Van điều khiển khí nén

Hiển thị tất cả 19 kết quả

Van điều khiển khí nén

Hiện nay, các loại van công nghiệp được sản xuất ra với nhiều phương thức vận hành khác nhau như điều khiển thủ công ( tay quay, tay gạt), điều khiển tự động bằng điện hoặc bộ khí nén.

Vậy van điều khiển khí nén là gì? Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Hãy để XNK HT Việt Nam giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén là thành phẩm của công nghệ tiên tiến. Do nó được hoạt động hoàn toàn tự động mà không cần đến thao tác thủ công, nên tiết kiệm sức lực cho người sử dụng.

Đây là sự kết hợp giữa bộ điều khiển khí nén cùng với các dòng van cơ như van bướm, van bi, van cổng, van cầu,…

Nó được vận hành hoạt động bằng cách cấp áp lực khí nén vào bên trong van. Lúc này, bộ điều khiển sẽ phân tích, chuyển đổi áp lực khí nén đó thành động năng làm trục van chuyển động. Từ đó, đĩa van cũng được hoạt động theo, thực hiện chu trình đóng/mở van.

Do van được sản xuất với nhiều chất liệu, kích thước khác nhau nên nó sẽ đáp ứng, phù hợp với mọi hệ thống đường ống. Tuy nhiên, để có thể hoạt động được thì cần có một hệ thống cung cấp khí nén với áp suất vừa đủ.

Thông số kĩ thuật của van điều khiển bằng khí nén

  • Model: GKP052 – GKP210.
  • Vật liệu làm đầu khí nén: hợp kim nhôm.
  • Áp suất làm việc của khí nén: 3-8 bar.
  • Các loại van cơ: van bi, van cổng, van cầu, van bướm,…
  • Vật liệu chế tạo van: gang, inox, nhựa, thép,…
  • Kích thước: DN15- DN500.
  • Kiểu kết nối : nối ren, mặt bích, kẹp bích, tai bích,…
  • Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, DIN, ANSI, BS.
  • Nhiệt độ làm việc: -20 – 220 độ C.
  • Áp suất làm việc: PN10, PN16, PN25.
  • Môi trường làm việc: nước sạch, nước thải, hơi nóng, khí nén, hóa chất, dung dịch,…
  • Nguồn gốc: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia,…
  • Chính sách bảo hành: 12 tháng.

 Đặc điểm của van điều khiển khí nén

  • Do được sản xuất trên tiêu chuẩn IP67 nên van có khả năng kháng bụi, chống nước.
  • Dòng van này có thời gian đóng/mở tương đối nhanh (chỉ mất khoảng 1-3s cho một chu kì).
  • Với phương thức hoạt động bằng khí nén nên nó đem lại sự an toàn cho người sử dụng, tránh xảy ra hiện tượng chập cháy trong quá trình sử dụng.
  • Khi phải làm việc dưới ảnh hưởng của thời tiết, môi trường bên ngoài thì van vẫn có thể hoạt động ổn định.
  • Van hoạt động một cách tự động hóa mà không cần tốn sức lực của người dùng.
  • Được thiết kế, có khả năng kết nối với nhiều loại van cơ khác nhau nên đem lại đa sự lựa chọn cho khách hàng.
  • Với 2 dạng hoạt động kiểu ON/OFF và kiểu tuyến tính càng làm đa dạng tính phong phú của sản phẩm.
  • Giá thành phù hợp.

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của van điều khiển bằng khí nén

Tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của loại van điều khiển khí nén.

Cấu tạo của van điều khiển khí nén

Thông thường, van điều khiển khí nén bao gồm 2 bộ phận chính đó là bộ truyền động khí nén và phần van cơ.

Bộ truyền động khí nén

Đây là bộ phận dùng để điểu khiển hoạt động của van một cách chính xác và hiệu quả. Các chi tiết cấu thành nên bộ điều khiển khí nén bao gồm:

Thân vỏ bên ngoài được làm từ hợp kim nhôm, có chức năng bảo vệ các chi tiết bên trong khỏi sự va đập, tác động từ môi trường bên ngoài.

Piston được làm bằng nhôm hoặc thép không gỉ. Bộ phận này có trách nhiệm chính trong việc chuyển đổi áp lực khí nén thành chuyển động cơ học, giúp điều khiển van.

Trục piston có công dụng kết nối với trục của van cơ và liên kết trực tiếp với piston của bộ khí nén. Khi piston di chuyển, trục piston truyền lực này đến van, thay đổi trạng thái đóng/mở của van.

