Van giảm áp
Van giảm áp và van an toàn đều là những loại van công nghiệp dùng để điều chỉnh, giảm áp suất của hệ thống.
Nhưng trên thực tế thì đây là hai loại van hoàn toàn khác nhau. Và mỗi một loại van lại có những đặc điểm, thiết kế, cấu tạo riêng biệt.
Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng các loại van giảm áp đang phổ biến trên thị trường nhé.
Thông tin cơ bản về van giảm áp
Van giảm áp có tên tiếng gọi tiếng anh là Pressure Reducing Valve.
Van giảm áp còn có tên gọi khác là van điều tiết áp suất, van ổn áp, van điều áp,…
Cũng chính cái tên của nó đã nói lên chức năng và công dụng của van.
Bằng việc duy trì áp suất giảm, nó có thể dễ dàng truyền đi những hệ thống khác có áp suất nhỏ hơn.
Ngoài ra, van giảm áp còn có thể điều chỉnh áp suất đầu ra của hệ thống theo định mức đã cài đặt sẵn.
Vậy định mức áp suất là gì?
Khi các lưu chất được đưa vào đường ống thì do tốc độ của dòng chảy và áp lực bên trong hệ thống khiến cho áp suất của dòng chảy bị tăng lên, cao hơn cả áp suất đầu vào.
Do đó, thông thường đối với các nhà máy, xí nghiệp thì đến một vị trí nhất định nào đó trong hệ thống đường ống dẫn, lưu chất phải được phân thành các nhánh truyền sang các hệ thống thiết bị khác.
Tại đây đòi hỏi áp suất của lưu chất phải được giảm đi để phù hợp và không xảy ra tình trạng chênh lệch áp suất quá lớn khi đến các hệ thống, thiết bị khác.
Vậy nên van giảm áp được lắp đặt để khi dòng chảy chất đi qua van dù có đang giữ áp suất cao hay thấp thì vẫn được điều chỉnh về mức đã cài đặt sẵn để thích hợp với các hệ thống đường ống tiếp theo.
Thông số kỹ thuật của van giảm áp
- Kích thước: DN15- DN300.
- Vật liệu chế tạo van: gang, đồng, inox, nhựa…
- Gioăng làm kín: cao su, NBR.
- Chất liệu làm đĩa đệm: thép không gỉ bọc cao su EPDM.
- Màng ngăn được làm từ: cao su NBR dệt vải lưới.
- Áp suất đầu vào: max PN25.
- Áp suất đầu ra: max PN17.
- Nhiệt độ làm việc: -10 – 250 độ C.
- Môi trường hoạt động: nước, hơi, khí nén, hóa chất, dầu…
- Kiểu kết nối: lắp bích, nối ren, hàn, clamp.
- Xuất sứ: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý,…
- Thương hiệu: OR, Malgorani, FARG.
- Chính sách bảo hành: 12 tháng.
Sự khác nhau giữa van an toàn và van giảm áp
- Van an toàn là loại van thủy lực giúp cho áp suất của van luôn được ổn định ở mức độ cho phép.
Khi áp suất trong hệ thống được giữ ở mức an toàn thì van ở trạng thái đóng. Còn khi áp suất của hệ thống vượt định mức đã cài đặt trước thì van sẽ mở để xả áp lực.
- Van giảm áp lực: dùng để giảm áp suất đầu ra của van đến mức độ đã được cài đặt trước, từ đó truyền đến các hệ thống khác, giảm thiểu sự chênh lệch áp suất quá lớn.
Cấu tạo và cơ chế vận hành van giảm áp
Van giảm áp được chia làm hai loại là van giảm áp trực tiếp và van giảm áp gián tiếp. Mỗi loại van lại có cấu tạo và cơ chế vận hành khác nhau.
Van giảm áp trực tiếp
Cấu tạo của van giảm áp trực tiếp
Van giảm áp trực tiếp bao gồm 7 bộ phận chính.
- Thân van: đây là bộ phận trực tiếp chịu tác động từ môi trường bên ngoài nên có khả năng che chắn và bảo vệ các chi tiết bên trong.
