Van bướm kiểu Wafer là một loại van công nghiệp, được sử dụng trong các đường ống để kiểm soát đóng mở dòng chảy lưu chất theo yêu cầu, giúp hệ thống làm việc ổn định, đạt độ an toàn cao.
Ngoài ra, van còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như :
- Van bướm kẹp.
- Van bướm dạng Wafer.
- Van bướm dạng kẹp.
- Van bướm nối Wafer.
- Van bướm Wafer,…v.v.
Sau đây là bài viết chi tiết về thiết bị van bướm kiểu Wafer, mời bạn cùng chú ý theo dõi!
Mô tả van bướm kiểu Wafer
Van bướm kiểu Wafer là cách gọi chung cho các sản phẩm van bướm – van cánh bướm có kiểu kết nối dạng kẹp hay còn gọi là nối Wafer. Bộ phận Wafer được đúc liền với thân van, hình dáng khá giống tai thỏ, bên trong rỗng để xỏ các bu lông qua.
Van sẽ được nối với đường ống bằng mặt bích kẹp hai bên thân, sau đó sử dụng các bulong xỏ lần lượt qua lỗ bích ống và lỗ wafer trên van, cuối cùng cố định lại bằng các đai ốc.
Đây là dạng van có kiểu kết nối đơn giản, cho phép thao tác lắp đặt nhanh, không yêu cầu độ khó, chi phí thi công thấp.
Xem thêm : Van bướm dạng Lug
Cấu tạo van bướm kiểu Wafer – van bướm dạng kẹp
Van bướm kiểu Wafer được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính, bao gồm :
- Thân van : Đóng vai trò bảo vệ và gắn kết các bộ phận rời của van lại với nhau. Phần thân đúc hình dáng mang nét đặc thù nhận diện của van bướm, làm bằng gang, inox, thép hoặc nhựa. Phần thân van đúc liền với các lỗ wafer, giúp kết nối van với đường ống.
- Đĩa van : Tạo hình tròn, bề mặt phẳng và dẹt, hoạt động xoay linh hoạt từ 0 đến 90 độ. Đĩa van được cố định bởi một đầu trục van, nên hoạt động xoay nhưng vẫn được cố định trong khuôn khổ, không bị sai lệch. Cánh van đúc bằng inox như CF8, CF8M, CF3M, hoặc nhựa chống ăn mòn chịu nhiệt như uPVC, cPVC, PPH,…
- Trục van : Đóng vai trò trung gian trong tổng thể thiết kế van, nó dùng để nối giữa bộ phận điều khiển với cánh van. Đây là bộ phận chịu lực lớn nhất và thường được đúc đặc bằng thép không gỉ, cho hiệu quả chịu lực cao hơn chất liệu gang, thép và nhựa.
- Gioăng – đệm van : Chủ yếu làm bằng cao su tổng hợp như EPDM hoặc PTFE (Teflon). Nó được sử dụng như một vòng đệm van, giúp che các phần hở, chống rò rỉ và đệm lót để giảm ma sát giữa các bộ phận khi chúng cọ sát vào nhau.
- Bộ phận điều khiển : Van bướm Wafer có thể được điều khiển bằng phương thức thủ công – dùng lực tay người truyền lực trực tiếp lên tay gạt, tay quay van. Hoặc thông qua việc cấp năng lượng cho bộ điều khiển điện/ khí nén làm việc – không tiêu tốn sức người. Theo đó, van có thể đóng mở bằng một trong các phụ kiện điều khiển như : tay gạt/ tay kẹp mỏ vịt, tay quay, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén.
Ứng dụng của van bướm kiểu Wafer
Van bướm kiểu Wafer có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với nhiều hệ thống ống phân bố dày ưu tiên tiết kiệm không gian mà vẫn đáp ứng được yêu cầu tiếp cận sử dụng thuận tiện.
Cộng với khả năng đóng mở linh hoạt, hỗ trợ người dùng kiểm soát dòng chảy chủ động, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hiện van đang được ứng dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến các hệ thống như :
- Hệ thống PCCC, bao gồm PCCC chung cư, hầm xe, khu điều khiển, khu dịch vụ, trung tâm thương mại, khách sạn,…
- Hệ thống cung cấp và phân phối nước cho các hoạt động xử lý cảnh báo dập tắt đám chạy, hệ thống ống dẫn nước cho các trụ chữa cháy trong khu nhà ở dân sinh, khu dân cư,…
- Hệ thống ống dẫn truyền, cung cấp và xử lý nhiên liệu cho các nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp.
