Safety valve là tên tiếng anh của van an toàn. Đây là một thiết bị có khả năng đảm bảo áp suất bên trong các hệ thống luôn nằm trong mức an toàn đã được cài đặt trước. Nhờ vậy, giúp ngăn ngừa tình trạng quá tải áp xảy ra, gây nguy hiểm đến hệ thống và những người xung quanh.
Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về loại van này thông qua bài viết dưới đây.
Thông tin chung về safety valve
Safety valve là dòng van được sử dụng để giữ áp suất bên trong các hệ thống không vượt quá định mức cho phép. Khi áp lực bên trong đường ống tăng cao, vượt quá mức an toàn, thiết bị này sẽ tự động mở và giảm áp lực cho đến khi về mức cài đặt sẵn từ trước. Vậy nên, việc sử dụng safety valve sẽ đem lại sự an toàn, giúp hệ thống hoạt động ổn định và hiệu suất làm việc cao.
Hiện nay, trên thị trường, safety valve có 2 dạng phổ biến là van an toàn trực tiếp và van an toàn gián tiếp.
Với tính năng vượt trội như vậy, safety valve trở thành một phần không thể thiếu trong các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp dầu khí, hóa chất, năng lượng,…
Những lý do nên sử dụng Safety Valve
Trong các hệ thống, việc lắp đặt và sử dụng safety valve là rất cần thiết. Bởi nó sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
- Đảm bảo tình trạng quá tải áp không xảy ra. Từ đó, các thiết bị đường ống, hệ thống không bị rạn nứt, vỡ hay hư hỏng, tiết kiệm chi phí sửa chữa. Đồng thời, việc này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các tình trạng cháy nổ, đảm bảo sự an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.
- Van an toàn có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động. Do vậy sẽ giúp tiết kiệm sức lực con người cũng như giảm thiểu chi phí thuê nhân công vận hành.
- Tăng tuổi thọ của các thiết bị hệ thống, thời gian sử dụng được kéo dài.
Ưu điểm và nhược điểm của safety valve
Để có thể sử dụng safety valve một cách hiệu quả, tối ưu nhất, bạn nên hiểu rõ về những ưu điểm cũng như hạn chế của thiết bị này.
Ưu điểm của safety valve
- Đây là dòng van được sản xuất với những tiêu chuẩn, giám sát nghiêm ngặt nên đem lại độ tin cậy cao trong quá trình sử dụng.
- Với thiết kế đơn giản, van giúp người vận hành dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
- Được sản xuất với đa dạng kích thước, chất liệu nên phù hợp với nhiều hệ thống, môi trường làm việc khác nhau.
- Thiết bị này không yêu cầu thường xuyên bảo trì nên giúp tiết kiệm chi phí.
- Đa dạng kiểu kết nối: nối ren, mặt bích.
Nhược điểm của safety valve
Ngoài những điểm nổi bật như đã kể trên thì van an toàn vẫn tồn tại một vài nhược điểm như:
- Van an toàn rất dễ xảy ra tình trạng rò rỉ nếu đĩa van bị hư hỏng. Từ đó, dẫn đến mất an toàn cho hệ thống sử dụng.
- Trong trường hợp safety valve bị kẹt hoặc bị hỏng, nó sẽ không thể đáp ứng hoạt động kịp thời để giảm áp suất. Vậy nên, rất dễ gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Các loại safety valve
Safety valve hiện được sản xuất ra với đa dạng chủng loại, thiết kế, đem đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại van an toàn dựa vào các tiêu chí như vật liệu chế tạo, dạng hoạt động, môi trường làm việc,…
Phân loại theo vật liệu chế tạo
- Van an toàn gang
- Van an toàn inox
- Van an toàn thép
- Van an toàn đồng
Dựa vào cách thức hoạt động
- Van an toàn tác động gián tiếp ( Indirect Loaded Safety Valve)
- Van an toàn tác động trực tiếp ( Direct Loaded Safety Valve)
Dựa vào môi trường sử dụng
- Van an toàn nước
- Van an toàn hơi
- Van an toàn khí nén
- Van an toàn dầu nóng
Phân loại theo kiểu kết nối
- Van an toàn nối ren
- Van an toàn lắp bích
Phân loại theo xuất xứ
- Van an toàn Đài Loan
- Van an toàn Hàn Quốc
- Van an toàn Nhật Bản
- Van an toàn Trung Quốc
- Van an toàn châu Âu
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của safety valve
Tiếp theo đây, xin mời quý bạn đọc cùng theo chân XNK HT để tìm hiểu xem safety valve có cấu tạo và cơ chế hoạt động như thế nào mà lại có khả năng làm việc tự động và chính xác đến vậy nhé!
