Van Bướm

Hiển thị 1–20 của 84 kết quả

Van bướm | Chức năng, Nguyên lý hoạt động, Phân loại, Hướng dẫn lắp đặt van bướm

Van bướm là một trong những van công nghiệp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Van bướm với công dụng cung cấp và điều tiết dòng chảy của các lưu chất nên nó được ứng dụng trong đa dạng ngành nghề lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ giới hạn riêng trong ngành công nghiệp.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về van bướm. Hy vọng thông qua bài viết này, quý khách có thể lựa chọn được loại van bướm phù hợp cũng như địa chỉ để mua van bướm đảm bảo chất lượng.

Khái niệm van bướm

Van bướm có tên gọi tiếng anh là Butterfly valve, là một thiết bị công nghiệp sử dụng khá là phổ biến hiện nay.

Tại sao lại gọi là van bướm?

Do thiết kế của van khi nhìn tổng thể khá giống với con bướm. Trong đó, phần thân và phần đĩa van được coi như là cánh bướm; cổ van là thân bướm và bộ phận truyền động chính là phần đầu và râu bướm. Cũng chính vì vậy mà cái tên van bướm được ra đời.

Van bướm được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng chất trong các đường ống dẫn thông qua việc điều khiển bằng tay gạt, tay quay hay qua bộ điều khiển điện, điều khiển bằng khí nén.

Các thông số kỹ thuật của van bướm

  • Kích thước van bướm: DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN500,…
  • Vật liệu: gang, thép, nhựa, inox.
  • Vật liệu làm trục: inox 304.
  • Áp lực: PN10, PN16, PN25.
  • Gioăng làm kín van bướm: cao su EPDM, PTFE.
  • Môi trường làm việc: nước sạch, nước thải, xăng dầu, hóa chất, dung dịch,…
  • Kiểu kết nối: nối lắp bích, nối Wafer, nối Lug.
  • Tiêu chuẩn: BS, ANSI, JIS, DIN.
  • Kiểu điều khiển: tay gạt, tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén.
  • Nhiệt độ làm việc: -10 – 220 độ C.
  • Xuất xứ: Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc,…
  • Thương hiệu nổi tiếng: JMV, Samwoo, AUT, Wonil,…
  • Bảo hành: 12 tháng.

Chức năng hoạt động của van bướm

Van bướm là van công nghiệp được sử dụng trong các hệ thống đường ống dẫn.

Van bướm được sản xuất nhằm đóng/ mở van, cho phép hoặc ngăn cản dòng lưu chất đi qua.

Không chỉ có vậy, nó còn có công dụng giúp điều tiết lưu lượng dòng chảy sao cho phù hợp với hệ thống.

Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của van bướm

Mặc dù van bướm được sản xuất với nhiều mẫu mã từ đa quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng có cấu tạo và cơ chế vận hành đơn giản, không quá phức tạp.

Cấu tạo van bướm

Van bướm được cấu tạo gồm 4 bộ phận: thân van, đĩa van, trục van, gioăng làm kín. Mỗi bộ phận lại đảm nhận một vai trò, chức năng khác nhau.

Thân van: có tên gọi tiếng anh là Butterfly valve body, là bộ phận chính để cấu tạo nên van. Do được thiết kế mặt bích nên nó cố định các đường ống với van thông qua các bulong và đai ốc.

Thân van có thể được làm từ các vật liệu đa dạng như inox, nhựa, gang,… Vì vậy, nó có khả năng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Đĩa van: được làm từ gang, thép, inox, nhựa,..và có kiểu dáng thiết kế dạng cánh bướm. Đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc và chịu áp lực của các dòng lưu chất, đồng thời cũng là nơi để ngăn chặn hay cho phép dòng chảy đi qua.

Trục van: có công dụng kết nối đĩa van với thân van giúp quá trình đóng mở hệ thống được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Trục van thông thường được làm bằng chất liệu inox hoặc thép có độ cứng cao.

Gioăng làm kín: có khả năng làm kín thân van và đĩa van, để ngăn ngừa các dòng lưu chất bị rỏ rỉ ra môi trường bên ngoài. Thông thường, gioăng làm kín được làm bằng chất liệu cao su, teflon,…

Nguyên lý hoạt động của van bướm

Van bướm có nguyên lý hoạt động đơn giản, quay quanh trục của đĩa van.

Khi vận hành (gạt tay gạt, xoay vô lăng) hoặc sử dụng bộ điều khiển (điện, khí nén), tạo ra lực tác động lên trục van. Trục van sẽ nhận lực này và truyền tới đĩa van, làm đĩa van di chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở hoặc ngược lại.

