Đồng hồ đo áp suất là một loại thiết bị chuyên dùng trong các hệ thống, dây chuyền sản xuất công nghiệp với mục đích đo lường áp suất. Nó đóng vai trò quan trọng để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, đáp ứng các điều kiện về an toàn và duy trì khả năng làm việc lâu dài, bền vững.
Đúng như cái tên của nó, sản phẩm này được trang bị với chức năng chính là tính toán, đo lường sức ép (độ lớn của áp lực bị chèn ép) trên một diện tích nhất định. Nhờ vậy, người quản lý vận hành hệ thống có thể theo dõi đại lượng áp suất một cách chính xác và nhanh chóng.
Chính điều này đã giúp ta phát hiện kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn khi áp suất tăng cao, gây nguy hiểm. Hay nhận ra bất thường khi áp suất trong hệ thống ống bị giảm đột ngột, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường của máy móc, thiết bị và hệ thống.
Bài viết dưới đây, sẽ gửi đến các bạn những thông tin liên quan đến sản phẩm – thiết bị “đồng hồ đo áp suất”, mời bạn cùng chú ý theo dõi!
Đồng hồ đo áp suất là gì
Đồng hồ đo áp suất được định nghĩa là một loại thiết bị có khả năng tính toán, đo lường áp suất, áp lực bên trong các hệ thống hay dây chuyền sản xuất khép kín. Ngoài ra nó còn được dùng kết hợp với các thiết bị máy móc trong công nghiệp, để duy trì tính an toàn trong suốt quá trình chúng hoạt động.
Nó hỗ trợ con người trong việc điều chỉnh đại lượng áp lực luôn ở mức lý tưởng, không quá cao hay quá thấp. Từ đó, duy trì hệ thống luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất, đồng thời tránh được các nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn.
Đến nay, nó đã trở thành một trong những thiết bị không thể thiếu ở các nhà máy, công xưởng, xưởng sản xuất, hệ thống cấp và phân phối nước, nhiên liệu sản xuất,… Nó có ý nghĩa như một thiết bị đắc lực, gián tiếp hỗ trợ con người phòng tránh tai nạn rủi ro quá tải, nếu áp suất tăng cao quá giới hạn.
Chính vì vậy, việc lắp đặt, sử dụng, theo dõi đồng hồ áp trong các hệ thống đường ống khép kín là vô cùng cần thiết. Thêm nữa, chúng còn được kết hợp với các thiết bị cảnh báo an toàn khác, để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.
Chức năng của đồng hồ đo áp
Đồng hồ đo áp lực được biết đến và sử dụng với chức năng chính là :
- Đo áp lực, áp suất – là một đại lượng vật lý, được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Khi sử dụng thiết bị đo áp này, ta có thể xác định gần như chính xác về tác dụng của áp lực lên mặt bị ép.
- Đo áp lực bên trong các hệ thống ống dẫn lưu chất khép kín, hay chính hệ thống dẫn hóa chất, hệ thống nước, hệ thống thủy lực, lò hơi, nồi hơi,…
- Xác định được độ lớn của áp suất đang ở mức an toàn hay không? Dựa vào đó, để khách quan đưa ra các tính toán và thực hiện điều chỉnh thay đổi sao cho hợp lý.
- Đồng hồ đo áp suất có chức năng theo dõi, hỗ trợ con người trong việc quản lý hệ thống hoạt động liên tục, lâu dài với mức áp suất duy trì ở ngưỡng an toàn.
- Chúng cũng được dùng với mục đích cảnh báo, trong trường hợp hệ thống có dấu hiệu mất an toàn. Khi đó, đồng hồ áp sẽ kết nối với một thiết bị đèn hoặc chuông cảnh báo, nếu áp lực đo được vượt ngưỡng quy định thì đèn và chuông sẽ tự động mở.
Ứng dụng thiết bị đo áp và tầm quan trọng của nó
Hiện tại, các sản phẩm liên quan đến việc đo lường và thông báo áp suất ngày càng được sử dụng nhiều. Nhất là ở các hệ thống thường xuyên làm việc dưới áp lực cao, các hệ thống chứa lưu chất độc hại, hệ thống đường ống chứa – cấp nước cỡ lớn, hệ thống vận chuyển nhiên liệu phục vụ sản xuất, hệ thống khí gas, khí nén,…
Đồng hồ đo áp suất đóng vai trò quyết định trong việc phòng tránh rủi ro, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng và tài sản con người. Vì vậy, sự góp mặt của nó là vô cùng cần thiết và không thể thay thế.