Cấu tạo của safety valve
Nhìn chung, safety valve bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
- Thân van: thường được làm bằng chất liệu có khả năng chịu được áp suất lớn như inox, đồng, gang, thép. Đây là bộ phận có thể dễ dàng kết nối với hệ thống theo kiểu nối ren hoặc lắp bích.
- Đầu vào và đầu xả: Đây là bộ phận có chức năng đưa lưu chất vào và ra khỏi van. Khi đầu vào được kết nối với hệ thống, chúng sẽ dẫn chất lỏng hoặc chất khí đi vào bên trong van. Và khi áp suất bên trong hệ thống quá tải, đầu xả sẽ được sử dụng để giải phóng lưu chất ra bên ngoài.
- Đĩa van: được làm bằng chất liệu thép không gỉ, đồng thau hay hợp kim titan. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc mở cho phép lưu chất được giải phóng ra bên ngoài thông qua đầu xả, khi áp suất bên trong hệ thống vượt quá định mức cho phép.
- Lò xo: được làm bằng thép hoặc hợp kim titan. Trong trường hợp áp suất bên trong hệ thống được giữ ở mức ổn định, bình thường, thì theo lực đàn hồi của lò xo sẽ giữ cho đĩa van được đóng lại.
- Vít điều chỉnh: có chức năng điều chỉnh lực căng của lò xo.
- Nắp van: có khả năng làm kín và bảo vệ trục van.
Nguyên lý hoạt động của safety valve
Như đã nói ở trên, safety valve được chia ra làm hai dạng hoạt động là van an toàn tác động trực tiếp và van an toàn tác động gián tiếp.
Van an toàn tác động trực tiếp ( Direct Safety Valve)
Direct safety valve hoạt động dựa trên sự chênh lệch giữa lực đàn hồi của lò xo và áp suất dòng chảy chất.
Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất đầu xả đã được định mức sẵn bằng lực đàn hồi của lò xo (đã được điều chỉnh) thì piston sẽ được giữ ở trạng thái đóng hoàn toàn, hệ thống hoạt động bình thường.
Ngược lại, nếu áp suất đầu vào lớn hơn áp suất định mức đã được cài đặt từ trước, piston sẽ di chuyển và van an toàn được mở. Lúc này, lưu chất sẽ được thoát ra bên ngoài cho đến khi áp suất đầu vào được giảm xuống mức ổn định, an toàn thì van sẽ đóng lại.
Nhược điểm lớn nhất của van an toàn trực tiếp đó là kích thước van bị giới hạn bởi kích thước của lò xo.
Van an toàn tác động gián tiếp ( Indirect Safety Valve)
Khác với loại van trên, indirect safety valve hoạt động bằng cách sử dụng cả van chính và van phụ.
Khi áp suất đầu vào của van nhỏ hơn áp suất định mức tại đầu xả của van phụ thì cả van chính và van phụ đều ở trạng thái đóng. Lúc này, áp suất đầu vào van phụ sẽ cân bằng với áp suất trong khoang chính.
Khi áp suất đầu vào của van tăng thì áp suất trong khoang chính cũng bị tăng theo. Nếu áp suất này mà lớn hơn áp suất định mức của van phụ thì safety valve phụ sẽ mở, cho phép lưu chất đi qua và trở về bể, bồn chứa ban đầu. Cho đến khi áp suất trong khoang chính trở về mức an toàn bình thường thì van sẽ được đóng lại.