- Hệ thống cấp – thoát – xử lý nước thô, nước sạch, nước sinh hoạt, nước muối.
- Van bướm kiểu Wafer ứng dụng trong hệ thống lò hơi, nồi hơi, khí gas, khí nén, hơi nóng lạnh,…
- Hệ thống cấp nước tưới tiêu thủy lợi, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi,… và những hệ thống cấp – thoát – xử lý nước thải khác.
- Ứng dụng trong các ngành công nghiệp như luyện kim, đóng tàu, hàng hải, khai khoáng.
Lý do van bướm kiểu Wafer được ưa chuộng
Van bướm kiểu Wafer được các đơn vị nhà thầu yêu thích và lựa chọn sử dụng bởi các lý do sau :
- Van lắp đặt đơn giản, tiện dụng nhờ kết nối Wafer phù hợp với hầu hết các tiêu chuẩn mặt bích khác nhau: DIN, JIS, BS, ANSI…
- Trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn, tiết kiệm đáng kể không gian diện tích cho hệ thống.
- Giá thành thấp, rẻ hơn khá nhiều so với van khác cùng kích cỡ, nên chi phí đầu tư tiết kiệm tối ưu, phù hợp cả với các dự án có kinh phí thấp.
- Van dễ lắp đặt thi công, dễ vận hành sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế.
Ưu nhược điểm của van bướm kiểu Wafer
Van bướm kiểu Wafer được thiết kế phù hợp với các kiểu lắp đặt thi công đơn giản, điều này cũng đem lại các lợi ích trông thấy. Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế nhỏ, nên khách hàng cần nắm bắt để cân nhắc lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp.
Sau đây là các đánh giá khách quan về ưu nhược điểm của van bướm kẹp Wafer :
Ưu điểm của van bướm kiểu Wafer
Van bướm kiểu Wafer có ưu điểm là :
- Van có khả năng đóng mở kiểm soát dòng chất đáng tin cậy, nhờ hoạt động phản ứng nhanh.
- Thời gian đóng mở của van nhanh, đáp ứng được các trường hợp đặc biệt, yêu cầu tốc độ cao.
- Van hoạt động không làm ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc tại hệ thống.
- Cách thức điều khiển sử dụng van bướm kiểu Wafer đơn giản, tiêu tốn ít thời gian của người dùng.
- Nguyên lý hoạt động và cấu tạo van đơn giản, không gây ra khó khăn cho người trong việc tìm hiểu và điều chỉnh kiểm soát cũng như sửa chữa bảo dưỡng van.
- Van thiết kế phù hợp với kết nối ống dạng kẹp, trọng lượng nhẹ hơn so với van bướm mặt bích, điều này cũng giảm bớt gánh nặng tải trọng cho hệ thống ống.
- Van có thể lắp đặt với nhiều tiêu chuẩn mặt bích khác nhau, cho phép đồng bộ sử dụng, bảo dưỡng và thay thế nhanh.
- Bộ phận điều khiển của van linh động tháo dỡ, có thể tùy chọn các bộ phận khác nhau như tay kẹp – tay gạt, tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén, đáp ứng yêu cầu đóng mở van thủ công và tự động hóa từ xa cho khách hàng.
- Chất liệu sản xuất van đa dạng, thích ứng tốt trong nhiều môi trường, từ đó mở rộng phạm vi ứng dụng cho van. Mang đến nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
- Van bướm kiểu Wafer được sản xuất theo tiêu chuẩn cao, an toàn, chống cháy nổ, chống nước, chống bụi, độ bền cơ học cao.
- Độ kín của van tương đối tốt, giúp bảo toàn được lưu lượng nước, khí, hơi tại hệ thống, chống thất thoát rò rỉ ra bên ngoài.
- Giá thành van đa dạng nhiều mức khác nhau, từ cao – trung bình – thấp, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng sở hữu sản phẩm.
Nhược điểm của van bướm dạng Wafer
Van bướm kiểu Wafer bị hạn chế bởi các điểm sau :
- Kích thước van giới hạn trên DN50, như vậy size van nhỏ nhất là DN50, với các kích cỡ ống nhỏ hơn muốn sử dụng thì cần đặt riêng với nhà cung cấp và nhà sản xuất.
- Kết nối kẹp Wafer tiện lợi, nhưng khả năng làm kín không đạt yêu cầu cao như nối Lug hay nối hai mặt bích. Nên cần được đánh giá độ kín sau một thời gian sử dụng, tránh trường hợp mối nối xuống cấp gây rò rỉ tại vị trí nối.