Các ứng dụng nổi bật nhất của đồng hồ đo áp suất có thể kể đến như :
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp chế biến, nó được cài đặt ở nhiều hệ thống, dây chuyền sản xuất thực phẩm, đồ uống, sữa tươi…
- Chúng lắp đặt tại các hệ thống ống dẫn trong nhà máy hóa chất, hóa dầu, sản xuất chất hóa học, nhà máy điện, sản xuất thủy điện,…
- Đồng hồ áp góp mặt trong các hoạt động liên quan đến khai khoáng, dàn khoan khai thác, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghệ sinh học, cơ khí và cả lĩnh vực xây dựng.
- Nó ứng dụng với cả pulsations áp suất cao động học hoặc rung động.
- Ngoài ra, cũng sử dụng tốt ở các môi trường như khí, hơi nóng lạnh, chất lỏng, hóa chất, lưu chất có độ nhớt cao như xăng dầu,…
Tại sao phải sử dụng thiết bị đo áp lực
Nguyên nhân con người sử dụng đồng hồ đo áp suất trong các hệ thống ống khép kín, hay ở chính những máy móc (thiết bị) công nghiệp là vì :
- Thông qua nó, ta có thể biết được sự thay đổi của áp suất tại vị trí máy móc hay hệ thống ống cần đo. Theo đó, giúp ta biết được áp suất đang ở mức bao nhiêu, và đưa ra những quyết định thay đổi phù hợp nhất.
- Nó như một sự đảm bảo chắc chắn cho hệ thống hoạt động ở mức cân bằng, không bị quá tải áp lực đè nén.
Tiếp theo, là các đánh giá khách quan về ưu nhược điểm của dòng sản phẩm đồng hồ áp, được người tiêu dùng phản hồi trong thời gian sử dụng. Mời bạn cùng đọc và tham khảo.
Ưu điểm của đồng hồ đo áp suất
- Có khả năng đo thông số áp lực, áp suất tại chỗ (ngay ở vị trí được kết nối với đường ống hệ thống).
- Đồng hồ áp nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, chiếm ít không gian diện tích lắp đặt và sử dụng.
- Đồng hồ áp lắp đặt đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Thiết kế bộ phận hiển thị thông tin áp suất – mặt hiển thị cụ thể và rõ ràng, cách thức đọc hiểu cũng không hề phức tạp.
- Thiết kế kim quay chuyển động linh hoạt, chính xác, có chức năng chỉ thị độ lớn áp lực ngay ở thời điểm tức thời.
- Sản phẩm có đa dạng mẫu mã, chủng loại, xuất xứ, thương hiệu, kích thước, khả năng đo và hiển thị, nên quý khách sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Giá thành sản phẩm đa dạng, từ thấp đến cao, tạo điều kiện cho khách hàng cân đối được chi phí đầu tư và nhu cầu sử dụng.
Đồng hồ đo áp suất có nhược điểm gì
Nhìn chung, đồng hồ áp vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như :
- Thứ nhất, nó chỉ có công dụng là đo và biểu diễn giá trị đo lường tại thời điểm tức thời, chứ không có khả năng xử lý áp suất trong trường hợp nó thay đổi vượt hoặc thấp hơn ngưỡng cho phép.
- Thiết bị có thể gặp sự cố, thậm chí bị hư hỏng nếu hệ thống hoạt động không ổn định, cụ thể là tình trạng áp suất chênh lệch lớn thường xuyên xuất hiện.
- Các loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ không có khả năng truyền đạt thông tin áp suất đến người sử dụng từ vị trí xa. Theo đó, người dùng phải đến trực tiếp để quan sát và đọc thông số tại mặt hiển thị đồng hồ.
Các loại đồng hồ đo áp suất
Tại thị trường nước ta, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm – thiết bị có chức năng đo lường, và chúng được gọi với những cái tên như đồng hồ áp, đồng hồ đo áp, đồng hồ áp suất, đồng hồ đo áp lực,…
Tuy đều có chức năng là đo áp suất, áp lực nhưng chúng cũng được phân thành các loại khác nhau, tương ứng sử dụng ở các môi trường và điều kiện làm việc khác nhau. Sau đây, là các loại đồng hồ đo áp suất được biết đến và dùng nhiều nhất hiện nay :
Đồng hồ áp suất âm – đồng hồ đo áp suất chân không
Nhắc đến đồng hồ đo áp suất âm là ta nghĩ ngay đến :
- Một loại thiết bị công nghiệp chuyên dùng để đo áp lực trong môi trường hút chân không.