Tuy nhiên, trong trường hợp áp suất đầu vào tiếp tục tăng quá cao, van phụ không thể nào làm giảm được. Lúc này, áp lực trong khoang chính lớn hơn lực lò xo của van chính, đĩa van chính sẽ mở, lưu chất được xả ra bên ngoài. Phải cho đến khi áp suất trong khoang chính trở lại mức cài đặt từ trước thì theo lực đàn hồi của lò xo sẽ đẩy đĩa van đóng lại.
Van an toàn tác động gián tiếp là dòng van được thiết kế nhỏ gọn, độ kín cao, thích hợp sử dụng trong nhiều hệ thống thậm chí là ở môi trường làm việc có nhiệt độ và áp suất lớn.
Tuy nhiên chúng lại có nhược điểm là giá thành tương đối cao và khả năng, tốc độ phản ứng tương đối chậm.
>>> Tham khảo thêm cấu tạo & nguyên lý hoạt động của van an toàn tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=hCHknc-rDOg
Safety valve được ứng dụng như thế nào
Là một thiết bị giúp đảm bảo áp suất luôn nằm trong mức an toàn, safety valve được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực như:
- Hệ thống nhà máy điện, hóa chất , xử lý khí đốt,…
- Trong các hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn khí: safety valve giúp đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu các vấn đề tai nạn liên quan đến quá tải áp xảy ra.
- Ngành công nghiệp xử lý nước, hóa chất: van giúp ngăn ngừa tình trạng áp lực quá cao, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh.
- Nhà máy đóng tàu, các thiết bị trên tàu thủy.
- Các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, đồ ăn, bánh kẹo, bia, rượu,…
- Hệ thống lò hơi, lò sấy, dệt, nhuộm,…
- Nhà máy sản xuất dược phẩm, chế biến thuốc,…
Làm thế nào để sử dụng safety valve đúng cách
Về công dụng và chức năng của safety valve thì chắc hẳn là ai ai cũng biết. Nhưng làm thể nào để sử dụng van an toàn một cách có hiệu quả thì còn là điều băn khoăn đối với nhiều người.
Vậy hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc này của bạn ngay sau đây.
Lựa chọn safety valve
- Kích thước: van an toàn và đường ống cần có kích thước phù hợp với nhau thì mới có thể tối ưu hóa quá trình vận hành, đảm bảo sự liên kết chắc chắn, lưu chất không thể rò rỉ ra bên ngoài.
- Áp suất và nhiệt độ: cần xác định được áp suất và nhiệt độ chính xác bên trong hệ thống. Bởi từ đó, chúng ta mới có thể cân nhắc chọn mua dòng van an toàn có khả năng đáp ứng được các yêu cầu làm việc.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn: nên lựa chọn van an toàn tuân theo các tiêu chuẩn và quy định an toàn của các tổ chức quốc tế hoặc của các quốc gia như ASME, API, ISO,…
- Chính hãng và chất lượng: Nên tìm mua safety valve tại những đơn vị cung cấp chính hãng, để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Ngân sách: lựa chọn những dòng van an toàn có thể đáp ứng hoạt động hiệu quả trong hệ thống nhưng cũng cần phù hợp với ngân sách đầu tư ban đầu.
Cách lắp đặt safety valve
- Trước khi tiến hành lắp đặt thì cần cho hệ thống ngưng hoạt động.
- Kiểm tra tình trạng của van cũng như vệ sinh thiết bị, đường ống, vị trí lắp đặt.
- Điều chỉnh áp suất định mức phù hợp với hoạt động của hệ thống.
- Lắp đặt van vào hệ thống. Lưu ý cần lắp đặt van đúng chiều và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sau khi lắp đặt xong thì cần hoạt động thử hệ thống. Nếu có vấn đề gì phát sinh thì cần sửa chữa và khắc phục ngay trước khi đưa vào làm việc chính thức.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kì.
Bảo dưỡng safety valve
Sau một thời gian sử dụng, việc bảo dưỡng safety valve là rất cần thiết. Bởi như vậy, sẽ giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị, kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí sửa chữa không cần thiết.
Hiện nay, có hai phương pháp bảo dưỡng chính là bảo trì khi van xảy ra sự cố hỏng hóc hoặc bảo dưỡng định kì.
