Tìm hiểu về van cổng khí nén
Van cổng điều khiển khí nén là gì?
Van cổng điều khiển khí nén hay van cửa điều khiển khí nén tên Tiếng Anh là Pneumatic gate valve cũng là 1 dòng của van cổng với bộ điều khiển cơ được tháo và gia công lại bộ phận trục van để phù hợp lắp bộ phận điều khiển khí nén thay thế vào nên được gọi tắt là van cổng khí nén thay vì gọi dài dòng như van cổng điều khiển khí nén thông thường, van có chức năng đóng hay chặn dòng lưu chất tại vị trí van thông qua hoạt động đóng mở của đĩa van.
Van cũng có thể sử dụng với chức năng điều tiêt nhưng ít khi được sử dụng với chức năng đó bởi có thể làm hại đến tuổi thọ của van, thay vào đó được sử dụng bằng các van khác như van cầu, van bi, van bướm.
Với việc sử dụng bộ điều khiển khí nén nên thao tác đóng mở van được thực hiện 1 cách nhanh chóng, gần như ngay lập tức sau khi thực hiện việc cấp khí nén vào trong bộ điều khiển, thời gian đóng mở 1-2s nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cũng như môi trường làm việc khác nhau.
Ưu điểm và nhược điểm của van điều khiển khí nén
Ưu điểm van khí nén
- Thao tác đóng mở van nhanh chóng, thời gian đóng mở 1-2s.
- Sử dụng nguốn khí nén có sẵn trong môi trường làm việc.
- Hoạt động chính xác, độ sai lệch không đáng kể.
- Tuổi thọ lâu dài, giá thành rẻ hơn so với dòng điều khiển điện.
- Đa dạng môi trường làm việc cũng như vị trí làm việc
Nhược điểm van khí nén
- So với dòng điều khiển điện thì kích cỡ và khối lượng lớn và công kềnh hơn.
- Lực sinh ra để đóng mở van phụ thuộc vào toàn bộ áp suất của khí nén tạo ra, đảm bảo áp lực đủ để hoạt động của van.
- Khí nén sau khi được sử dụng được xả trực tiếp ra môi trường có thể trực tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Nguồn khí cung cấp thương được để xa so với vị trí làm việc, đảm bảo van được làm việc đúng với áp suất khí đạt chuẩn để tối ưu hóa khả năng của van.
Ứng dụng thực tế của van cổng khí nén
Là dong van được sử dụng rộng rãi tròn các lĩnh vực hay môi trường làm việc khác nhau nên dòng van cổng điều khiển khí nén cũng được ưa chuộng không thua kém gì dòng van cổng điều khiển cơ, một số ứng dụng có sự góp mặt của sản phẩm như:
- Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
- Cấp thoát nước khu đô thị, dân sinh.
- Xử lí nước thải, nước sinh hoạt.
- PCCC, thủy lợi, tưới tiêu.
Cấu tạo van cổng khí nén
Có cấu tạo cơ bản giống như van điều khiển điện bao gồm các bộ phận chính như:
Bộ phận van cơ
Là bộ phận van cổng thông thường được tháo bỏ bộ điều khiển cơ và gia công phần trục van để phù hợp với bộ điều khiển khí nén.
Thân van + nắp van: Là bộ phận chính đảm bảo lưu chất được lưu thông qua van không bị thoát ra bên ngoài, ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận bên trong van không bị hư hỏng do các tác động của bên ngoài, cố định vị trí của các bộ phận khi van hoạt động. Thường được làm từ các vật liệu có độ bền cao cũng như đa dạng trong các môi trường làm việc như: Inox, thép đúc, gang.
Trục van: Được gia công thêm để lắp đặt phù hợp với bộ điều khiển khí nén, cũng là bộ phận truyền động để thực hiện viêc đóng mở van.
Đĩa van: Là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện đóng mở của van, thường được làm từ các hợp kim khác nhau, trong 1 số trường hợp còn được gia cố thêm các lớp đệm bằng cao su để có thể làm việc trong các môi trường ăn mòn.
Bộ phận điều khiển khí nén
Thường có 2 dạng là:
- Xilanh đối xứng: Thông qua 2 xilanh được đặt đối xứng với nhau để truyền động điều khiển hoạt động đóng mở của van
- Xilanh đứng: Như dạng ống kim tiêm xilanh được liên kết trực tiếp với trục van để thực hiện nâng và hạ đĩa van xuống, thường được sử dụng trong van cầu, van dao
Ngoài ra có 2 dạng truyền động cơ bản là:
- Bộ tác động đơn: khi cấp khí nén vào sẽ thực hiện việc mở van còn khi không có khí nén van sẽ đóng, được sử dụng chủ yếu trong các dạng xilanh đứng, ứng dụng nhiều trong van cầu hay van dao.
