Hiển thị 1–20 của 51 kết quả

Van bi | Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động, Phân loại van bi

Van bi là một trong những loại van dùng để đóng/ mở, điều chỉnh lưu lượng dòng chảy. Với chức năng như vậy nên van bi được ứng dụng rất nhiều trong thực tế từ các hệ thống công nghiệp cho đến các hệ thống dân sinh.

Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm sự hiểu biết, những thông tin cần thiết về loại van bi này nhé!

Khái niệm van bi

Van bi có tên tiếng anh là Ball Valve. Van được sử dụng để đóng/ mở dòng lưu chất trong đường ống dẫn.

Bên trong của van có cấu tạo bởi một viên bi rỗng, khoét lỗ có thể xoay quanh trục van góc nhỏ hơn 90 độ để hoạt động đóng/ mở cũng như điều tiết lưu lượng của dòng chảy trong ống dẫn.

Thông số kỹ thuật của van bi

  • Kích thước: DN8- DN500.
  • Vật liệu: Inox, gang, đồng, nhựa.
  • Vật liệu gioăng làm kín: cao su, Teflon.
  • Kiểu kết nối: nối ren, mặt bích, rắc co, hàn, kẹp Clamp.
  • Áp lực làm việc: PN10, PN16.
  • Nhiệt độ làm việc: -10 độ C – 180 độ C.
  • Kiểu vận hành: tay gạt, tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén.
  • Sử dụng trong môi trường: hóa chất, xăng dầu, khí, hơi,…
  • Xuất xứ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản,…
  • Thương hiệu: JMV, Chuanglan, Miha, Jouen,…
  • Đầy đủ giấy tờ CO/CQ.
  • Bảo hành: 12 tháng.

Cấu tạo và cơ chế vận hành của van bi

Về chức năng của van bi là để điều tiết lưu lượng chất bên trong hệ thống thì ai cũng biết. Tuy nhiên van bi được cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động của nó ra làm sao thì chắc đây cũng là thắc mắc của nhiều người.

Hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc đó thông qua phần bài viết dưới đây.

Cấu tạo của van bi

Van bi được cấu tạo gồm 5 bộ phận: thân van, trục van, quả bi, phần đệm & gioăng làm kín và bộ phận truyền động.

Thân van: đây là bộ phận quan trọng nhất của van bi, giúp gắn kết các bộ phận lại với nhau tạo thành một khối thống nhất.

Ngoài ra, thân van còn được làm từ những vật liệu gang, nhựa, thép, inox hoặc đồng; phù hợp với đa dạng môi trường làm việc.

Quả bi: được đục lỗ xuyên tâm và có chức năng cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy chất đi qua. Có 3 kiểu bi van:

Loại Full Port: loại bi này có đặc điểm đường kính lỗ khoét của bi bằng đúng đường kính bên trong của ống.

Loại Reduced Port: khác với Full Port, loại bi này có đường kính lỗ khoét nhỏ hơn đường kính trong của ống dẫn.

Loại V- Port: loại bi này có lỗ khoét dạng chữ V, với vòng đệm ( Seat) kín khí, đảm bảo cho lượng dòng lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Trục van:  có vai trò truyền động, truyền momen xoắn từ tay van vào bi van.

Gioăng làm kín: có chức năng làm kín, ngăn không cho lưu chất bị rò rỉ ra bên ngoài. Nó thường được làm bằng Teflon (PTFE), cao su, EPDM.

Bộ phận truyền động: có thể là tay gạt, tay quay hoặc thậm chí là bộ điều khiển điện, bộ truyền động bằng khí nén. Chúng có công dụng điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy cũng như đóng/ mở van.

Nguyên lý hoạt động của van bi

Van bi hoạt động được nhờ lực tác động vào bộ phận truyền động ( tay gạt, tay xoay) hoặc sử dụng bộ truyền động điện, bộ nén khí. Khi bị lực tác động, trục bi xoay kéo theo bi van cũng xoay.

Khi lỗ xuyên tâm của quả bi nằm thẳng hàng với đường ống đồng nghĩa với việc van sẽ ở trạng thái mở, dòng lưu chất dễ dàng đi qua.

Khi lỗ xuyên tâm của quả bi nằm vuông góc với dòng chảy tức là van đóng hoàn toàn không cho lưu chất đi qua.

Ưu điểm và nhược điểm của van bi

Phần tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của van bi để ứng dụng nó cho hợp lý nhé.