Bảo dưỡng safety valve khi có vấn đề hỏng hóc
Đây là phương pháp chỉ sửa chữa, bảo dưỡng van khi phát hiện ra các vấn đề hỏng hóc. Ví dụ như:
- Lưu chất bị rò rỉ ở thân van do bị nứt, vỡ. Trong trường hợp này thì cần thay thế safety valve mới.
- Van bị kẹt không thể xả lưu chất ra bên ngoài. Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể do các tạp chất, cặn bẩn bị vướng bên trong van khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Vậy nên, lúc này cần tháo van ra khỏi hệ thống và tiến hành lau chùi, làm sạch.
Phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm các chi phí bảo dưỡng thường xuyên. Đồng thời, quy trình bảo dưỡng cũng trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian.
Bảo dưỡng safety valve định kì
Thông thường, quá trình bảo dưỡng van toàn có thể diễn ra định kì từ 3 – 6 tháng/ lần. Tuy nhiên, cần dựa trên tình hình hoạt động thực tế để điều chỉnh kế hoạch bảo trì sao cho phù hợp nhất.
Quy trình bảo dưỡng van an toàn:
- Trước khi bắt đầu quá trình bảo dưỡng thì cần ngắt hoạt động của hệ thống, có thể kết hợp thêm mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho người thực hiện.
- Tháo van ra khỏi hệ thống.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của van xem có bị nứt vỡ hay không. Nếu có thì cần thay mới.
- Kiểm tra các bộ phận, chi tiết bên trong thân van như lò xo, đĩa van,…xem có bị mài mòn hay không. Từ đó, có biện pháp sửa chữa và thay thế.
- Kiểm tra mối nối giữa van và hệ thống xem lưu chất có bị rò rỉ không. Nếu có thì cần vặn chặt lại hoặc thay thế gioăng cao su.
- Vệ sinh, làm sạch van sạch sẽ để đảm bảo tạp chất, dị vật lẫn trong lưu chất không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống.
- Bôi trơn các bộ phận truyền động để đảm bảo chúng được hoạt động trơn tru và mượt mà.
- Sau khi bảo dưỡng xong thì lắp đặt van lại vị trí ban đầu và hoạt động thử để kiểm tra kết quả bảo dưỡng.
Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế các tình trạng xảy ra sự cố, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Đồng thời giúp nâng cao tuổi thọ của thiết bị, đem lại hiệu suất làm việc cao.
Trên đây là 2 phương pháp bảo dưỡng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, để việc bảo dưỡng safety valve đem lại kết quả cao nhất thì nên kết hợp cả hai phương pháp này.
Không chỉ có vậy, quá trình bảo dưỡng van an toàn nên được thực hiện bởi người có chuyên môn và kĩ thuật cao. Bởi nếu không được bảo trì đúng cách, rất dễ xảy ra các tình trạng hỏng hóc nặng nề, gây nguy hiểm, mất an toàn cho hệ thống và những người xung quanh.
Địa chỉ mua safety valve
Giá cả và chất lượng là hai yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu khi mua bất kì sản phẩm nào chứ không chỉ riêng safety valve.
Bởi chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, làm việc cũng như tuổi thọ, thời gian sử dụng của thiết bị. Còn giá thành sản phẩm là tiêu chí để đánh giá, cân nhắc có phù hợp với ngân sách đầu tư không.
Hiểu được tâm lý chung của khách hàng, nên công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam cam kết cung cấp các dòng safety valve chính hãng, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, do được nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian nên chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho bạn những mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
Bên cạnh đó, để chứng minh là hàng chính hãng, chất lượng, mọi sản phẩm của chúng tôi đều đi kèm với giấy tờ kiểm định CO/CQ, Catalogue,…cùng với chính sách bảo hành lên đến 12 tháng. Vậy nên, quý khách có thể yên tâm tin tưởng và sử dụng sản phẩm.
Do safety valve được sản xuất với nhiều chất liệu, mẫu mã thiết kế đa dạng cùng với đó là sự biến động liên tục của thị trường nên để nhận được báo giá chính xác và chi tiết nhất, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.
XNK HT mong sớm được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!