Đồng thời đây cũng là bộ phận dùng để nối với đường ống theo kiểu nối lắp bích, nối ren hay nối hàn.
- Trục van: là bộ phận được gắn với đĩa van để giúp đĩa van được hoạt động khi được tác động lực.
- Đĩa van: được thiết kế dạng đĩa dẹt với chức năng hoạt động tịnh tiến lên xuống cho phép lưu chất đi qua.
Do là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với lưu chất nên nó thường được làm từ những vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao.
- Nắp van: là bộ phận được nắp kín với thân van giúp dòng chảy không bị trào ngược ra bên ngoài.
- Lò xo: thường được làm từ vật liệu inox hoặc thép. Đây là bộ phận có chức năng điều chỉnh áp suất đầu ra của van.
Lực đàn hồi của lò xo sẽ được cài đặt đúng bằng áp lực đầu ra của van. Do vậy, lực đàn hồi của lò xo càng lớn thì càng phù hợp với đường ống có áp lực dòng chảy cao.
- Màng: được làm từ cao su hoặc Teflon, có khả năng chịu được áp lực và sự ăn mòn ở mức nhất định.
- Vít điều chỉnh: Nó hoạt động dựa trên việc điều chỉnh áp lực của lò xo từ đó người sử dụng có thể dễ dàng kiểm soát được áp suất đầu ra của van.
Ví dụ như trong trường hợp áp lực đầu vào thấp hơn lực đàn hồi của lò xo thì van sẽ không cho phép dòng lưu chất đi qua. Lúc này, vít có công dụng điều chỉnh lại áp lực lò xo để hệ thống hoạt động bình thường.
Cơ chế vận hành van giảm áp trực tiếp
Van giảm áp tác động trực tiếp hoạt động dựa vào độ nén của lò xo cùng với khe hở của đĩa van và ghế van.
Khi dòng chảy đi vào hệ thống sẽ sinh ra áp lực. Áp lực này khi di chuyển đến đầu vào của van thì sẽ bị ngăn cản lại.
Nếu áp lực này lớn hơn lực đàn hồi của lò xo thì màng và đĩa van sẽ bị đẩy lên. Khi đó, lưu chất có thể dễ dàng đi qua ( nhưng áp lực vẫn nhỏ hơn đầu vào). Như vậy, nó sẽ giúp ngăn chặn tình trạng chênh lệch áp suất quá lớn, các thiết bị phía sau được hoạt động ổn định.
Nếu áp lực đầu vào giảm, thấp hơn lực đàn hồi của lò xo, đĩa van được hạ xuống nhưng vẫn tạo ra khe hở nhỏ. Lưu lượng chất được chảy qua thấp.
Khi áp suất tăng lên gần bằng mức định mức, nó sẽ đẩy màng và đĩa van lên, van được đóng lại.
Qua đó, chu trình được lặp đi lặp lại, đảm bảo áp lực đầu ra luôn ổn định, đem đến sự hoạt động hiệu quả cho các thiết bị phía sau.
Van giảm áp gián tiếp
Cấu tạo của van giảm áp tác động gián tiếp
- Thân và nắp van: được chế tạo cùng một loại vật liệu thường là gang đúc. Hai bên của thân van được thiết kế mặt bích hoặc nối ren, từ đó, chúng ta có thể dễ dàng kết nối chúng với đường ống.
- Ty van: có chức năng thực hiện nâng lên, hạ xuống đĩa van.
- Van điều áp phụ: thường là van giảm áp trực tiếp. Nó có chức năng điều chỉnh, kiểm soát áp suất giúp áp suất đầu ra luôn được giữ ở mức ổn định.
- Lá van: được thiết kế với dạng đĩa tròn và thường được làm bằng gang hoặc thép không gỉ. Bên cạnh đó, nó được bao bọc lớp cao su EPDM đảm bảo sự an toàn cho nguồn nước sử dụng.
- Đồng hồ đo áp: nó giúp người dùng có thể dễ dàng quan sát và kiểm tra áp lực đầu vào, đầu ra một cách dễ dàng.