Cổng cấp khí nén có chức năng điều khiển dòng khí nén cấp vào và ra khỏi buồng dẫn khí.

Buồng dẫn khí là nơi chứa cũng như dẫn khí nén đến piston.

Giám sát hành trình: cung cấp thông tin về trạng thái đong/mở của van.

Phần van cơ

Bộ phận này được gắn ở phía dưới bộ truyền động. Nó có công dụng để kết nối với hệ thống đường ống. Đồng thời có chức năng đóng/mở hoặc điều tiết lưu lượng dòng chảy chất.

Các loại van cơ thường được sử dụng để kết nối với bộ điều khiển khí nén như van bướm, van bi, van cổng, van cầu,…

Cấu tạo chung của các loại van cơ:

Thân van được làm từ các loại vật liệu như inox, gang, nhựa, đồng,…Do đó, nó có thể thích ứng được với nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Trục van dùng để nối bộ điều khiển khí nén với đĩa hoặc bi van.

Đĩa van- bi van: đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất. Nó có chức năng thực hiện đóng/mở hoặc kiểm soát lưu lượng chất của hệ thống.

Gioăng làm kín: được làm vật liệu cao su, Teflon, EPDM, hoặc NBR. Bộ phận này giúp làm tăng độ kín của van, ngăn ngừa không cho lưu chất bị rò rỉ ra bên ngoài.

Nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén

Do bộ truyền động khí nén được chia làm hai loại tác động đơn và tác động kép nên chúng sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau.

Van điều khiển khí nén tác động đơn

Van hoạt động dựa trên nguyên lý cấp khí nén một lần.

Ban đầu, van điều khiển khí nén ở trạng thái đóng. Để có thể mở được van thì cần cấp khí nén vào khoang trong của van. Lúc này, áp lực khí nén lớn hơn lực của lò xo nên ép piston về hai phía. Từ đó, nhờ vào các bánh răng mà trục van di chuyển làm mở đĩa van, lưu chất được đi qua dễ dàng.

Khi muốn đóng van thì chỉ cần ngừng cung cấp khí nén. Do lực đàn hồi của lò xo nên piston được di chuyển về vị trí ban đầu, đĩa van đóng, ngăn không cho lưu chất chảy qua.

Van điều khiển khí nén tác động kép

Đối với dòng van này, muốn thực hiện chu trình đóng mở van thì cần cấp nguồn khí nén 2 lần. Van được thiết kế bao gồm một buồng giữa và 2 khoang ở 2 đầu.

Khi muốn mở van thì chỉ cần cấp khí nén vào khoang giữa. Khi đó, lực của khí nén sẽ đẩy piston về hai phía khiến các bánh răng chuyển động kéo trục van và bộ chuyền xoay, tạo trạng thái mở cho van.

Ngược lại, khi muốn đóng van thì người dùng cần cấp khí nén vào hai khoang hai bên. Áp lực khí nén sẽ ép piston về vị trí ban đầu, tạo trạng thái đóng cho van.

Ứng dụng của van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén là một trong những dòng van được vận hành một cách tự động hóa, đem đến sự thuận tiện và là giải pháp hoàn hảo cho nhiều hệ thống.

Chính bởi vì tính năng nổi trội như vậy nên nó trở thành một dòng sản phẩm tương đối phổ biến trên thị trường, và được đưa vào sử dụng trong nhiều hệ thống sản xuất như:

  • Van điều khiển khí nén được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống cấp thoát nước sạch, nước sinh hoạt, tòa nhà, hộ dân cư,…
  • Hệ thống xử lý nước thải cho các nhà máy, khu công nghiệp, khu chung cư,…
  • Sử dụng trong các hệ thống nước giải khát, bia rượu, đồ uống,…
  • Hệ thống sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm,…
  • Ứng dụng trong hệ thống tưới tiêu, nuôi trồng nông nghiệp.
  • Hệ thống nhà máy sản xuất xi măng, bột giấy, thức ăn chăn nuôi,…
  • Van được ứng dụng trong hệ thống lọc hóa dầu, khí, xăng dầu,…

Những dòng van điều khiển khí nén hiện nay trên thị trường

Để đáp ứng được mong muốn, nhu cầu sử dụng dòng sản phẩm này trên thị trường, van điều khiển khí nén được sản xuất ra nhiều chủng loại khác nhau.