- Van chủ yếu được dùng để đóng mở dòng chảy, nếu dùng với mục đích điều tiết sẽ không khả thi như van cầu, nên khách hàng cần lưu ý về điểm này.
Các loại van bướm kiểu Wafer
Van bướm kiểu Wafer được nhập khẩu và phân phối rộng rãi tại Việt Nam, nó được xếp vào một trong những dòng van thông dụng hiện nay. Bản thân sản phẩm cũng có độ đa dạng cao, từ kích thước, mẫu mã, model, thương hiệu, chất liệu sản xuất,…
Dưới đây, là các sản phẩm van bướm Wafer được ưa chuộng nhất :
Van bướm Wafer inox
Van bướm inox Wafer hay còn gọi là van bướm kiểu Wafer thân inox, nó đặc trưng bởi toàn thân van đúc bằng hợp kim inox – thép không gỉ, và ngay cả các chi tiết phụ kiện, từng vít nối, bulong đai ốc cũng được làm từ inox.
Với điểm mạnh về chất liệu sản xuất, cho phép van đáp ứng hoạt động trong nhiều môi trường lưu chất, bao gồm cả hóa chất, nước muối, xăng dầu,… Van mang màu sắc đẹp tự nhiên của inox, độ chống gỉ cao, chống thấm nước, chống bụi, chống ăn mòn.
Hiện, van bướm inox Wafer được phân ra thành các loại tiêu biểu như :
- Van bướm kiểu Wafer inox 304.
- Van bướm Wafer inox 316.
- Van bướm kiểu Wafer inox 316L.
- Van bướm wafer inox 201 (ít phổ biến hơn các loại khác).
Van bướm Wafer thân gang đĩa inox
Van bướm kiểu Wafer thân gang đĩa inox được dùng để đóng mở dòng chảy lưu chất tại hệ thống. Với phần thân đúc bằng gang, còn đĩa van làm bằng inox giúp giảm bớt chi phí vật liệu nhưng vẫn đáp ứng sử dụng trong các môi chất có tính ăn mòn.
Thân van bên ngoài được phủ sơn Epoxy chống thấm, chống ăn mòn oxi hóa, giữ cho bề mặt thân không bị gỉ séc. Riêng trục và đĩa van làm bằng inox cho khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực và chống ăn mòn do hóa chất.
Loại van này có giá thành phải chăng, phù hợp để lắp đặt sử dụng ở các hệ thống ống nước sinh hoạt, nước thải, nước thô, hóa chất nhẹ,…
Van bướm thép Wafer
Van bướm thép Wafer sử dụng chất liệu hợp kim thép để đúc thân, do đó có tính bền nhiệt, đáp ứng tốt ở các hệ thống làm việc nhiệt độ cao. Tiêu biểu như hệ thống nước nóng, hệ thống lò hơi, nồi hơi, nồi sấy, hệ thống sấy,… và cũng đáp ứng được các hệ thống nước thường.
Khả năng chịu nhiệt của van bướm kiểu Wafer thân thép đúc đáng tin cậy hơn van làm bằng gang, nhựa và inox, nên được xếp vào trong dòng van công nghiệp chịu nhiệt độ cao.
Phần thân đúc bằng thép, bên ngoài mạ kẽm hoặc sơn phủ epoxy giúp đảm bảo cách ly bề mặt, chống bụi và hạn chế gỉ séc tốt, giữ van bền màu, đẹp mãi.
Van bướm nhựa Wafer
Van bướm nhựa Wafer sử dụng các chất liệu đúc thân như PVC, uPVC, cPVC, PP, PPH,… Đây là các chất liệu sản xuất thường dùng ở van công nghiệp.
Đặc điểm của van bướm kiểu Wafer thân nhựa là :
- Chống ăn mòn, không bị gỉ séc, oxi hóa theo thời gian như kim loại.
- Bề mặt trơn nhẵn, độ chống bám dính cao, dễ vệ sinh.
- Có thể dùng trong các môi trường như nước muối, nước sinh hoạt, hóa chất,…
- Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt và sửa chữa, giá thành rẻ.
- Khả năng chịu nhiệt không cao như inox, với van bướm nhựa PVC, uPVC, cPVC chịu nhiệt khoảng 65 độ C, van bướm wafer nhựa PPH chịu nhiệt khoảng 90 – 100 độ C.