- Pilot: phía trên của nó được thiết kế với 1 vít điều chỉnh và là hệ thống điều khiển lá van một cách tự động.
Cơ chế vận hành của van giảm áp tác động gián tiếp
Van giảm áp tác động gián tiếp vận hành dựa vào lực tác động vào vít điều chỉnh làm tăng/ giảm độ nén của lò xo ở van phụ, kết hợp với độ phình của màng van chính.
- Giảm áp suất đầu ra: Khi xoay vít điều chỉnh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, làm giảm độ nén của lò xo. Lúc này, khẩu độ của van điều chỉnh nhỏ lại, tăng áp lực lên màng van chính. Tại đây, khoảng cách giữa ghế van và đĩa van nhỏ, lưu lượng chất đi qua ít, làm giảm áp lực đầu ra của van.
- Tăng áp suất đầu ra: khi xoay vít điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ, điều này tạo ra momen xoắn làm tăng độ nén của lò xo. Từ đó khẩu độ của van điều chỉnh được mở rộng, làm giảm áp lực lên màng van chính. Lúc này khoảng cách giữa ghế van và đĩa van lớn, lưu lượng chất đi qua nhiều hơn, làm tăng áp lực đầu ra của van.
Các loại van giảm áp
Van giảm áp ngày nay được sản xuất với rất nhiều mẫu mã. Do vậy, để giúp người sử dụng dễ dàng phân biệt, lựa chọn được loại van giảm áp phù hợp, chúng tôi xin đề cập đến một số cách phân loại dưới đây.
Phân loại theo môi trường làm việc của van giảm áp
Van giảm áp nước
Đây là loại van thường được dùng trong hệ thống đường ống nước dân sinh, đường ống dẫn tại các chung cư, nhà cao tầng, nhà máy nước,…
Thông thường, loại van giảm áp nước hay được làm bằng chất liệu đồng theo kiểu nối ren và có kích thước tương đối nhỏ từ DN8-DN100.
Van giảm áp nước có công dụng ổn định áp suất giảm ở đầu ra giúp an toàn cho người dân sử dụng.
Van giảm áp khí nén
Van còn có tên gọi khác là van điều áp khí nén. Nó được dùng trong môi trường khí nén như hệ thống khí nén, hệ thống gas, hệ thống rửa xe,…
Van giảm áp khí nén giúp điều chỉnh áp suất khí nén ở đầu ra tới mức độ cho phép, để khi truyền đến hệ thống khác vẫn có thể hoạt động ổn định và hiệu quả.
Thực tế đối với loại van này, thì người ta hay lắp thêm hai đồng hồ đo ở hai bên để xác định chính xác áp suất đầu vào và áp suất đầu ra của hệ thống.
Van giảm áp thủy lực
Loại van này được hoạt động gián tiếp và hay được ứng dụng trong các hệ thống lớn, hệ thống PCCC,…
Van được sản xuất với kích thước lớn từ DN50 trở lên. Nó hoạt động hoàn toàn tự động dựa vào áp lực của dòng nước. Từ đó điều khiển pilot của van, giúp đảm bảo áp suất đầu ra luôn ở mức an toàn.
Van giảm áp hơi nóng
Van được ứng dụng nhiều trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi, hệ thống sấy, hấp trong công nghệ chế biến thực phẩm,…
Phân loại theo phương thức vận hành van giảm áp
Van giảm áp trực tiếp
Van loại này có cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt. Van giảm áp trực tiếp được hoạt động dựa độ nén của lo xò và khoảng cách giữa đĩa van và ghế van.
Van giảm áp gián tiếp
Van gián tiếp thì có cấu tạo phức tạp hơn van trực tiếp. Bên cạnh đó, van giảm áp gián tiếp sẽ bao gồm có van chính và van phụ.
Trong đó, van phụ chính là van giảm áp trực tiếp.
Nguyên lý hoạt động của van giảm áp gián tiếp thì phụ thuộc vào khe hở giữa đĩa van và ghế van phụ kết hợp với độ phình của màng van chính.