- Kim đồng hồ quay và thứ tự ký hiệu đo sẽ sắp xếp từ phải qua trái (ngược chiều kim đồng hồ thông thường).
- Nó đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra giám sát trong công nghệ chân không (do áp suất chân không nhỏ hơn nhiều so với áp suất khí quyển, nên ta không thể dùng thiết bị khác để đo).
- Dải đo của đồng hồ áp suất âm sẽ bắt đầu bằng giá trị 0, và giá trị 0 cũng là giá trị lớn nhất mà áp suất trong môi trường này có thể đạt tới.
- Khi máy bơm – máy hút hoạt động, kim quay của đồng hồ áp suất sẽ di chuyển về phía bên trái thay vì bên phải như thiết bị đo áp suất dương.
Đồng hồ đo áp suất dương
Trái ngược với thiết bị đo áp suất âm (có giá trị áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển), thì đồng hồ đo áp lực dương lại chuyên dùng để đo đại lượng áp suất có giá trị cao hơn áp suất khí quyển. Đặc điểm của đồng hồ áp suất dương là :
- Mặt hiển thị gồm một bộ chỉ số biểu diễn giá trị áp suất, có giá trị đo nhỏ nhất bằng 0. Các thông số đo sẽ được đánh tăng dần theo thứ tự từ trái qua phải.
- Kim đo đồng hồ quay từ trái qua phải (cùng chiều kim đồng hồ chỉ thời gian).
- Chúng được sử dụng phổ biến hơn so với đồng hồ áp lực âm. Các ứng dụng tiêu biểu của nó như ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống xử lý âm thanh, hệ thống kiểm soát áp suất…
Đồng hồ áp chân đứng
Đồng hồ áp chân đứng lắp đặt phổ biến ở những hệ thống ống dẫn lưu chất thuận tiện cho việc quan sát mặt đồng hồ. Thông thường, ở các vị trí thấp, sản phẩm sẽ được kết nối ở phần mặt trên của ống. Lúc này, chân đứng vuông góc với đường ống cài đặt, và mặt đồng hồ song song với chân lắp.
Với loại đồng hồ đo áp lực này, độ dài chân đứng không quy định theo một kích thước tiêu chuẩn nào cả, mà sẽ tùy thuộc vào thiết kế của từng nhà sản xuất. Nó đặc biệt thích hợp với các hệ thống cho phép con người tiếp cận và quan sát một cách trực diện.
Đồng hồ đo áp chân sau
Đồng hồ đo áp suất thiết kế chân sau có đặc điểm :
- Chân cài đặt thiết kế bám luôn vào hệ thống, và vuông góc so với mặt đồng hồ.
- Sản phẩm thường lắp đặt ở các ống có chiều cao trung bình, thường ngang mặt người vận hành, như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc quan sát.
Đồng hồ đo áp lực dạng chân sau được chia thành hai loại chính :
- Đồng hồ áp suất chân sau có vành.
- Đồng hồ áp suất chân sau không vành.
Về chất liệu, chúng có phần thân làm từ chất liệu inox hoặc thép, phù hợp với hầu hết các môi trường. Đặc biệt, với dòng sản phẩn thân thép ruột thép đáp ứng được cả môi trường ăn mòn khắc nghiệt như hóa chất.
Đồng hồ đo áp suất có dầu
Đồng hồ áp suất dầu là tên gọi tắt của sản phẩm đồng hồ đo áp suất mặt dầu, nó chính là giải pháp tối ưu cho các hệ thống hoạt động có xảy ra rung lắc, điển hình là hệ thống ống dẫn xăng dầu. Với phần dầu được bơm trực tiếp vào bên trong mặt đồng hồ giúp đảm bảo độ bền và sự chính xác của kim đo.
Do dầu có tính ăn mòn cao, nên vỏ đồng hồ sẽ làm bằng thép không gỉ (có thể là inox 304, inox 316) mới có thể ngăn chặn sự ăn mòn của dầu. Giá thành thiết bị này cũng cao hơn so với đồng hồ đo áp lực loại mặt số khô không chứa dầu.