Khi bộ cánh bướm vuông góc với thân van tạo ra một góc 90 độ thì van được mở hoàn toàn, dòng chảy chất được đi qua với lưu lượng và áp suất gần bằng đầu vào. Còn ngược lại đĩa van song song với thân thì van đóng hoàn toàn.

Góc mở của đĩa van càng lớn thì dòng lưu chất chảy qua càng nhiều và góc mở càng nhỏ thì dòng lưu chất chảy ít. Chính vì cơ chế này nên van bướm có khả năng điều tiết dòng chảy của hệ thống phù hợp với mục đích sử dụng.

Phân loại van bướm

Van bướm với đặc điểm thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, tính ứng dụng cao. Vậy nên nó được sản xuất với nhiều mẫu mã, kích thước, hình thức khác nhau để phù hợp với nhiều môi trường làm việc.

Dưới đây là một số loại van bướm thông dụng nhất trên thị trường.

Phân loại theo kiểu kết nối

Van bướm kết nối mặt bích: đây là kiểu van bướm mà ở đó thân van có hai mặt bích ở hai bên. Mặt bích này có công dụng cố định các đường ống với van thông qua các bulong và đai ốc.

Ưu điểm của van bướm kết nối mặt bích:

  • Sử dụng trong môi trường áp lực làm việc cao.
  • Mối nối chắc chắn, đảm bảo.
  • Dễ dàng thay thế, lắp đặt.
  • Điều tiết dòng chảy tương đối chính xác.
  • Có nhiều mẫu mã kích thước đa dạng, phù hợp với nhiều môi trường và mục đích sử dụng khác nhau.

Van bướm kết nối Lug: thân van có các vấu. Từ đó, bulong có thể xuyên qua các vấu và lỗ trên mặt bích để cố định van vào đường ống.

Ưu điểm của van bướm kết nối Lug:

  • Dễ dàng tháo rời van bướm mà không cần phải ngắt nghỉ hệ thống.
  • Độ bền tốt và có khả năng làm việc được trong môi trường áp lực từ trung bình đến cao.

Van bướm kết nối Wafer: còn được biết đến với tên gọi khác là van bướm dạng kẹp. Chúng được kết nối với đường ống dẫn bằng cách hai mặt bích kẹp siết và ép van bướm cố định ở giữa.

Ưu điểm của van bướm kiểu kết nối Wafer:

  • Thiết kế đơn giản, cần ít bulong để kết nối hơn các loại khác.
  • Giá thành rẻ, do đó nó cũng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trên thị trường.
  • Được thiết kế với đa dạng mẫu mã, chất liệu khác nhau nên loại van bướm này có thể thích ứng trong nhiều môi trường từ môi trường áp suất làm việc thấp cho đến những môi trường có tính ăn mòn, áp suất làm việc cao.

Phân loại theo bộ truyền động

Van bướm tay gạt: hoạt động được bằng cách tác động lực vào tay gạt để đóng/mở cho dòng lưu chất đi qua.

Tay gạt của van bướm thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ. Nó được cấu tạo bởi 2 thanh (thanh trên dài hơn thanh dưới) và được nối với nhau tạo thành một góc nhọn.

Để hoạt động được van bướm tay gạt cần bóp 2 thanh của tay gạt lại gần với nhau rồi vặn sang trái hoặc sang bên phải.

Van bướm tay gạt thường được ứng dụng trong hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,…

Van bướm tay quay: Nếu như van bướm tay gạt hoạt động được bằng cách gạt cần gạt thì van bướm tay quay được vận hành bằng cách xoay vô lăng.

Vô lăng được làm từ đa chất liệu như inox, gang,…Phần vô lăng tròn thường được bao bọc bởi một lớp cao su hoặc nhựa được gắn kết nối với trục van thông qua bánh răng.

Dòng van này thường được dùng cho hệ thống đường ống dẫn có đường kính và áp lực lớn hơn van tay gạt. Tuy nhiên nó lại có thời gian đóng mở diễn ra hơi chậm.

Van bướm điều khiển điện: tên tiếng anh là Electric Autuated Butterfly Vavle là dòng van được điều khiển tự động mà không tốn sức lực.

Dòng van này được hoạt động chủ yếu nhờ nguồn điện cấp vào motor. Khi đó, motor điện sẽ sinh ra momen xoắn truyền đến trục van làm đóng mở đĩa van giúp điều chỉnh lượng lưu chất theo mong muốn.

