Động cơ điện điều khiển van

Động cơ điện điều khiển van

Động cơ điện điều khiển van là một thiết bị ngày càng được ứng dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nó được kết hợp với các dòng van cơ, để lắp đặt ở những vị trí khó hoặc không thể vận hành bằng tay, hay tại những môi trường làm việc có thể dễ dàng gây nguy hiểm đến người sử dụng.

Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của bộ điều khiển điện nhé.

Giới thiệu về bộ điều khiển điện

Bộ điều khiển điện có tên tiếng anh là Electric Control. Nó được dùng để chuyển đổi điện năng thành cơ năng.

Bên cạnh đó, thiết bị này có khả năng được điều khiển từ xa nhờ dòng điện, tạo ra momen xoắn tác động đến trục của van cơ giúp quá trình đóng, mở van được diễn ra một cách dễ dàng.

Những dòng van cơ thường được gắn với bộ điều khiển điện bao gồm van bướm, van bi, van cầu, van cổng,…

Nguồn điện áp được sử dụng thường là 24V, 36V, 110V, 220V, 380V.

Nhờ có thiết bị điểu khiển điện này mà quá trình sản xuất của các hệ thống, nhà máy được diễn ra một cách thuận tiện, dễ dàng, tự động hóa, đem đến hiệu suất làm việc cao.

Lợi ích của bộ điều khiển điện

  • Được vận hành hoạt động một cách tự động hóa, tiết kiệm sức lực và chi phí thuê nhân công.
  • Nguồn điện áp được sử dụng rất dễ tìm kiếm, thông dụng trên thị trường.
  • Quá trình vận hành hoạt động diễn ra đơn giản, đem lại hiệu quả làm việc cao.
  • Với khả năng dễ dàng vận hành từ xa, bộ điều khiển điện thích hợp để lắp đặt tại những môi trường độc hại, vị trí trên cao, nguy hiểm đối với người sử dụng.
  • Có thể kết nối với nhiều dòng van cơ khác nhau nên sẽ phù hợp với nhiều hệ thống.

Ứng dụng của bộ điều khiển điện

  • Bộ điều khiển được đưa vào sử dụng trong các hệ thống nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt.
  • Ứng dụng trong nhà máy sản xuất đồ uống, thực phẩm,…
  • Hệ thống trồng trọt, tưới tiêu nông nghiệp,…
  • Ứng dụng trong khai thác, hệ thống xăng dầu, khí đốt,…
  • Nhà máy sản xuất, chế biến bột giấy, chế biến gỗ,…
  • Hệ thống nhà máy thủy điện, nhiệt điện.

Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển điện

Cấu tạo và cơ chế vận hành của bộ điều khiển điện như thế nào. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.

Cấu tạo của bộ điều khiển điện

Nhìn chung thì bộ điều khiển điện có thiết kế đơn giản nhưng nó lại bao gồm nhiều chi tiết, liên kết chặt chẽ với nhau. Dưới đây là các bộ phận cơ bản cấu tạo nên bộ điều khiển điện:

Vỏ thiết bị thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc nhựa. Nó có khả năng chống ăn mòn, gỉ séc, cách điện, đem lại sự an toàn trong quá trình làm việc.

Bảng mạch điện từ có chức năng nhận tín hiệu và thông báo đến phòng điều khiển.

Công tắc quan sát giúp người vận hành dễ dàng quan sát trạng thái đóng, mở của van.

Công tắc hành trình: khi kết thúc chu trình đóng mở, chúng sẽ thực hiện ngắt nguồn điện để ngăn ngừa tình trạng om điện hay quá tải điện gây cháy nổ.

Tay quay: trong quá trình vận hành, nếu xảy ra sự cố khiến bộ điều khiển điện không thể hoạt động được thì tay quay chính là bộ phận được sử dụng thay thế.

Bánh răng: nguồn điện được cấp vào sẽ chuyển hóa thành động năng. Nhờ vào các hệ số bánh răng này nên nó được truyền động đến trục van giúp van cơ thực hiện chu trình đóng/mở một cách dễ dàng.

Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển điện

Khi được cấp nguồn điện vào vị trí mở, bảng mạch điện từ sẽ nhận tín hiệu. Lúc này, động cơ có chức năng chuyển đổi điện năng thành cơ năng.

Thông qua các hệ số bánh răng, lực quay được truyền xuống trục của van cơ. Từ đó, quá trình đóng, mở van được thực hiện nhanh chóng.

Bộ điểu khiển điện bao gồm 2 dạng:

Bộ điều khiển điện dạng ON/OFF: thiết bị này cho phép van được đóng/mở hoàn toàn với góc quay 90 độ.

Bộ điều khiển điện dạng tuyến tính: phù hợp đối với những hệ thống cần điều tiết lưu lượng của môi chất.

Với nguồn tín hiệu điện từ 4 – 20mA, nó giúp điều khiển góc mở của van theo mong muốn, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Tuy nhiên, giá thành của bộ điều khiển dạng tuyến tính tương đối cao.

Sơ đồ mạch điện chi tiết

Việc hiểu rõ được sơ đồ mạch điện là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối trong quá trình hoạt động.

Động cơ điện dạng ON/OFF

Bộ điều khiển điện dạng ON/OFF sẽ hoạt động theo các kí tự được đánh dấu từ 2 đến 10.

Dây trung tính hay dây làm mát (số 2): đúng như tên gọi của nó, dây này đóng vai trò làm sợi dây trung gian trong hệ thống điện. Và nó không có chức năng tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động đóng, mở của van.

Dây điều khiển mở ( số 3): khi được kết nối với dây làm mát số 2 thì dây này có khả năng làm mở van, cho phép dòng lưu chất được đi qua.