Đồng hồ áp lực không dầu
Đồng hồ đo áp lực mặt khô không dầu sẽ thích hợp sử dụng tại môi trường thường, ít tính ăn mòn như môi trường nước, nước ngọt, nước sạch, nước thô, hơi nước,… Ở các hệ thống chứa môi chất này luôn ổn định, ít khi gặp vấn đề rung lắc.
Đồng hồ áp loại mặt khô không nhất thiết phải làm từ chất liệu inox, mà nó có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, thép,… Như vậy, vừa đáp ứng được yêu cầu làm việc trong hệ thống lại giúp hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí đầu tư hơn.
Đồng hồ đo áp suất dạng màng
Đồng hồ đo áp suất dạng màng là thiết bị đo áp suất thiết kế có thêm màng ngăn, giúp ngăn chặn những vật rắn, chất có độ kết dính, vón cục đi lên ống đo đồng hồ gây ảnh hưởng đến hoạt động đo lường.
Nó được ưu ái sử dụng ở các hệ thống có vật rắn, dòng lưu chất có độ nhớt, đặc, sánh sệt cao. Đồng hồ đo áp suất màng được đánh giá là sản phẩm đo áp lực đạt độ chính xác cao, khả năng làm kín tốt.
Đồng hồ áp suất dạng cơ
Đồng hồ đo áp suất dạng cơ bao gồm tất cả các dòng thiết bị có chức năng tính toán và thể hiện giá trị đo áp lực, áp suất. Đặc điểm nhận biết rõ ràng nhất là :
- Chúng làm việc một cách chủ động, tự động mà không cần đến sự tác động điều khiển hay thiết bị hỗ trợ nào khác.
- Nó không cần sử dụng các nguồn cấp năng lượng mà vẫn có thể làm việc tốt.
- Chúng thể hiện giá trị đo thông qua mặt đồng hồ hiển thị bằng số và kim chỉ thị, chứ không phải thông qua màn hình dạng điện tử cần cắm điện.
- Có hai loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ được dùng nhiều nhất là : đồng hồ áp dạng màng và dạng ống Bourdon.
- Giá bán của đồng hồ áp dạng cơ trên thị trường nước ta cũng vô cùng tốt, và rẻ hơn hẳn so với các sản phẩm đồng hồ hỗ trợ đo áp lực dạng điện tử.
Đồng hồ đo áp lực điện tử
Đồng hồ đo áp suất điện tử có giá thành cao, nó không thực sự phù hợp với tất cả các hệ thống do hạn chế về giá thành quá lớn. Tuy nhiên, nó sẽ đóng vai trò quan trọng mà các sản phẩm đồng hồ đo áp suất dạng cơ không thể thay thế.
Đồng hồ đo áp lực điện tử có tên tiếng anh là “Pressure Gauge” là một dạng đồng hồ áp có khả năng hiển thị thông số lên bảng điện tử trên màn hình đọc của đồng hồ. Nhờ có bộ phận cảm biến được gắn tại con trượt trên biến trở, áp suất cần đi gây sức ép lên bề mặt tấm màng, từ đó đo được áp suất chính xác dựa vào biến trở.
Điểm mạnh của loại thiết bị đo áp này là chức năng hiển thị kết quả đo một cách rõ ràng trên màn hình điện tử, cùng với đó là khả năng chống rung lắc cao hơn so với các sản phẩm đồng hồ áp thông thường.
Thêm nữa, nó còn được trang bị cả đèn nền hiển thị, giúp thông số hiển thị tại màn hình rõ ràng, chính xác, làm việc tốt ở cả môi trường thiếu ánh sáng. Ứng dụng phổ biến nhất của dòng đồng hồ này là trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, khai thác khí đốt,…
Cấu tạo đồng hồ đo áp
Đồng hồ đo áp suất được cấu tạo từ 7 bộ phận chính, đây là các thành phần để tạo ra một thiết bị đo áp hoàn chỉnh, gồm có :
- Thân vỏ bao bọc bên ngoài : làm bằng hợp kim kim loại như inox 304, inox 316, thép, đồng,… Có nhiệm vụ bảo vệ, bao bọc và liên kết các bộ phận còn lại của thiết bị lại với nhau. Với dòng đồng hồ dùng cho đường ống đo hóa chất sẽ làm hoàn toàn bằng chất liệu inox.
