1.Van bướm điều khiển điện là gì?
Van bướm điều khiển điện tên tiếng Anh là Butterfly valve control electricity cũng là dòng van bướm,khác với van tay quay và tay gạt được lắp thêm bộ điều khiển điện hoạt động thay cho bộ điều khiển cơ bình thường.Được dùng để đóng mở dòng lưu chất trong hệ thống, điều chỉnh dòng chảy hay tăng giảm áp lực dòng chảy trong hệ thống dẫn lưu chất. Được sử dụng trong các vị trí làm việc khuất tầm nhìn, ở vị trí trên cao hay môi trường độc hại không sử dụng nhân lực.Đóng mở của van hoàn toàn tự dộng bằng bộ điều khiển điện, thao tác chính xác, đóng mở chuẩn xác sai lệch gần như bằng 0. Việc sử dụng bộ điều khiển điện giúp theo dõi hiệu quả làm việc và độ chuẩn xác của van khi đang hoạt động.Khi xảy ra sự cố vẫn có thể dùng bộ điều khiển bằng cơ để thực hiện thao tác đóng mở van khi cần thiết.2.Cấu tạo van bướm điều khiển điện
Cấu tạo cơ bản cũng giống như các loại van bướm khác chỉ thêm phần điều khiển điện thay cho bộ điều khiển cơ trên tay gạt và tay quay:2.1.Bộ điều khiển điện

2.3.Thân van
Thân là một hình tròn chứa các bộ phận như đĩa, seat, trục vòng bi trục trên và trục dưới. Thân van có thể có các mặt bích , vấu hoặc các cấu hình kiểu wafer (Hình B) được lắp đặt giữa các mặt bích ống. Đôi khi van bướm được sản xuất theo cấu hình hình chữ nhật hoặc hình vuông. Thân van được làm từ các vật liệu như gang, thép, inox hoặc nhựa. Tùy thuộc vào yêu cầu làm việc của môi trường mà ta lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp.2.4.Đĩa van(cánh van):
Cánh van thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa. Đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau. Điều này giúp van có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống. Đĩa van được thiết kế để giảm thiểu tối đa sự sụt áp khi van mở hoàn toàn. Xung quanh đĩa van được bao bọc bởi gioăng (đệm hay seat). Gioăng được làm từ cao su hoặc kim loại mềm tùy thuộc vào môi trường làm việc của van.2.5.Trục van
Trục van được làm từ vật liệu cứng và chống gỉ cao. Trục van là bộ phận truyền động chính từ phần điều khiển đến đĩa van. Trục trên được cố định vào thân van thông qua một chốt lò xo. Phần dưới trục được găn trực tiếp vào thân van thông qua vòng bi. Trục nhận momen xoắn từ phần điều khiển. Do được gắn trực tiếp với đĩa van nên khi trục xoay đĩa van sẽ xoay theo, từ đó van được đóng hoặc mở.2.6.Bộ truyền động
Bộ truyền động có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, từ thủ công đến điều khiển tự động. Van cho phép ghép các bộ truyền động bằng tay, khí nén và điện trực tiếp trên mặt bích trên cùng với trục tuân theo Tiêu chuẩn ISO 5211. Ngoài ra chúng ta còn có các bộ phận khác như trục van, bánh răng định vị, bulong, v,v…3.Nguyên lí làm việc van bướm điều khiển điện

4.Phân loại van bướm điều khiển điện
4.1.Theo bộ điều khiển
*Điều khiển điện on/off: góc mở chỉ mở được góc 90 độ
*Điều khiển tuyến tính: góc mở được cài đặt sẵn có thể mở các góc từ 0 – 90 độ
4.2.Theo vật liệu thân van
*Van bướm inox điều khiển điện

*Van bướm gang cánh inox điều khiển điện

*Van bướm nhựa điều khiển điện

*Van bướm thép điều khiển điện
4.3.Theo xuất xứ
*Van bướm Hàn Quốc
*Van bướm Trung Quốc
*Van bướm Đài Loan
*Van bướm Malaysia
*Van bướm G7
*Van bướm Nhật Bản…vv
4.4.Theo kiểu lắp
*Kiểu lắp Lug
*Kiểu lắp Wafer
*Kiểu lắp 2 mặt bích
5.Cách lắp đặt van bướm điều khiển điện
5.1.Cách đấu dây cho bộ điều khiển điện


5.2.Lắp tổng thể van vào hệ thống
Trước khi thực hiện lắp đặt van vào hệ thống quý khách hàng nên lưu ý các điểm sau:
–Xác định kích thước van phù hợp với hệ thống cần lắp để chọn lựa chính xác –Mở van 1/4 để khi lắp đặt van tránh cong vênh đĩa van sau này sẽ xuất hiện hiện tượng rò rỉ –Không hàn ở nhiệt độ quá cao tránh làm hỏng van –Không dùng gioăng đệm giữa mặt van và bích tránh rò rỉThực hiện lắp đặt van vào hệ thống:
B1: Cho van vào mặt bích căn chỉnh các lỗ đục trên van và mặt bích thằng hàng nhau B2: Hàn mặt bích cố định với đường ống.Không hàn quá gần nhau và kéo đường hàn tránh hỏng van B3: Kéo 2 hệ thống cần nối lại với nhau, chú ý các lỗ đục thẳng hàng với nhau B4: Sau mối hàn nguội nối van với 2 mặt bích thông qua các lỗ đục bằng bulong va ốc B6: Siết chặt các ốc cố định van với 2 mặt bích với nhau B7: Kiểm tra lại độ vững của kết nối B8: Test thử hệ thống trước khi hoạt động6.Bảo trì
Van bướm được thiết kế để yêu cầu bảo trì tối thiểu. Các đơn vị thiết bị được bôi trơn đúng cách và không cần bảo trì. Các bộ phận bánh răng phải được sử dụng cẩn thận và chỉ báo vị trí cơ học phải được kiểm tra khi mở và đóng van. Bánh đà không được buộc sau khi van mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn. Tỷ số truyền cao có thể làm hỏng bộ phận bánh răng này. Các van nên được đóng và mở ít nhất sáu tháng một lần sau khi sử dụng tích cực. Về phần bộ phận điều khiển điện thường xuyên kiểm tra nguồn điện cấp cho bộ điều khiển, đèn báo đóng mở van khi hoạt động để tránh các sự cố đáng tiếc7.Ưu điểm van bướm điều khiển điện
-Gần như tự động hóa quá trình đóng mở van -Ít phải bảo trì như các dòng van khác -Lực cản lưu chất khi đi qua van nhỏ -Dễ dàng lắp đặt cũng như sử dụng -Thích hợp cho các vị trí làm việc khó khăn cho con người -Đa dạng về kích thước lẫn mẫu mã -Thời gian đóng mở van ít hơn các dòng van khác8.Ứng dụng của van bướm điều khiển điện