Vậy nên, ở phần này HT Việt Nam sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về các loại van điều khiển khí nén. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Phân loại theo các loại van cơ

Van bi điều khiển khí nén

Đây là dòng van phía bên trong thân được thiết kế viên bi rỗng, khoét lỗ. Nó có khả năng đóng, mở nhanh, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, van bi điều khiển khí nén được đánh giá cao về độ bền, khả năng hoạt động, chịu đựng được áp lực, nhiệt độ tốt.

Với hai kiểu kết nối đặc trưng là nối bích và nối ren, giúp van dễ dàng gắn với hệ thống đường ống.

Van bướm điều khiển khí nén

Van có công dụng dùng để đóng mở hoặc điều tiết lưu lượng chất. Với phần thân van được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gang, inox, thép, nhựa nên nó có thể phù hợp với các môi trường làm việc từ áp suất thấp đến cao.

Không chỉ có vậy, van có thiết kế gọn nhẹ, đa dạng kích thước, chủng loại, phù hợp để lắp đặt trong các hệ thống công nghiệp từ nhẹ tới nặng.

Van cầu điều khiển khí nén

Do phần thân van được thiết kế dưới dạng chữ ngã nên nó được đánh giá là loại van có khả năng điều tiết dòng chảy tốt nhất.

Dòng van này chủ yếu được sản xuất dưới dạng van điều khiển tuyến tính. Nó có khả năng hoạt động và làm việc trong môi trường khí, hơi nóng, có áp lực cao.

Vậy nên, van thường được ứng dụng trong hệ thống sản xuất, thủy điện, dầu khí,…

Van cổng dao điều khiển khí nén

Đây là một trong những biến thể của van cổng. Nhưng nó có thiết kế nhỏ gọn, tốn ít diện tích lắp đặt hơn.

Loại van này thường được ứng dụng trong các hệ thống sản xuất xi măng, nước thải, gạch men,…

Van y xiên điều khiển khí nén

Dòng van này được thiết kế dưới dạng góc nghiêng, nên giúp tối ưu hóa dòng chảy và giúp van hoạt động tốt trong môi trường áp lực cao.

Do vậy, van thường được sử dụng trong các hệ thống nhà máy dệt nhuộm, bao bì, giấy, hóa chất,…

Phân loại theo dạng hoạt động

Van điều khiển khí nén dạng ON/OFF

Dòng van này là một sự lựa chọn hoàn hảo đối với các hệ thống yêu cầu sự đóng/mở hoàn toàn.

Van điều khiển khí nén dạng tuyến tính

Khác với dòng van điều khiển khí nén dạng ON/OFF, van điều khiển khí nén dạng tuyến tính có chức năng điều tiết lưu lượng một cách chính xác. Từ đó, nó giúp cho quá trình hoạt động của hệ thống diễn ra một cách hiệu quả.

Thông thường, dòng van này thường được ứng dụng trong các hệ thống sản xuất, hóa chất, dầu khí, năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm,…

Phân loại theo vật liệu chế tạo van

Để đáp ứng cho mọi môi trường hoạt động, từ áp suất, nhiệt độ thấp cho đến môi trường có nhiệt độ cao hay thậm chí là có tính ăn mòn lớn thì van điều khiển khí nén cũng được sản xuất với nhiều dòng vật liệu khác nhau, phù hợp với từng hệ thống làm việc.

Van điều khiển khí nén nhựa

Van thường được làm bằng vật liệu nhựa PVC, uPVC,…Với đặc tính của chất liệu nhựa nên dòng van này thường được ứng dụng trong hệ thống nhà máy xử lý nước thải, xi măng, nhà máy thực phẩm đồ uống, hệ thống nước dân sinh,…

Van điều khiển khí nén gang

Van mang trong mình đặc tính với độ bền cao. Bên cạnh đó, thông thường phía bên ngoài của nó thường được sơn một lớp sơn epoxy, do đó, có khả năng chống thấm, oxy hóa, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.

Van điều khiển khí nén inox

Dòng van này được xếp vào hạng có giá thành tương đối cao. Nó thường được làm từ inox 201, inox 304, inox 316.

Van điều khiển khí nén inox mang đầy đủ các đặc điểm nổi bật của vật liệu này như có khả năng chịu được sự ăn mòn, hoạt động được trong môi trường có áp suất và nhiệt độ cao.