Ưu điểm của van bi

  • Van bi có giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng trên thị trường người tiêu dùng.
  • Với thiết kế cấu tạo gọn, nhẹ, đơn giản, dễ dàng sử dụng.
  • Van được thiết kế với đa dạng, nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng.
  • Tiết kiệm sức lao động của nhân công do van bi dễ dàng sử dụng và điều khiển.
  • Với độ bịt kín cao, van bi giúp ngăn chặn các tình trạng rò rỉ hợp chất ra môi trường bên ngoài.
  • Van bi được chế tạo từ rất nhiều vật liệu khác nhau như inox, nhựa, thép,… do vậy nó có khả năng phù hợp với nhiều môi trường khác nhau.
  • Sản phẩm cũng dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh từ đó tiết kiệm được chi phí và thời gian sửa chữa.

Nhược điểm của van bi

Bất kì sản phẩm nào cũng vậy, bên cạnh những lợi thế về ưu điểm thì cũng tồn tại những khía cạnh nhược điểm. Đối với van bi, ngoài những ưu điểm điểm nổi trội đã kể trên thì nó còn có một số hạn chế như:

  • Do được thiết kế gọn, nhẹ, đơn giản nên van bi sẽ không phù hợp với các công trình lớn, đòi hỏi yêu cầu về kĩ thuật cao.
  • Trong môi trường lưu chất bùn, rác thải thì sản phẩm này không được đánh giá cao.

Phân loại van bi

Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp, của các loại nguyên vật liệu thì van bi cũng được thiết kế cấu tạo với đa dạng mẫu mã khác nhau.

Mỗi một loại van bi lại có những đặc điểm nổi bật và được ứng dụng trong các hệ thống, môi trường làm việc phù hợp. Dưới đây là những loại van bi đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện tại.

Phân loại theo thiết kế

Van bi 2 ngã: Van bi 2 ngã là van có 2 lỗ mở, có một đầu vào và một đầu ra. Chúng được sử dụng để đóng mở dòng lưu chất trong hệ thống đường ống dẫn hoặc kiểm soát lưu lượng dòng chảy.

Đặc điểm nổi bật của Double Way Ball Valve là lưu lượng cửa vào và cửa ra không có sự chênh lệch đáng kể.

Do vậy, van bi 2 ngã được ứng dụng trong các hệ thống cấp nước, xử lý nước thải hay trong môi trường cần điều tiết lưu lượng dòng chảy một cách hiệu quả.

Van bi 3 ngã: Nếu như van bi 2 ngã là van có 2 lỗ mở thì van bi 3 ngã là van có 3 cổng ( 1 cổng vào 2 cổng ra hoặc 2 cổng vào 1 cổng ra).

Van bi 3 ngã bao gồm có 3 loại chính là kiểu chữ L, kiểu chữ T và chữ LL; trong đó phổ biến nhất vẫn là van kiểu chữ T và kiểu chữ L.

  • Van bi 3 ngã kiểu chữ T: là kiểu van mà các bi van được khoét lỗ giống hình chữ T bao gồm 3 lỗ lưu thông. Khi đó, dòng lưu chất có thể chảy thông với nhau qua 3 lỗ này hoặc bịt 1 lỗ để 2 lỗ còn lại chảy thông với nhau.
  • Van bi 3 ngã kiểu chữ L: quả bi trong van được thiết kế với dạng hình chữ L. Khi hoạt động, dòng lưu chất chỉ được chảy qua 2 lỗ thông nhau. Thông thường, kiểu thiết kế cấu tạo này thường được dùng khi muốn chuyển hướng của dòng lưu chất.

Dòng van bi 3 ngã này thường được ứng dụng trong các hệ thống trao đổi nhiệt với nhiệt như dầu truyền nhiệt,…

Van bi 1 thân: hay còn được gọi là van bi một mảnh thường được sử dụng trong môi trường nước sạch, hệ thống cấp thoát nước cho các hộ gia đình, chung cư,…Loại van này chủ yếu được làm từ inox, nhựa, đồng,…

Ưu điểm của van bi 1 thân:

  • Thiết kế nhỏ, gọn dễ vận chuyển, lắp đặt.
  • Đa dạng mẫu mã, chất liệu phù hợp với nhiều môi trường hoạt động khác nhau.
  • Tuổi thọ cao, ít phải thay thế, sửa chữa, bảo trì.
  • Giá thành phù hợp với khả năng chi trả của đa khách hàng.

Nhược điểm:

  • Kích cỡ không đa dạng bằng các dòng sản phẩm khác.
  • Nhiều sản phẩm nhái, kém chất lượng nên gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc mua sản phẩm.