Phân loại theo vật liệu van giảm áp
Van giảm áp đồng
Được làm bằng vật liệu đồng thau, đồng crom, có độ bền tương đối cao, khả năng chịu nhiệt tốt với dải áp suất từ PN10 – PN25.
Van giảm áp đồng thường được ứng dụng trong các hệ thống đường ống dẫn nước sạch tại các khu dân cư, chung cư, hay hệ thống đường ống dẫn nước trong công nghệ chế biến thực phẩm, y tế,…
Van giảm áp inox
Được làm từ các loại inox 201, inox 304, inox 316. Do đặc tính của inox chịu đựng được áp lực, nhiệt độ cao, chống ăn mòn và tính oxy hóa nên loại van này thường được ứng dụng trong các môi trường như hóa chất, khí nén, gas,…
Van giảm áp gang
Do gang có đặc tính làm việc khá tốt trong môi trường nhiệt độ, áp suất cao nhưng khả năng chịu ăn mòn kém nên van giảm áp gang thường được sử dụng trong các hệ thống hơi nóng, lò hơi,…
Bên ngoài thân gang còn được sơn một lớp sơn epoxy giúp giảm thiểu tình trạng ăn mòn, gỉ séc từ môi trường bên ngoài.
Phân loại theo kiểu kết nối van giảm áp
Kết nối ren
Van được nối với đường ống theo kiểu kết nối ren nên khi sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người lắp đặt.
Van giảm áp nối ren được làm bằng chất liệu inox, gang, đồng,… và chỉ phù hợp với đường ống nhỏ hơn DN50.
Bên cạnh đó, khả năng chịu áp lực của van thấp nên chỉ được sử dụng nhiều trong các hệ thống nhỏ.
Kết nối hàn
Van giảm áp được nối với đường ống theo phương pháp hàn kín. Khi đó, van và đường ống sẽ được cố định với nhau, giảm tình trạng hở, rơi van trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, hình thức kết nối này có thể gây khó khăn trong việc lắp đặt và tháo rời khi cần sửa chữa và chỉ phù hợp với các đường ống lớn.
Kết nối mặt bích
Van liên kết với đường ống thông qua các bulong được xỏ qua mặt bích. Mặt bích được thiết kế đạt các tiêu chuẩn như BS, JIS, DIN, ANSI,…
Phương pháp kết nối này phù hợp với các đường ống dẫn vừa và to. Do vậy, nó được ứng dụng trong khá nhiều các lĩnh vực.
Điểm nổi bật và hạn chế của van giảm áp
Van giảm áp là một thiết bị cần thiết, hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ thống diễn ra ổn định và bền vững.
Do đó, để tối ưu hóa được hiệu suất làm việc của nó thì người sử dụng cần hiểu rõ về những ưu điểm và hạn chế của loại van này.
Điểm nổi bật của van giảm áp
Là một trong những loại van công nghiệp giúp điều chỉnh áp suất đầu ra, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả nên van giảm áp được sử dụng rất nhiều, bởi những tính năng nổi trội như:
- Điều chỉnh, giảm áp suất đầu ra của van để dòng chảy chất có thể chia ra, làm việc phù hợp với nhiều hệ thống, giảm tình trạng quá tải nhiệt gây cháy nổ, nứt vỡ đường ống.
- Van giảm áp được làm từ nhiều loại vật liệu như gang, đồng, inox,… nên sẽ phù hợp với đa dạng môi trường từ những môi trường bình thường, ổn định đến những môi trường có áp suất, nhiệt độ cao, khả năng ăn mòn lớn.
- Được thiết kế với đa dạng kích thước lớn nhỏ, phù hợp với nhiều hệ thống đường ống.
- Van có đa dạng kiểu kết nối từ nối hàn, nối bích cho đến nối ren, đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
- Thiết kế dễ dàng lắp đặt, vận hành hoạt động.
Hạn chế của van giảm áp
- Do thường xuyên tiếp xúc với lưu chất nên bộ phận làm kín dễ bị mài mòn, hư hỏng.