- Bộ tác động kép: các hoạt động đóng mở của van đều phải cần đến sự giúp đỡ của khí nén, chủ yếu dưới dạng xilanh đối xứng.Dòng này ít được sử dụng hơn so với dòng tác động đơn bởi tốn nhiều khí nén hơn.
Van còn được lắp thêm 1 số bộ phận khác được lắp để hỗ trợ cho hoạt động cũng như theo dõi quá trình làm việc của van, quý khách có thể tham khảo tại đây!
Phân loại van cổng khí nén
Theo dạng bộ điều khiển khí nén
Bộ điều khiển được chia làm hai loại chính là:
- Bộ điều khiển On/Off : đây cùng là dòng điều khiển khí nén được sử dụng nhiều nhất cho dòng van cổng, với thao tác đóng mở van nhanh gon, dứt khoát. Van cho phép việc đóng mở van hoàn toàn trong thời gian chỉ từ 1-2s.
- Bộ điều khiển tuyến tính: Van được đóng mở theo góc được xác định sẵn, thường được sử dụng với khả năng điều tiết lưu chất. Với bộ điều khiển này ít khi được sử dụng với van cổng mà thay vào đó sử dụng với các van sử dụng việc điều tiết tốt như van bướm, van cầu hay van bi.
Theo vật liệu sản xuất van cơ
Đối với các phân loại van này quý khác có thể tham khảo tại dòng van cổng.
Hướng dẫn lắp đặt van cổng khí nén
Trước khi thực hiện lắp đặt vào hệ thống một số lưu ý mà người sử dụng nên chú ý đến như sau:
- Chọn loại van phù hợp với hệ thống đường ống hay thiết bị đặc biệt là về kích cỡ van cơ.
- Đối với các hệ nước, dầu, xi măng, bột đường thì vật liệu sản xuất van cũng rất quan trọng để đảm bảo tuổi thọ cũng như hiệu suất làm việc của van.
- Tùy vào không gian lắp đặt cũng như vị trí lắp đặt để lựa chọn kiểu kết nối phù hợp.
- Lựa chọn van điều khiển dạng ON/OFF hoặc tuyến tính theo yêu cầu sử dụng.
- Lựa chọn tiêu chuẩn bích của van theo tiêu chuẩn bích của ống cũng như tiêu chuẩn của van.
Khi đã lựa chọn xong dòng van phù hợp tiến hành lắp đặt theo các bước sau đây:
- Làm sạch hệ thống đường ống trước khi lắp đặt.
- Đối với dạng lắp ren thì tiến hành quấn băng tan vào ren ngoài của đường ống và vặn van vào.
- Đối với dạng van điều khiển khí nén mặt bích thì lắp gioăng làm kín vào mặt bích và tiến hành lắp van vào cho lỗ bulong của van trùng với lỗ bu long của ống.
- Tiến hành vặn bulong so le nhau để ốc vào đều và chặt chẽ hơn.
- Lắp đặt van điện từ khí nén vào bộ điều khiển khí nén cảu van.
- Thông thường van điện từ khí nén, van chia khí sẽ được lắp trực tiếp trên thân bộ điều khiển khí nén. Trên thân bộ điều khiển khí nén có 4 lỗ bulong nhỏ, áp van điện từ chia khí vào và vặn bu long lại.
- Tương tự như lắp đặt van điện từ chia khí thì việc lắp đặt limitswich box và positional cũng tương tự.
- Cuối cùng lắp đặt van vào hệ thống làm việc.
- Trước khi đưa vào hoạt động chính thức nên kiểm tra lại các kết nối và test thử trước khi hoạt động.
Báo giá van cổng khí nén
Công ty HT Việt Nam chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các dòng van bướm điều khiển điện đến từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia. Mang đến cho quý khách hàng những dòng sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý. Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với đội ngũ nhân viên kiến thức chuyên sâu tư vấn tận tình, hỗ trợ lắp đặt tận nơi khi khác hàng có nhu cầu.Ngoài ra còn các dòng van điều khiển điện khác mời qúy khác hàng tham khảo tại đây.
Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được báo giá những dòng van bướm giá rẻ, mẫu mã đẹp. Cam kết đảm bảo chất lượng, bảo hành 12 tháng kể từ khi lắp đặt.
Hotline: 0971.999.589 Mr.Minh
Email: kd7.htvietnam@gmail.com