Van bi 2 thân: Hay còn được gọi là van bi 2 mảnh. Đây là loại van bao gồm có 2 mảnh riêng biệt và được kết nối với nhau thông qua các bulong và đai ốc.

Ưu điểm của van bi 2 thân:

  • Dễ dàng bảo dưỡng thay thế.
  • Đảm bảo độ chắc chắn và ngăn không cho dòng lưu chất bị rò rỉ ra bên ngoài thông qua các kết nối bằng bulong và đai ốc.
  • Được thiết kế với đa dạng kích thước khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.

Van bi 3 thân: có tên tiếng anh là ball vavle 3 pieces. Loại van này được cấu tạo gồm 3 mảnh ghép nối lại với nhau thông qua các bulong và đai ốc.

Do đó, van bi ba thân đảm bảo được sự chắc chắn, hiệu quả trong quá trình hoạt động hơn là những loại van bi 1 mảnh và 2 mảnh.

Ưu điểm của van bi 3 thân:

  • Thiết kế đơn giản, dễ dàng sửa chữa thay thế.
  • Tránh được tình trạng rò rỉ dòng lưu chất ra bên ngoài do có các mối nối chắc chắn.
  • Tốc độ đóng/ mở van nhanh chóng.

Phân loại theo chất liệu van bi

Van bi inox: van được chế tạo từ vật liệu inox 201, inox 304, inox 316.

Do đặc điểm của inox có tính chống ăn mòn cao, thích ứng được tốt trong các môi trường hóa chất, axit, bazo nên van bi Inox cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hệ thống đường ống nước dẫn, trong ngành chế biến thực phẩm,…

Van bi nhựa: nhựa được sử dụng để làm van bi là nhựa PVC, UPVC, CPVC, PPH.

Đặc điểm của van bi nhựa là có khả năng làm việc trong môi trường kiềm, muối, axit, môi trường ăn mòn.

Tuy nhiên van bị nhựa bị giới hạn bởi nhiệt độ hoạt động. Nó chỉ hoạt động ổn định trong điều kiện nhiệt độ dưới 80 độ C.

Vì vậy, khi sử dụng, người dùng cần xác định nhiệt độ môi trường làm việc trước khi lựa chọn loại van này.

Van bị đồng: loại van này có giá tương đối rẻ kết hợp với độ bền, khả năng chịu đựng được những tác động, ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài cao. Do vậy, nó thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như là truyển tải, lưu trữ, xử lý khí công nghiệp, hay trong hệ thống xử lý nước,…

Van bi gang: loại van bi này được làm bằng chất liệu gang đúc. Nó có khả năng làm việc được trong môi trường hơi nóng, khí nén, lưu chất nước,…

Bên cạnh đó, van bi gang còn có thể làm việc được trong môi trường có áp suất cao nên được ứng dụng trong lĩnh vực như hệ thống đường ống nước dân sinh, hệ thống cấp hơi nóng, hệ thống xử lý nước sạch ,….

Van bi thép: chất liệu làm nên van này là thép đúc. Nó có những ưu điểm nổi bật như là khả năng chống ăn mòn, làm việc trong môi trường áp suất nhiệt độ cao lên đến 200 – 300 độ C.

Van bi thép được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau như là hệ thống sản xuất sắt, thép, hệ thống nhà máy nhiệt điện thủy điện; hệ thống sản xuất, đóng tàu hay trong hệ thống xăng dầu nóng,…

Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ

Van bi Trung Quốc: đây là loại van được nhập khẩu từ Trung Quốc. Van Trung Quốc được đánh giá là chất lượng và có giá thành rẻ hơn so với thị trường chung.

Do đó, loại van này được ứng dụng trong các khâu truyền sản xuất, hệ thống nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm, hệ thống nước dân sinh,…

Van bi Đài Loan: van bi được sản xuất để giúp lưu thông dòng chảy chất. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp hóa chất, xử lý nước thải, ứng dụng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm.

Van bi Hàn Quốc: được ứng dụng trong hệ thống xây dựng dân sinh, hệ thống chế biến rượu, nước ngọt, chế biến dược phẩm hay trong hệ thống lò hơi, xông hơi,…

Van bi Nhật Bản: Nhật Bản là đất nước bậc nhất trên thế giới về ngành công nghiệp kĩ thuật với các sản phẩm được thiết kế có cấu tạo rõ ràng, đạt chuẩn từng chi tiết.