Dây điều khiển đóng (số 4): dây này có thể làm đóng van, ngăn chặn sự lưu thông của dòng chảy chỉ khi được kết nối với dây trung tính.

Dây đèn báo ( số 5 và 6):  thông qua đèn báo trên tủ tín hiệu, dây này giúp hiển thị trạng thái đóng, mở của van.

Dây truyền trạng thái (số 7,8,9): được sử dụng để truyền tín hiệu trạng thái hoạt động của van về hệ thống điều khiển trung tâm hoặc các thiết bị giám sát. Nhờ vậy, người dùng có thể quan sát từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Dây tiếp điểm mặt đất (số 10): có chức năng đảm bảo sự an toàn trong quá trình hoạt động, giảm thiểu các rủi ra đáng tiếc xảy ra.

Động cơ điện dạng tuyến tính

Bộ điều khiển điện dạng tuyến tính được thiết kế phức tạp hơn với các kí tự được đánh dấu từ 1 đến 28. Những kí tự này có ý nghĩa như sau:

Dây cấp nguồn điện ( số 1,2,3): đây là đường dây nóng và lạnh, chúng có chức năng cung cấp nguồn điện cần thiết để đảm bảo động cơ có thể hoạt động ổn định.

Dây truyền tín hiệu vào (số 4,5): được dùng để nhận tín hiệu điều khiển từ hệ thống điều khiển trung tâm rồi truyền vào động cơ. Từ đó giúp động cơ được hoạt động.

Dây truyền tín hiệu ra (số 6,7): có thể truyền tín hiệu từ động cơ đến hệ thống trung tâm, giám sát.

Dây cung cấp thông tin trạng thái (số 18,19,20): cung cấp thông tin về trạng thái đóng, mở của van. Từ đó, người vận hàng có thể dễ dàng quan sát, theo dõi, kiểm tra.

Dây kết nối với màn hình hiển thị ( số 25, 26, 27): được đùng để kết nối động cơ với màn hình hiển thị. Nhờ vậy, người sử dụng có thể có những thay đổi, điều khiển hoạt động của van một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.

Ưu điểm & Nhược điểm của bộ điều khiển điện

Bộ điều khiển điện khi được kết nối với các thiết bị, các dòng van công nghiệp sẽ đem lại hiệu quả làm việc cao, tối ưu hóa hiệu suất.

Vậy nên ở phần này, hãy cùng HT Việt Nam tìm hiểu về những ưu điểm và nhược điểm của thiết bị tự động này nhé.

Ưu điểm của bộ điều khiển điện

  • Với thiết kế nhỏ gọn, hiện đại nên bộ điều khiển điện tốn ít diện tích lắp đặt.
  • Nguồn điện thông dụng từ 24- 380V, phù hợp với nhiều hệ thống.
  • Dễ dàng được kết nối với nhiều dòng van công nghiệp, đem lại năng suất làm việc cao.
  • Được điều khiển từ xa nên sẽ đem lại sự an toàn cho người sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng, thiết bị được vận hành một cách êm ái, không gây ra tiếng ồn hay sự rung lắc.
  • Quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế diễn ra một cách đơn giản với chi phí thấp.

Nhược điểm của bộ điều khiển điện

Bên cạnh những điểm nổi bật như đã nêu trên thì bộ điều khiển điện vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Chi phí lắp đặt đắt hơn những phương thức vận hành khác.
  • Người sử dụng sẽ tốn thêm chi phí năng lượng điện hàng tháng.

Những lưu ý khi sử dụng bộ điều khiển điện

  • Quá trình lắp đặt thiết bị cần được thực hiện đúng cách, tuân thủ theo quy trình kĩ thuật. Như vậy, mới có thể đảm bảo được hiệu quả hoạt động của hệ thống.
  • Cần có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên và định kì để quá trình hoạt động không bị gián đoạn, chậm tiến độ công việc.
  • Lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng để nhận được sự tư vấn, đem đến sản phẩm chính hãng.

 Mua bộ điều khiển điện ở đâu

Nếu quý khách đang có nhu cầu cần tìm mua bộ điều khiển điện thì chúng tôi xin được giới thiệu công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.

Công ty chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm, và hiện đang cung cấp, phân phối bộ điều khiển điện được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Đài Loan,…

Các thương hiệu nổi tiếng như Haitima, Kosaplus, Geko đều được XNK HT Việt Nam cung cấp với giá thành phải chăng.

Bên cạnh đó, để tăng sự tin tưởng của quý khách khi mua hàng, chúng tôi mang đến chính sách bảo hành 12 tháng, sẵn sàng 1 đổi 1 nếu sản phẩm gặp bất kì vấn đề gì trong quá trình vận chuyển hoặc từ phía nhà sản xuất.

Ngoài ra, sản phẩm còn đầy đủ giấy tờ CO/CQ, chứng minh nguồn gốc rõ ràng nên quý khách yên tâm trong quá trình mua và sử dụng.

Không chỉ có vậy, quý khách có thể liên hệ trực tiếp thông qua Hotline để được đội ngũ nhân viên tư vẫn tận tình, giới thiệu những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn.

XNK HT rất mong được hợp tác với quý khách!

Một số dòng van điều khiển điện chúng tôi đang cung cấp

Van cầu điều khiển điện

Van cổng điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện

Butterfly Valve Control Electricity có chức năng dùng để đóng , mở, điều tiết lưu lượng chất một cách dễ dàng, tiết kiệm chi phí thuê nhân công.

Nó thường được ứng dụng trong các hệ thống cung cấp nước sạch, nước thải, nhà máy thủy điện, hệ thống tưới tiêu, chăn nuôi, bể hồ nuôi cá,…

Van bi điều khiển điện

Electric actuator ball valve được ứng dụng trong hệ thống chế biến thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, hóa chất; hệ thống tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản,…

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.