Ứng dụng thực tế của van giảm áp
Khi áp suất vượt mức giới hạn cho phép thì sẽ khiến cho hệ thống bị rung lắc, gây nên các tình trạng nứt vỡ, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, an toàn cho nhân công cũng như tốn kém chi phí sửa chữa.
Do vậy, van giảm áp là một sự lựa chọn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, tổ chức.
Chính vì điều này mà van giảm áp được sử dụng trong các lĩnh vực:
- Hệ thống đường ống dẫn nước dân sinh, chung cư,…
- Hệ thống đường ống chế biến thực phẩm.
- Hệ thống nhà máy chế biến, sản xuất nước ngọt.
- Hệ thống cung cấp nước cho tàu thủy.
- Hệ thống xử lý nước sạch.
- Các hệ thống tại bể bơi, đài phun nước,…
- Hệ thống nồi hơi, sấy, hấp hơi nóng,…
- Hệ thống khai thác dầu mỏ, khoáng sản,..
- Hệ thống sản xuất gỗ.
- Hệ thống nhà máy luyện kim.
Hướng dẫn cách lắp đặt và điều chỉnh van giảm áp
Một trong những điều quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của van giảm áp đó là quy trình lắp đặt cũng như các chỉ số định mức.
Lắp đặt van giảm áp
Để van giảm áp không bị rung lắc trong quá trình hoạt động thì cần tuân thủ theo các nguyên tắc lắp đặt dưới đây:
- Đầu tiên cần lựa chọn vị trí lắp van phù hợp, có đủ không gian để lắp đặt.
- Xác định chính xác về các tiêu chuẩn, môi trường làm việc, kiểu kết nối để có thể lựa chọn được van giảm áp phù hợp.
- Nên lắp đồng hồ đo ở hai bên để xác định được áp suất đầu vào và áp suất đầu ra của van.
- Tiến hành đo và cắt sao cho khoảng cách giữa hai đường ống phải phù hợp để lắp van.
- Lắp van giảm áp đúng theo chiều mũi tên trên thân van để đảm bảo không bị lắp ngược.
- Đối với van lắp ren thì cần bôi thêm một lớp băng tan ở đầu van và đường ống để mối nối được chắc chắn hơn.
- Đối với van nối bích thì cần đảm bảo siết bulong vừa đủ lực, đều tay.
- Đối với mối nối hàn thì cần hàn kín.
- Sau đó, tiến hành test thử hệ thống để kiểm tra kết quả lắp đặt.
Điều chỉnh van giảm áp
Thực tế thì van giảm áp thường được cài đặt sẵn ở mức 3- 5 bar. Tuy nhiên để điều chỉnh áp suất định mức như mong muốn, quý khách có thể tham khảo cách dưới đây:
- Trước khi điều chỉnh van giảm áp thì cần tiến hành ngắt toàn bộ hệ thống.
- Tháo nắp đậy trên van giảm áp.
- Dựa vào đồng hồ lắp ở hai bên van để có thể điều chỉnh áp suất được một cách chính xác nhất.
- Để giảm áp suất của van thì tiến hành xoay vít cùng chiều với chiều kim đồng hồ, và ngược lại, để tăng áp suất của van thì xoay vít ngược chiều kim đồng hồ.
Một số chú ý khi mua van giảm áp
Để tiết kiệm chi phí cũng như tránh mất thời gian khi không biết nên mua loại van giảm áp nào, chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chí chọn mua van như sau:
- Cần xác định rõ thông số kĩ thuật đường ống, kiểu nối của đường ống, hệ thống để lựa chọn van ( ví dụ như kiểu nối ren thì phù hợp với đường ống nhỏ, nối mặt bích thì phù hợp với đường ống vừa cho đến to).
- Xác định được môi trường, áp suất làm việc của van (ví dụ như môi trường ăn mòn thì nên chọn van giảm áp inox).
- Tìm hiểu, lựa chọn đơn vị uy tín để mua van để đảm bảo chất lượng, hiệu suất làm việc của hệ thống.