Do vậy van bi Nhật Bản được cho là loại van bi có đặc tính, chất lượng nổi trội. Loại van này có khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, áp lực làm việc lớn nên thường được ứng dụng trong các môi trường xử lý đường ống dẫn nước, hơi nóng, môi trường khí, xăng dầu,…

Phân loại theo kiểu kết nối

Van bi nối ren: là kiểu van được kết nối với đường ống thông qua các mối ren.

Việc kết nối ren khiến cho quá trình lắp đặt và sửa chữa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Thông thường, van bi nối ren hay được ứng dụng trong hệ thống khí hơi, hệ thống chiller,…

Van bi lắp bích: là thiết kế mà các van bi được nối với đường ống thông qua mặt bích nhờ các bulong và đai ốc.

Đối với các hệ thống đường ống có kích thước lớn thì kiểu nối bích là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Van bi nối hàn: là loại van được cấu tạo với hai đầu là hai ống trơn. Van bi được nối với đường ống dẫn bằng cách hàn cố định hai bên.

Chính vì vậy, van được nối với đường ống dẫn một cách chặt chẽ, kín đáo và tránh được tình trạng rò rỉ dòng lưu chất ra bên ngoài.

Tuy nhiên với kiểu nối hàn, van bi sẽ khó có thể tháo rời để vệ sinh hay sửa chữa thay thế khi có hỏng hóc.

Van bi nối rắc co: van bi được thiết kế sẵn các rắc co trên thân van giúp người dùng dễ dàng lắp đặt nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Thông thường, nối rắc co chỉ xuất hiện ở chất liệu nhựa như PVC, uPVC, cPVC, PPH,…

Để có thể lắp đúng thì trước tiên cần tháo rời hết rắc co trên thân van. Sau đó, lắp rắc co cố định vào đường ống trước. Tiếp theo đưa van vào và vặn chặn theo mối ren.

Phân loại theo bộ vận hành

Van bi trên thị trường bao gồm van bi được vận hành bằng sức lực của con người và cả van bi được vận hành tự động.

Van bi tay gạt: là loại van được điều khiển bằng tay gạt để mở hoặc đóng ngăn cho dòng lưu chất chảy. Tay gạt thường được làm bằng các chất liệu khác nhau như inox, nhựa, thép, gang.

Loại van này có kích thước từ DN8 đến DN200. Do đó, nó chỉ phù hợp với những đường ống hệ thống có kích thước nhỏ.

Với thiết kế nhỏ, gọn và đơn giản, loại van này đem đến sự thuận tiện và dễ dàng sử dụng. Thông thường, Hand Level Ball Valve được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước sạch, nước thải,…

Van bi tay quay: loại van này hoạt động được nhờ bộ phận tay quay ( vô lăng). Van bi tay quay thường được sử dụng ở những hệ thống có kích thước lớn đòi hỏi sự vận hành nhẹ nhàng.

Ngoài ra, nó còn có độ chính xác và tính ổn định tương đối cao nhưng tốc độ đóng/mở lại hơi chậm so với loại khác.

Van bi điều khiển điện: loại van này được điểu chỉnh bằng bộ điều khiển điện với dòng điện áp 24V, 220V, 380V.

Đây là một trong những sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Khi mà người sử dụng có thể dễ dàng điều khiển động cơ điện từ xa để van vận hành hoạt động mà không cần phải đến trực tiếp.

Chính vì vậy nên van phù hợp với những nơi có vị trí lắp đặt khó tiếp cận, hay những nơi nguy hiểm trực tiếp đến người sử dụng.

Van bi điều khiển khí nén: van này hoạt động được cho tác động của khí nén. Pneumatic Control Ball Valve được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp, cấp thoát nước, hệ thống khí nén,…

Thời gian đóng/ mở của loại van này nhanh chóng chỉ mất từ 1- 3s. Do vậy, nó giúp cải thiện hiệu suất hoạt động, giảm thiểu sự can thiệp của con người.

Ứng dụng của van bi

Van bi do có độ bền bỉ tốt với chi phí đầu tư ban đầu thấp. Bên cạnh đó, cùng với sự hao hụt về lưu lượng dòng chảy, tốc độ dòng chảy bị thay đổi khi đi qua van là không đáng kể nên van bi được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống hiện nay như là:

  • Hệ thống nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm.
  • Hệ thống sản xuất, tưới tiêu trong nông nghiệp.
  • Trong các ngành công nghiệp nặng như chế tạo ô tô, tàu thủy,…
  • Hệ thống lắp đặt vòi nước, hệ thống nước sinh hoạt.
  • Môi trường nước đa dụng: môi trường nước sạch, nước thải, axit, bazo, môi trường hóa chất,…
  • Hệ thống điều hòa, thông gió.