- Ống chứa áp suất : là nơi cho phép lưu chất đo đi vào, nhờ vậy mà đồng hồ có thể tiếp cận và đo giá trị áp suất nhanh chóng và chính xác. Bộ phận ống đo có thể làm đồng hoặc inox (tùy từng loại dùng trong môi trường thường hay môi trường hóa chất ăn mòn).
- Bộ chuyển động (chuyển đổi) bên trong : đây chính là bộ phận tiến hành đo đạc và phát tín hiệu, tạo ra sức ép điều khiển kim đồng hồ quay và chỉ đúng giá trị áp suất đã tính toán được.
- Mặt kính đồng hồ đo áp suất: Có hình tròn đặc trưng, mặt đồng hồ chủ yếu làm bằng chất liệu thủy tinh cường lực, loại cao cấp hơn được trang bị cả kính chống vỡ. Mặt đồng hồ có công dụng bảo vệ các kim số, vạch hiện thị bên trong.
- Mặt hiển thị thông báo giá trị đo áp suất : chứa các thang đo, các vạch đo và thông số đo đạc đại diện cho giá trị áp lực.
- Kim đo : Nó dùng để chỉ thị vạch đo hay chính là thể hiện giá trị của áp lực. Khi kim chỉ dừng tại số, vạch nào đó tức là giá trị áp suất tương ứng tại giá trị đó. Về vật liệu sản xuất, người ta ưu tiên chọn nhôm hoặc inox, vì nó có tính nhẹ và bền.
- Chân đồng hồ đo áp suất : Đảm nhận nhiệm vụ kết nối, thông qua chân đồng hồ giúp nó có thể gắn cố định với đường ống vững vàng, tạo điều kiện cho chính thiết bị có được điều kiện làm việc tốt nhất.
Nguyên lý làm việc của đồng hồ áp suất
Nhìn chung tất cả các loại đồng hồ đo áp suất dù là dạng cơ hay điện tử thì cũng đều hoạt động dựa trên sự biến đổi giá trị áp suất. Giá trị áp suất sẽ biến thiên theo sức ép, lực đẩy hoặc hút của lưu chất khi đi vào hệ thống đường ống hoặc máy móc thiết bị bất kỳ.
Ta có thể tóm tắt quá trình hoạt động của đồng hồ đo áp suất theo 3 giai đoạn như sau :
- Giai đoạn 1 : Áp suất bên trong đường ống hệ thống đi vào chân đồng hồ, rồi chuyển lên ống chứa áp suất, trực tiếp dẫn áp suất tiến vào bên trong đồng hồ.
- Giai đoạn 2 : Ống chứa dẫn áp suất đi vào sẽ tác động đến bộ chuyển động và kim đo của đồng hồ áp, khiến nó quay di chuyển trên các vạch thang đo và dừng lại ở giá trị tương ứng mà nó đã tính toán được.
- Giai đoạn 3 : Kim đồng hồ tiếp nhận thông tin, từ đó bị ảnh hưởng bởi áp lực đẩy nó dịch chuyển đến một vị trí nhất định. Kim chỉ vào giá trọ nào, thì tương ứng đó là kết quả của đại lượng áp suất mà đồng hồ đã đo được.
Hướng dẫn cài đặt đồng hồ đo áp suất
Làm sao để cài đặt đồng hồ đo áp suất đúng cách, đúng kỹ thuật? Và sau đây là phần hướng dẫn cài đặt chung của sản phẩm, bạn có thể dựa vào đó để tham khảo và cân nhắc cách cài đặt hợp lý, phù hợp với hệ thống.
Để đồng hồ đo áp suất có được điều kiện làm việc tốt nhất, ta sẽ tiến hành lắp đặt nó theo cụm đồng hồ. Cụm đồng hồ gồm có :
- Đồng hồ đo áp suất.
- Syphon chống sốc áp đồng hồ.
- Van công nghiệp (có thể là van cổng) dùng để liên kết đường ống, dùng được trong trường hợp điều chỉnh đóng mở lưu lượng, tăng giảm áp suất trong đường ống.
Ngoài cách lắp đặt đồng hồ đo áp suất theo cụm, bạn cũng có thể lắp trực tiếp nó trên đường ống hoặc lắp nó với đường ống thông qua syphon. Cách lắp này có vẻ nhanh gọn và tiết kiệm chi phí hơn nhưng không nên áp dụng, bởi lẽ sẽ không đảm bảo được độ bền, và có thể làm giảm tuổi thọ của đồng hồ đo áp suất.