Các lỗi phổ biến hay gặp ở van giảm áp
Sau một thời gian sử dụng, van công nghiệp nói chung và van giảm áp nói riêng đều gặp phải các vấn đề hỏng hóc, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, hiệu suất làm việc của hệ thống.
Chúng tôi xin nêu ra một số lỗi phổ biến mà van giảm áp hay gặp phải và cách khắc phục các vấn đề đó.
Rò rỉ lưu chất
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:
- Do tiếp xúc nhiều với môi chất, hoạt động liên tục, thường xuyên nên các bộ phận bên trong van giảm áp (đĩa van, trục van, lò xo,…) bị mài mòn, hỏng hóc.
- Mối nối giữa van và đường ống không chắc chắn.
- Thân van bị nứt, vỡ do tác động từ môi trường bên ngoài hay do va đập.
- Van giảm áp bị lắp đặt sai không đúng hướng dẫn quy trình lắp đặt.
- Van hoạt động trong môi trường không phù hợp.
- Van bị vướng các chất bẩn, tạp chất bên trong van gây tắc nghẽn.
Giải pháp khắc phục:
- Trong trường hợp các bộ phận của van bị ăn mòn thì chỉ có một cách duy nhất đó là thay thế van mới, tương ứng.
- Kiểm tra mối nối giữa van và đường ống, siết chặt lại vòng ren, bulong, đai ốc.
- Nếu thân van bị hư hỏng nhẹ thì có thể sơn một lớp sơn bên ngoài nhưng nếu trường hợp thân van bị hỏng hóc nặng thì cần phải thay thế van giảm áp mới.
- Kiểm tra lại quy trình lắp đặt, chiều hướng chảy của van để đảm bảo van không bị lắp ngược.
- Cần tiến hành vệ sinh van thường xuyên, định kỳ để đảm bảo không có bất kỳ tạp chất nào cản trở hoạt động của van. Ngoài ra thì có thể sử dụng van lọc Y ở phía trước.
Áp suất đầu ra của van không ổn định
Nguyên nhân:
- Cài đặt sai chỉ số áp suất đầu ra tương ứng của hệ thống.
- Lò xo bên trong thân van bị mài mòn, làm gián đoạn độ nén của lò xo, ảnh hưởng đến khả năng tăng/ giảm áp suất dòng chảy.
Cách khắc phục:
- Cần kiểm tra và tiến hành thay lò xo mới để đảm bảo độ nén chính xác.
- Kiểm tra lại các thông số cài đặt, phải phù hợp với hệ thống. Nên tham khảo ý kiến, nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Van phát ra tiếng ồn khi hoạt động
Nguyên nhân:
- Van giảm áp bị kẹt các tạp chất, rác thải bên trong.
- Áp suất đầu vào của van quá lớn.
Giải pháp:
- Vệ sinh, làm sạch van hoặc có thể kết hợp sử dụng thêm van lọc y.
- Lắp đặt thêm van giảm áp, để áp lực đầu vào không quá lớn.
Địa chỉ cung cấp van giá rẻ
Công ty TNHH Thương Mại & XNK HT Việt Nam chuyên phân phối, cung cấp các loại van công nghiệp nói chung và van giảm áp nói riêng uy tín và chất lượng.
Là một trong những đơn vị hàng đầu miền Bắc, công ty chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm tuyệt vời.
Sản phẩm của công ty luôn đa dạng kích thước, mẫu mã được nhập khẩu chính hãng từ các quốc gia lớn trên thế giới như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italy,…
Tại sao nên mua van giảm áp của HT Việt Nam?
Đó là bởi vì:
- Đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình.
- Sản phẩm cam kết chính hãng.
- Chính sách bảo hành 12 tháng, đổi trả trong vòng 3-7 ngày.
- Giấy tờ kiểm định CO/CQ đầy đủ.
- Giao hàng mọi nơi.
- Nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản,…
- Giá cả cạnh tranh trên thị trường.
Với những đặc điểm này, chúng tôi tin rằng HT Việt Nam là một sự lựa chọn hoàn hảo với bạn.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.