Thông thường, van bướm điều khiển sử dụng nguồn điện một chiều 24V- nguồn điện xoay 220V- hoặc điện 3 pha 380V.

Van bướm điều khiển khí nén: có tên tiếng Anh là Pneumatic control butterfly valve.

Dòng van này được hoạt động nhờ việc khí nén được cấp vào bộ truyền động, khiến piston bên trong chuyển hóa năng lượng khí nén thành năng lượng cơ học, xoay đĩa van các góc từ 0 đến 90 độ.

Thay vì sử dụng tác động lực của con người thì khí nén chính là tín hiệu điều khiển hoạt động đóng/ mở của van.

Van bướm điều khiển khí nén có hai chế độ đó là chế độ ON/OFF và chế độ điều khiển tuyến tính. Loại van bướm này thường được ứng dụng trong hệ thống nhiệt điện, hệ thống thủy điện, hệ thống nhà máy cấp nước,…

Phân loại theo vật liệu chế tạo

Van bướm thân gang cánh inox: Do có giá thành rẻ nhưng lại có tính ứng dụng thực tế cao nên dòng van này được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Với thiết kế thân gang, cánh inox, van bướm phù hợp sử dụng trong hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, với vật liệu được làm từ inox thì loại van này có khả năng chống ăn mòn tốt ngay cả trong môi trường làm việc khắc nghiệt.

Van bướm thép: loại van này được làm bằng thép không rỉ, có khả năng chống ăn mòn cao. Tuy nhiên, giá thành cũng tương đối cao.

Với đa dạng kích thước từ DN50- DN500 và được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan nên van bướm thép cũng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như nhà máy hóa chất, xăng dầu, …

Van bướm inox 201, inox 304, inox 316 ( thép không gỉ ): được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, xăng dầu hay xử lý nước.

Inox 304: là loại thép không gỉ, có khả năng chịu ăn mòn tốt trong môi trường hóa chất và môi trường công nghiệp. Đây cũng là nguyên liệu chính để sản xuất, chế tạo các phụ kiện inox.

Nó có những đặc tính nổi trội như độ bền cao, chống ăn mòn tuyệt đối.

Inox 316: loại này có thể làm việc trong môi trường ăn mòn tốt hơn inox 304 đặc biệt là trong môi trường hóa chất và môi trường nước mặn.

Bên cạnh đó, nó còn có các ưu điểm như khả năng hàn gắn tốt, không chịu tác động bởi môi trường bên ngoài và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

Inox 201 là vật liệu thép không gỉ, chịu được môi trường làm việc có độ ăn mòn trung bình, nhiệt độ cao.

Inox 201 có giá thành rẻ hơn các loại inox 304 và inox 316 nhưng về chất lượng của nó không được ổn định như các loại inox trên.

Ngoài các loại inox trên thì còn có inox vi sinh. Đây là loại inox được đánh bóng cả bên trong lẫn bên ngoài nên có độ thẩm mỹ cao.

Inox vi sinh có giá thành đắt nhất so với các loại inox trên. Loại inox này thường được làm vật liệu để đưa vào các hệ thống y dược, hệ thống chế biến thực phẩm, hệ thống sản xuất sữa,…

Van bướm nhựa: được chế tạo từ nhựa PVC, UPVC, PP. Tùy thuộc vào hóa chất và môi trường hoạt động của hệ thống để lựa chọn chất liệu nhựa phù hợp.

Nhựa PVC là loại nhựa dẻo có từ lâu đời. Nhựa này có khả năng chống ăn mòn, tuổi thọ dài, dễ dàng tái sử dụng và có giá thành rẻ.

Nhựa UPVC là nhựa có độ bền và chắc cao. Nó có khả năng chống chịu cao với môi trường ăn mòn, không bị bay màu hay bị oxi hóa theo thời gian.

Bên cạnh đó, nhựa UPVC còn có khả năng chống cháy lên đến 1000 độ C và chỉ bị nóng cháy trên nhiệt độ cao chứ không hề bị bắt cháy.

Tuy nhiên, loại nhựa UPVC này rất khó để phân hủy nhưng lại có thể tái chế sử dụng nhiều lần.

Nhựa PP là nhựa có màu trong suốt, không màu, không mùi, không vị và đặc biệt là không độc. Tuy nhiên, nhựa có thể được pha thêm các tạp chất màu để tạo ra các sản phẩm bắt mắt, thu hút người dùng.