Lưu ý khi lắp đặt đồng hồ áp
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau :
- Cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp với hệ thống và các thông số làm việc thực tế.
- Lắp đặt thiết bị ở nơi dễ nhìn, nơi có ánh sáng tốt, đủ để bạn đọc được giá trị hiển thị ở mặt đồng hồ.
- Nên lắp đồng hồ đo áp suất các các vị trí ống thấp, dễ quan sát, kiểm tra theo dõi số liệu thường xuyên.
- Đồng hồ đo áp suất cũng như các thiết bị công nghiệp khác, muốn sử dụng lâu dài, đo lường chính xác thì cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ.
Các lỗi thường gặp ở đồng hồ áp và cách khắc phục
Đồng hồ đo áp suất trong quá trình sử dụng có thể gặp phải một số lỗi cơ bản :
1.Lỗi kim đồng hồ bị rung.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ hệ thống hoạt động không ổn định. Cách khắc phục hữu hiệu nhất chính là sử dụng các loại đồng hồ đo áp suất mặt dầu thay cho các đồng hồ áp mặt khô, để giảm sự rung lắc của kim.
2.Đồng hồ đo áp suất bị quá áp.
Việc cần làm trong trường hợp này là bạn cần thay thế một sản phẩm có dải đo lớn hơn, áp suất chịu đựng và mức đo cao hơn. Bạn có thể tham khảo và nhận tư vấn miễn phí bằng cách liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam để được hỗ trợ đầy đủ.
3.Đồng hồ đo áp suất bị ăn mòn.
Cách khắc phục đơn giản nhất là thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới có chất liệu chế tạo phù hợp với môi trường sử dụng. Ví dụ:
- Ở môi trường nước có nồng độ muối, nước biển sẽ chọn loại đồng hồ đo áp suất làm bằng vật liệu inox 316L, Monel hay Hastelloy C.
- Ở môi trường Clo khô, Clo lỏng thì dùng sản phẩm sản xuất bởi Hastelloy C.
- Với các hệ thống sản xuất NaOH trong công nghiệp, thì cân nhắc chọn đồng hồ đo áp suất loại inox 316, có thể đáp ứng được.
- Trong môi trường có tính axit, nên dùng dòng thiết bị đo áp cụ thể là các loại đồng hồ đo áp dạng màng.
4.Đồng hồ đo áp suất bị tắc nghẽn dẫn đến hư hỏng.
Với các dạng môi trường làm việc chứa dung dịch hóa chất hay dung môi có tính kết tủa cao, thì sau 1 thời gian sử dụng đồng hồ đo áp dễ bị tắc nghẽn. Và dẫn đến hậu quả là kim hiển thị báo áp suất bị sai lệch.
Cách khắc phục tạm thời là vệ sinh, làm sạch, loại bỏ hết các bụi bẩn bám trong ống đo và các bộ phận khác của đồng hồ. Về lâu dài, bạn nên sử dụng màng cách ly cho đồng hồ đo. Đặc biệt chú ý kiểm tra đồng hồ đo áp suất thường xuyên để tránh tính trạng kết tinh gây tắc nghẽn.
Mua đồng hồ đo áp suất chất lượng cao, giá rẻ ở đâu
Công ty TNHH TM & Xuất Nhập Khẩu HT Việt Nam hiện đang là đơn vị nhập khẩu trực tiếp và phân phối độc quyền nhiều loại sản phẩm – thiết bị đồng hồ đo áp suất, đến từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Chúng tôi cam kết hàng hóa chất lượng, chính hãng 100%, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm định chặt chẽ tại cơ quan đo lường ở Việt Nam. Đến với Xuất Nhập Khẩu HT Việt Nam chúng tôi, quý khách hàng sẽ được mua hàng chất lượng cao với giá thành tốt nhất, kèm theo là chế độ bảo hành dài hạn.
Mọi thông tin chi tiết về đồng hồ đo áp suất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty TNHH TM & Xuất Nhập Khẩu HT Việt Nam, để được hỗ trợ tốt nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xem thêm :
Giá đồng hồ đo áp suất khí nén.
Đồng hồ đo áp suất 0 – 10 bar.
Giá đồng hồ đo áp suất nước.
Đồng hồ đo áp suất 0 – 16 bar.
Đồng hồ đo áp lực nước.
Đồng hồ đo áp suất tiếng anh là gì?