Một số lưu ý khi sử dụng van bi

Để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của van bi. Chúng tôi xin chia sẻ về những lưu ý cần thiết khi chọn và sử dụng loại van này.

Cách lựa chọn van bi phù hợp

Như đã nói ở trên thì ngày nay trên thị trường van bi được chia làm rất nhiều loại. Vì vậy để có thể chọn được loại van bi phù hợp thì tương đối khó cho khách hàng. Và dưới đây là một số lưu ý cho quý khách khi lựa chọn van bi:

  • Xác định kích thước và tiêu chuẩn của đường ống dẫn để lựa chọn van có kích thước và tiêu chuẩn phù hợp.
  • Xác định dòng lưu chất chảy trong hệ thống cũng như áp suất, nhiệt độ môi trường làm việc để lựa chọn được chất liệu van tương ứng.
  • Lựa chọn đơn vị uy tín để chọn mua van bi.

Cách lắp đặt van bi

Để có thể lắp đặt được van bi thì cần xác định không gian vị trí lắp của van phải phù hợp. Bên cạnh đó cần lựa chọn van có kích thước, thông số kỹ thuật, độ dài tương thích với đường ống dẫn.

Hiện nay, có hai loại lắp van bi thông thường đó là lắp nối ren và lắp nối mặt bích.

  • Đối với lắp nối ren thì mối ren cần đạt tiêu chuẩn ISO 228-1. Khi vặn van bi nối ren vào đường ống dẫn thì cần bôi thêm lớp băng tan để tăng độ khít cho van.
  • Đối với lắp van bi theo kiểu nối mặt bích: đưa hai đầu mặt bích của đầu ống nối lại gần với mặt bích của van. Sau đó, tiến hành siết chặt chúng lại với nhau thông qua các bulong và đai ốc.

Nên chèn thêm gioăng làm kín và giữa hai mặt bích để đảm bảo lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Các lưu ý khi lắp đặt van bi

  • Vệ sinh sạch ống dẫn và van để đảm bảo không bị vướng bụi bẩn gây kẹt rít trong qua trình lắp đặt.
  • Đối với van bi nối ren thì cần vặn đúng chiều, tránh bị kẹt thân van trong quá trình lắp.
  • Đối với van bi nối mặt bích thì các bulong cần được siết chặt vừa phải.
  • Nên chọn vị trí lắp đặt thuận tiện dễ dàng cho việc vận hành, thay thế, sửa chữa khi có vấn đề phát sinh.
  • Sau khi lắp đặt xong cần chạy thử hệ thống để kiểm tra về kết quả lắp đặt, tránh các tình trạng như lưu chất bị chảy ra môi trường bên ngoài, hệ thống phát ra tiếng ồn, rung lắc trong quá trình hoạt động,…

Cách bảo dưỡng van bi

Bảo dưỡng van bi là quy trình cần thiết để đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định, không bị gián đoạn, trục trặc.

Nhưng để bảo dưỡng van bi đúng cách thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, dưới đây là một số cách mà khách hàng có thể áp dụng để bảo trì van bi:

  • Đầu tiên đó là nên bảo dưỡng van bi khi nào?

Van bi hay bất kì thiết bị nào cũng vậy sau một thời gian hoạt động thì thường sẽ phát sinh lỗi trục trặc. Vì vậy, chúng ta nên bảo dưỡng van bi khi van gặp vấn đề trong quá trình hoạt động hoặc bảo dưỡng định kỳ để kéo dài tuổi thọ của van.

Van nên được bảo dưỡng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm để kiểm tra đánh giá quá trình hoạt động cũng như kịp thời thay thế các phụ kiện khi bị hỏng hóc.

  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi van bi để đảm bảo không có bụi bẩn, tạp chất ngăn ngừa diễn ra hoạt động của van.
  • Kiểm tra và tra dầu cho hệ thống để đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra bình thường.
  • Sau quá trình bảo trì, bảo dưỡng van bi cần tiến hành vận hành thử hoạt động của van để đảm bảo nó được diễn ra ổn định và bình thường.

Địa chỉ mua van bi uy tín

Công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam– một trong những công ty chuyên cung cấp các dòng van công nghiệp, phụ kiện,… với giá thành hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Với chính sách bảo hành 12 tháng đối với mọi sản phẩm, công ty đảm bảo ưu tiên lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Để liên hệ tư vấn hoặc mua hàng, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên kinh doanh của công ty để được hỗ trợ.

HT Việt Nam rất hân hạnh được phục vụ quý khách!