Nhựa PP có khả năng làm việc được trong môi trường nhiệt độ cao từ 130 – 170 độ C. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức nhiệt độ này thì nhựa có thể bị nóng chảy hoặc dễ bắt cháy.

Nhìn chung, không nên sử dụng van bướm nhựa trong môi trường có nhiệt độ cao vì như vậy sẽ làm biến dạng hình dạng ban đầu của thân van.

Phân loại theo xuất xứ

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quốc gia sản xuất van bướm. Dưới đây sẽ là một số thông tin giúp khách hàng có thể tìm hiểu về các dòng van của các quốc gia đó.

Van bướm Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc gia khá là phát triển và đầu tư mạnh về mặt công nghệ, kĩ thuật.

Vì vậy, những sản phẩm của họ rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế trong đó có Việt Nam. Van bướm Trung Quốc được sản xuất với các nguyên vật liệu khá là đa dạng từ inox, thép, gang đến nhựa,…

Van bướm Hàn Quốc: loại van này được sản xuất theo tiêu chuẩn tại các nhà máy ở Hàn Quốc.

Những thương hiệu van bướm Hàn Quốc có thể kể đến là van bướm Samwoo, van bướm Joeun, van bướm Wonil, van bướm YDK,…

Van bướm Malaysia: loại van này phù hợp trong việc lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC,…

Các thương hiệu van nổi tiếng có thể kể đến là van AUT, van AMG, van VASA,…

Van bướm G7: G7 là nhóm liên minh 7 quốc gia có nền công nghiệp phát triển và tiến bộ bao gồm các nước Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy.

Van bướm G7 có giá thành cao hơn hẳn các hãng van bướm khác nhưng đổi lại chất lượng, công năng của nó rất xứng đáng với số tiền đã bỏ ra.

Ưu điểm, nhược điểm của van bướm

Mỗi một sản phẩm, mặt hàng được sản xuất ra đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Van bướm cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm có thể thấy rõ ràng nhất ở van bướm.

Ưu điểm của van bướm

  • Với thiết kế gọn, nhẹ, loại van này rất thích hợp, thuận tiện cho việc tháo lắp.
  • Van được thiết kế, sản xuất với đa dạng mẫu mã, kích thước, chất liệu khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho họ.
  • Van được thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng.
  • Giá thành tương đối rẻ so với các dòng van khác.
  • Van bướm có khả năng thích ứng trong đa môi trường khác nhau.
  • Có thể được vận hành theo nhiều cách.
  • Thời gian đóng mở van nhanh và đặc biệt tiết kiệm sức lực làm việc của nhân công.
  • Van không đòi hỏi việc phải bảo trì, sửa chữa liên tục.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư mua ban đầu.

Nhược điểm của van bướm

  • Loại van này không sản xuất cho những hệ thống có kích thước dưới DN50.
  • Van bướm không có khả năng chịu được áp suất cao đến 400 độ C hoặc áp suất trên 25 bar.
  • Khi hoạt động, một phần đĩa van luôn tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất. Từ đó dễ xảy ra tình trạng kẹt, tắc nghẽn do tạp chất, rác thải bị lẫn trong đường ống.

Ứng dụng của van bướm

Van bướm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề công nghiệp khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng như:

  • Van bướm được ứng dụng trong hệ thống đường ống nước.
  • Hệ thống PCCC: do van bướm có khả năng kiểm soát tốt lưu lượng nước hay chất khí nên đây chính là một sản phẩm tối ưu để hỗ trợ quá trình dập tắt đám cháy.
  • Hệ thống sản xuất trong nhà máy, tàu,…
  • Hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải nhà máy.
  • Van bướm được áp dụng trong các quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm, đồ uống.
  • Ứng dụng trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.

Cách lắp đặt van bướm

Để lắp đặt được van bướm một cách đơn giản và nhanh chóng, chúng ta có thể tham khảo 10 bước cơ sản sau:

  • Bước 1: Trước tiên, cần đặt van bướm sao cho các lỗ trên mặt bích khớp với các lỗ tròn trên thân van bướm.
  • Bước 2: Xỏ các bulong và đai ốc để cố định kết nối mặt bích với van bướm. Cho gioăng cao su áp sát và khớp với mặt bích rồi tiến hành siết bulong và đai ốc.
  • Bước 3: Tiến hành hàn 2 bên mặt bích vào 2 đầu ống chờ. Chú ý nên hàn chấm để tránh ảnh hưởng đến các vị trí xung quanh do nhiệt độ cao.
  • Bước 4: Tháo van bướm ra khỏi ống.
  • Bước 5: Hàn cố định 2 mặt bích vào đường ống.
  • Bước 6: Sau khi mặt bích hàn đã nguội, thực hiện đặt van bướm vào giữa sao cho các lỗ trên mặt bích khớp với các lỗ tròn trên thân van bướm và tiến hành lắp ghép.
  • Bước 7: Xỏ tất cả bulong và đai ốc rồi tiến hành siết nhẹ từng vị trí. Lưu ý siết bulong và đai ốc một cách vừa đủ, tránh siết mạnh tay dẫn đến bị lệch các vị trí.
  • Bước 8: Mở thử van hoàn toàn để kiểm tra mức độ hoạt động của đĩa van. Đồng thời để đảm bảo tay gạt/tay quay có thể vận hành sử dụng dễ dàng thuận tiện.
  • Bước 9: Siết bulong và đai ốc thật chặt để đảm bảo van bướm được cố định chắc chắn trên đường ống.
  • Bước 10: Kiểm tra lại sự vận hành của van bướm bằng thao tác đóng mở van để đảm bảo chúng được hoạt động bình thường và hiệu quả.

Một số lưu ý khi lắp van bướm

Để tiết kiệm thời gian và công sức lắp đặt thì mời quý khách cùng tham khảo về một số lưu ý khi lắp van bướm.

  • Cần vệ sinh đường ống và van bướm sạch sẽ trước khi tháo lắp để đảm bảo không bị dính hay vướng bụi bẩn ở các mối nối lắp đặt.
  • Đối với van bướm tay gạt hay van bướm tay xoay thì cần lắp đặt ở nơi thông thoáng, dễ dàng thực hiện thao tác trong quá trình vận hành.
  • Đảm bảo lưu chất chảy cùng hướng với hướng mũi tên trên thân van.

Cách bảo trì van bướm

Đối với bất kì một thiết bị, vật tư nào sau một khoảng thời gian đi vào hoạt động đều cần tiến hành bảo trì để nâng cao, đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống. Dưới đây là những cách bảo trì van bướm bao gồm:

  • Cần vệ sinh, làm sạch van sau khoảng 3- 6 tháng hoạt động để đảm bảo van không bị bụi bẩn bám vào ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
  • Kiểm tra thường xuyên và sử dụng dầu bôi trơn để quá trình hoạt động của van được diễn ra hiệu quả và trơn tru nhất.
  • Kiểm tra để đảm bảo lưu chất không bị rò rỉ ra môi trường bên ngoài.

Một số lỗi thường gặp ở van bướm

Van không được đóng mở hoàn toàn: Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể thấy đó là do van có các dị vật, bụi bẩn làm tắc nghẽn hoạt động, hay do gioăng van bị mài mòn hoặc do trục van bị hư hỏng,…

Cách khắc phục lỗi này có thể bao gồm việc làm sạch van bướm, thay gioăng hoặc trục van mới để van bướm có thể tiếp tục hoạt động một cách bình thường.

Bị rò rỉ lưu chất ra môi trường bên ngoài: tình trạng này có thể xảy ra do gioăng làm kín bị bào mòn nên cần thay thế gioăng mới.

Ngoài ra, nếu tình trạng rò rỉ xảy ra ở các mối nối thì cần siết chặt lại các bulong và đai ốc.

Khi hoạt động đĩa van phát ra tiếng ồn: nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể bao gồm việc các bulong và các đai ốc không được siết chặt trong quá trình lắp đặt khiến các bộ phận va đập vào nhau. Bên cạnh đó cũng có thể do trục van và đĩa van trong quá trình hoạt động đã bị mài mòn, do vậy, cần kiểm tra và tiến hành thay thế.

Địa chỉ mua van bướm uy tín

Ngày nay, trên thị trường để tìm mua van bướm không hề khó. Nhưng để có thể mua được van bướm với giá thành phải chăng mà lại còn đảm bảo chất lượng thì đây còn là nỗi băn khoăn đối với nhiều khách hàng.

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng công ty XNK HT Việt Nam- một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực van công nghiệp.

Hiện nay, công ty đang phân phối độc quyền rất nhiều loại van với đa dạng mẫu mã đến từ các thương hiệu nổi tiếng khác nhau, giá cả phải chăng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Đặc biệt, khi mua bất kì sản phẩm nào của công ty, quý khách hàng đều được hưởng chính sách bảo hành 12 tháng kể từ ngày xuất kho. Từ đó, khách hàng có thể an tâm khi mua và trải nghiệm, sử dụng sản phẩm của công ty.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm.