ngược hay còn gọi là van cửa phai tràn)
- Với hệ thống phòng chống ngập lụt: Khi mưa bão hoặc ngập úng thì việc đóng, mở van cửa phai tại các điểm xả, hồ chứa để phòng tránh ngập lụt tức thời. Tại các thành phố lớn trên thế giới thường xây dựng các hầm chứa, hồ chứa nước với trữ lượng lớn. Để điều tiết và với những hồ chứa này thì phải sử dụng van cửa phai mới đảm bảo được lưu lượng và chi phí vận hành.
- Với hệ thống kênh mương thủy lợi: Van cửa phai sử dụng để đóng mở để giữ nước hoặc xả nước theo điều kiện từng mùa.
- Với các nhà máy, hệ thống thủy điện, xử lý nước thải, nước sạch: Van cửa phai mục đích sử dụng chủ yếu trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị bên trong hệ thống: bơm, máy khuấy, gạt bùn, turbin hơi nước…
Cách lắp đặt và bảo trì van cửa phai
Cách lắp đặt van phai
Van cửa phai được lắp đặt trực tiếp vào thành tường hay miệng cống nhờ vào bulong treo.Giữa thành tường và thân van được lắp ghép cao su đệm được làm từ nguyên liệu cao mềm thông dụng và Sikaflex để tránh rò rỉ giữa tường bê tông và khung van
Bước 1: Kiểm tra bề mặt bê tông
Bề mặt bê tông phải được kiểm tra kỹ trước khi lắp đặt van
- Kết cấu bê tông phải bằng phẳng và đạt tiêu chuẩn. Nếu cần sửa chữa bề mặt sử dụng vữa không co ngót để đạt hiệu quả theo tiêu chuẩn quy định.
- Bề mặt bê tông vị trí lắp đặt phải khô, sạch để sử dụng hóa chất cấy thép được tốt nhất . Nếu cần, tường có thể được làm khô bằng việc sử dụng khí thổi khô.
Bước 2: Lấy dấu vị trí lắp
Việc này vô cùng quan trọng để toàn bộ thân van nằm vao chính giữa vị trí cần lắp, 2 bên đối xứng đều nhau để áp lực của lưu chất lên toàn bộ van được chia đều ra các bên bulong neo.
Nên sử dụng bút mực và livo để đánh dầu vị trí.
Bước 3: Định vị van cửa phai
- Đặt cửa van vào tường và căn thẳng với phần dấu đã vạch. Sử dụng các đường tham chiếu được đánh dấu trước đó để căn chỉnh phù hợp với vị trí van. Đảm bảo van phủ kín toàn bộ bề mặt cống.
- Khoan và lắp một bulong neo vào mỗi bên của khung phai. Sau khi lắp đặt bulông neo đầu tiên, và trước khi khoan lỗ ở phía bên kia, đảm bảo rằng khung được hoàn toàn phẳng.Tránh ngiêng lệch khi thực hiện ở bên đối diện.
Bước 4: Lắp đệm cao su và trám vữa chuyên dụng
Để tránh rò rỉ giữa khung và tường, để điều chỉnh sai lệch do xây dựng bề mặt bê tong. Sử dụng gioăng cao su có độ đàn hồi và chất trám khe xây dựng sẽ được sử dụng trên khung van (chi tiết hình ảnh)
Đảm bảo không để chất trám kín trên các vị trí chuyển động, dẫn hướng, vị trí gioăng tiếp xúc với cánh vì điều này có thể gây rò rỉ hoặc hư hỏng.(Trước tiên nới eku tại 2 thành bên của van để chuẩn bị tháo van).
Lưu ý: 2 khung bên của van phải đảm bảo song song theo phương thẳng đứng. Tuyệt đối không được lắp nghiêng vì điều này sẽ ảnh hưởng tới vận hành và hoạt động của van sau khi lắp đặt.
Khi lắp đặt phải đảm bảo gioăng của van được ép vào bề mặt của cánh van bằng cách tạo lực ép giữa thành tường và khung van thông qua lực siết của bulong neo.
Lắp lại các bulong neo ban đầu và căn chỉnh chính xác lại lần nữa vị trí van theo dấu mực.
Sử dụng gioăng cao su có độ nén cao để bố trí xung quanh vị trí khung van. Lưu ý: Các điểm nối gioăng cao su được đảm bảo kín. Sử dụng chất trám khe bơm lên bề mặt xung quanh của van. Tiếp đó dán gioăng cao su quanh vành khung van.
Bơm chất trám khe xây dựng quanh bề ngoài của khung. Sikaflex hoặc chất trám khe xây dựng tương đương sẽ được sử dụng. Chiều cao của hỗn hợp trám khe tối thiểu phải bằng chiều cao của gioăng.
Sau khi dán gioăng làm kín và sikaflex tiến hành di chuyển van vào vị trí lắp đặt.
Bước 5: Hoàn thiện
Khoan và lắp các phần còn lại của các bulông neo
Lưu ý: Trong quá trình lắp các bulong neo còn lại cần kiểm tra nếu khung van không hoàn toàn tiếp xúc với tường, đừng xiết chặt các bulông neo. Quá siết chặt có thể uốn cong hoặc bóp méo khung. Nếu độ phẳng và độ phẳng của tường không theo tiêu chuẩn quy định khi đó tiếp tục sử dụng chất trám khe (SIKA) để bổ xung vào vị trí có khe hở.
• Sau khi hoàn thiện xiết chặt các bulong neo tiến hành nâng cửa van lên tại vị trí cao nhất. Kiểm tra lại khe hở của khung van và thành tường. Bổ sung Sika xung quanh vị trí cống thoát nước để đảm bảo tạo thành đường gioăng kín giữa van và bề mặt bê tông. Lau sạch chất trám khe thừa để lại tại các vị trí vương vãi quanh cống, cánh van.
Bảo trì van cửa phai
Nếu không sử dụng van cửa phai tại các module xử lý thì bắt buộc phải dừng hoạt động của của hệ thống mới có thể bảo trì, bảo dưỡng được. Tuy nhiên, nếu có van cửa phai tại các điểm đầu vào, đầu ra của module thì chỉ cần đóng mở van từng khu vực, vị trí thiết bị cần bảo dưỡng trong khi đó toàn hệ thống vẫn có thể vận hành được. Tính hiệu quả và kinh tế nếu sử dụng van cửa phai ở đây thấy được rõ nhất.
Thường xuyên kiểm tra cửa van, trục truyền có nguyên dạng nhu khi lắp đặt.Các điểm lót cao su giữa thân van và bề mặt bê tông xem có bị bong tróc hay rò rỉ.Bulong neo có còn giữ được van cố định vào bề mặt bê tông không.
Báo giá
Công ty TNHH Thương Mại và XNK HT Việt Nam chúng tôi tự là đơn vị cung cấp các dòng van cầu, dòng van cổng, hàng đầu tại thị trường Việt Nam hiện nay.Với tiêu chí chất lượng hàng đầu giá thành rẻ nhất, quý khách hàng đến với công ty chúng tôi sẽ được tận tình tư vấn, báo giá nhanh chóng, vận chuyển hàng trong vòng 24h kể từ khi đặt hàng.Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt hàng chính hãng với chất lượng và giá thành tốt nhất.
Hotline: 0971.999.589 Mr.Minh
Email: kd7.htvietnam@gmail.com