Van điều khiển khí nén thép

Thép được sử dụng ở đây là dòng thép WCB. Nó có những ưu điểm như khả năng chịu được áp lực và nhiệt độ tốt hơn gang. Bên cạnh đó, độ bền của van cao, chịu được va đập tốt và đặc biệt là khả năng chịu được sự mài mòn từ môi chất.

Những phụ kiện đi kèm với như van điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển khí nén là dòng van hoạt động một cách tự động hóa, đem đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi liên kết nó với các phụ kiện khác sẽ càng thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ thống, nâng cao hiệu suất làm việc.

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số các loại phụ kiện thường được đi kèm với van điều khiển khí nén.

Bộ tuyến tính – Positioner

Đây là bộ phận thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc nhựa và có chức năng dùng để điều tiết dòng chảy.

Thiết bị này chỉ được xuất hiện ở dạng van điều khiển khí nén tuyến tính.

Positioner sẽ nhận nguồn tín hiệu từ 4 – 20 mA. Tín hiệu 4 – 20 mA sẽ tương ứng với các góc mở. Góc độ 4 là đóng hoàn toàn, 8 là mở 25%, 12 là 50%, 16 là 75% và 20 sẽ làm mở hoàn toàn.

Khi nhận các tín hiệu truyền vào, bộ tuyến tính sẽ điều chỉnh lượng khí nén được cấp vào van. Từ đó, giúp đĩa van được đóng mở theo mức độ mong muốn.

Không chỉ có vậy, bộ tuyến tính còn giúp phản ảnh vị trí hiện tại của van thông qua tín hiệu đầu ra. Từ đó, giúp người vận hành có thể dễ dàng quan sát và có những thay đổi thích hợp.

Công tắc giám sát hành trình – Limit Switch Box

Thiết bị này có chức năng giúp thông báo vị trí, trạng thái đóng/ mở của đĩa van. Nhờ vậy, mà người sử dụng mới có thể dễ dàng nắm bắt được tình trạng của van và có những điều chỉnh kịp thời để tối ưu hóa hiệu suất làm việc của hệ thống.

Van điện từ khí nén – Pneumatic Solenoid Valve

Nó có công dụng chia lượng khí nén vào từng cổng trong bộ truyền động. Nhờ vậy mà giúp kiểm soát chính xác và hiệu quả lưu lượng khí nén.

Bộ lọc khí nén – Compressed Air Filter

Thiết bị này có công dụng lọc bỏ các tạp chất như hơi nước, bụi bẩn,… giúp làm sạch đường ống, tăng hiệu suất làm việc cũng như đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra ổn định.

Lò xo đàn hồi – Elastic Spring

Lò xo đàn hồi chỉ xuất hiện ở van điều khiển khí nén tác động đơn.

Với khả năng nén và đàn hồi linh hoạt, nó giúp đưa piston di chuyển về vị trí ban đầu nhanh và chính xác nhất.

Do vậy, đối với van điều khiển khí nén tác động đơn thì không cần cấp khí nén đến lần thứ 2 thì nó vẫn có khả năng quay về trạng thái đóng ban đầu.

Tiêu âm – Sound Reduction

Tiêu âm là một trong những phụ kiện rất cần có trong các dòng van điều khiển khí nén. Nó có công dụng giúp giảm thiểu tiếng ồn một cách hiệu quả, cải thiện điều kiện làm việc.

Bên ngoài của tiêu âm thường được làm từ chất liệu đồng hoặc hợp kim, giúp tăng tính bền và khả năng chịu áp lực cao. Đồng thời, nó được thiết kế nhỏ gọn, đem lại sự thuận tiện trong quá trình lắp đặt.

Lưu ý kiểm tra vận hành của van điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển khí nén là sản phẩm có nhiều tính năng nổi trội, đem lại hiệu quả làm việc cao. Tuy nhiên, để sử dụng đúng cách và tối ưu hóa hiệu suất, kéo dài tuổi thọ của van thì không phải ai cũng biết.

Hãy để chúng tôi cung cấp những thông tin hữu ích này đến bạn thông qua đoạn dưới đây.

Lưu ý lựa chọn van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén được sản xuất với các chủng loại khác nhau, đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, để chọn được loại van có thể hoạt động tốt trong hệ thống làm việc của mình thì người mua cần lưu ý:

  • Tùy vào môi trường làm việc mà lựa chọn vật liệu van phù hợp. Ví dụ như đối với môi trường có nhiệt độ cao, thì vật liệu inox là một sự lựa chọn phù hợp.
  • Chọn mua những sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng, hiệu suất làm việc của hệ thống.
  • Xác định kích thước đường ống để lựa chọn van có kích thước tương ứng.
  • Lựa chọn van có cùng kiểu kết nối với hệ thống đường ống.

Lưu ý lắp đặt van điều khiển khí nén

  • Đối với phần van cơ, khi kết nối với đường ống bằng mối nối ren thì cần bôi thêm một lớp băng tan. Còn đối với dạng mặt bích thì cần chèn thêm gioăng làm kín. Việc làm như vậy sẽ giúp mối nối được chắc chắn, tránh rò rỉ lưu chất ra môi trường bên ngoài.
  • Khi siết bulong qua các mặt bích thì cần siết đều tay, đủ lực, đảm bảo không bị kênh trong quá trình lắp đặt.
  • Nên lắp đặt van giảm áp trước hệ thống khí giúp đảm bảo áp lực đầu vào luôn nằm trong mức an toàn, dễ dàng kiểm soát.

Lưu ý khi vận hành van điều khiển khí nén

Quá trình vận hành van đúng cách là bước quan trọng, quyết định đến khả năng hoạt động của hệ thống cũng như kết quả làm việc. Vậy nên, trong quá trình vận hành hoạt động, người sử dụng cần chú ý đến những điều sau:

Kiểm tra áp suất đầu vào

Thông thường áp suất khí nén cung cấp vào bộ chuyển động giúp van được hoạt động ổn định là từ 3 – 8 bar.

Nếu áp suất khí nén cấp vào van quá nhỏ có thể dẫn đến tình trạng van không thể hoạt động.  Từ đó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, hoặc lưu chất chảy quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Ngược lại, nếu áp suất đầu vào quá cao thì có thể đây ra tình trạng các thiết bị bên trong bị ăn mòn, có thể tăng nguy cơ gây ra tình trạng nổ vỡ.

Chính vì vậy, việc kiểm tra áp suất khí nén trước khi cung cấp vào bộ truyền động là bước vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì nó giúp cho quá trình hoạt động được ổn định, an toàn, đúng tiến độ công việc.

Kiểm tra độ kín của van

Quá trình kiểm tra độ kín của van để người sử dụng phát hiện ra tình trạng rò rỉ một cách kịp thời, nhanh chóng và có những biện pháp khắc phục.

Việc lưu chất bị rò rỉ ra bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của hệ thống, gây ra tình trạng thất thoát tài nguyên thậm chí là gây nguy hiểm, mất an toàn cho người sử dụng.

Vậy nên, người vận hành cần thường xuyên kiểm tra các mối nối và có những sửa chữa, thay thế phù hợp.

Kiểm tra áp suất và nhiệt độ của lưu chất bên trong hệ thống

Nhiệt độ và áp suất có thể nói là một trong những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và độ bền của van điều khiển khí nén.

Nếu áp suất, nhiệt độ của van và hệ thống không tương thích, phù hợp với nhau thì dễ dàng gây ra tình trạng hao mòn, giảm hiệu suất làm việc.

Do vậy, việc kiểm ra áp suất và nhiệt độ của lưu chất là rất cần thiết để xác định và lựa chọn dòng van phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của người tiêu dùng.

Địa điểm cung cấp van điều khiển khí nén chính hãng

Việc lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm chính hãng là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm.

Công ty chúng tôi – công ty TNHH Thương Mại & XNK HT Việt Nam cam kết là đơn vị cung cấp, phân phối các sản phẩm chính hãng với đầy đủ giấy tờ kiểm định CO/ CQ rõ ràng.

Do được nhập khẩu trực tiếp tại nhà máy sản xuất nên chúng tôi mang đến cho khách hàng những mức giá phải chăng nhất.

Bên cạnh đó, những sản phẩm của chúng tôi được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia,… cùng với kích thước, mẫu mã đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Không chỉ có vậy, nếu quý khách còn đang băn khoăn, chưa biết lựa chọn sản phẩm nào phù hợp thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số Hotline.

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tình tư vấn, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc từ phía khách hàng, chúng tôi tin rằng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Báo giá van điều khiển bằng khí nén

Như đã nói ở trên, van điều khiển khí nén được chúng tôi nhập trực tiếp, không qua trung gian nên giá bán cam kết là giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

Tuy nhiên, do van điều khiển bằng khí nén có đa dạng các chủng loại khác nhau nên giá thành sẽ không giống nhau.

Vậy nên để được nhận bảng giá chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.