Van bướm Wafer tay gạt
Van bướm Wafer tay gạt thuộc dạng van cơ, vận hành làm việc nhờ sức người, phù hợp với các hệ thống dễ tiếp cận để đóng mở van trực tiếp bằng tay. Van có nhiều tên gọi khác như :
- Van bướm kiểu Wafer tay gạt.
- Van bướm tay gạt nối Wafer.
- Van bướm tay kẹp Wafer,…v.v.
Van bướm kiểu Wafer tay kẹp có điểm mạnh là :
- Dễ sử dụng.
- Chi phí lắp đặt thấp.
- Giá thành rẻ.
- Đa dạng chủng loại, kích thước,…
- Đáp ứng điều khiển đóng mở dòng chảy nhanh chóng.
Van bướm Wafer tay quay
Van bướm kiểu Wafer tay quay đặc trưng bởi kiểu vận hành thủ công, người dùng sẽ dùng sức để điều chỉnh tay quay, từ đó làm van đóng mở theo yêu cầu. Cấu tạo van có thêm bộ phận hộp số trợ lực gắn với tay quay, bổ trợ truyền lực giúp việc đóng mở trở nên dễ dàng, đỡ mất sức hơn.
Tuy nhiên, thời gian đóng mở của van bướm tay quay Wafer sẽ dài hơn van bướm tay gạt một chút. Phần tay quay của van có thể làm bằng gang, đồng, thép, inox,… tùy chọn, nó cũng dễ dàng tháo lắp thay thế khi cần.
Van bướm Wafer điều khiển điện
Van bướm kiểu Wafer điều khiển điện hay chính là van bướm điều khiển điện Wafer. Nó được cấu tạo từ hai phần chính là thân van cơ và bộ động cơ điều khiển điện khí nén (bộ điều khiển có hai dạng chính là dạng ON/OFF và dạng tuyến tính).
Khác biệt hoàn toàn với các dạng van cơ, dùng phương thức thủ công truyền thống để đóng mở, van bướm Wafer điều khiển điện cho thấy những tính năng vượt trội hơn hẳn. Chẳng hạn như :
- Đóng mở nhanh chóng, tiện lợi, không cần dùng sức người.
- Hoạt động và theo dõi từ xa an toàn, đóng mở chính xác theo yêu cầu.
- Chống om điện, hoạt động tiêu tốn ít điện năng.
- Tính năng tự động ngắt điện khi kết thúc hành trình đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chống chập cháy, chống cháy nổ cao.
- Bộ điều khiển đa dạng, lực kéo mạnh yếu, cho thời gian đóng mở chu trình khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn.
- Độ bền cao, sử dụng nguồn điện thông dụng như nguồn 24v, 220v, 380v, sẵn có tại các công trình lưới điện.
- Van bướm kiểu Wafer điều khiển điện hoạt động êm ái, không gây tiếng ồn, thân thiện với môi trường.
Van bướm Wafer điều khiển khí nén
Van bướm kiểu Wafer điều khiển khí nén hay còn gọi là van bướm điều khiển khí nén, thiết kế thân van đúc tạo hình phù hợp để kết nối với ống dạng kẹp, bên trên thân van cơ được tích hợp bộ điều khiển động cơ khí nén.
Cũng là sản phẩm thuộc van điều khiển, nhưng ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa van bướm điều khiển khí nén và van bướm điều khiển điện.
- Thứ nhất, van hoạt động đóng mở nhờ nguồn năng lượng khí nén cấp vào bộ động cơ làm nó hoạt động, sinh lực momen xoắn thúc đẩy trục van và đĩa van bướm quay để kiểm soát dòng chảy lưu chất tại hệ thống.
- Thứ hai, van sử dụng năng lượng khí nén sạch an toàn, chi phí rẻ.
- Thứ ba, van bướm kiểu Wafer điều khiển khí nén hoạt động đóng mở nhanh, mỗi chu trình làm việc chỉ khoảng từ 1-3s.
Lưu ý thi công lắp đặt van bướm kiểu Wafer
Van bướm kiểu Wafer tích hợp nhiều ưu điểm, nên được các khách hàng ưu tiên lựa chọn sử dụng tại các công trình, dự án hiện nay. Bên cạnh đó, việc thi công lắp đặt sản phẩm cũng được nhiều khách hàng quan tâm.
Về cơ bản, chu trình lắp đặt sản phẩm van bướm kiểu Wafer với đường ống sẽ trải qua các bước như sau :
- Bước 1 : Chuẩn bị trước lắp đặt : bao gồm khảo sát, kiểm tra, chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh,…
- Bước 2 : Tiến hành lắp đặt : Lắp van đặt ở giữa 2 mặt bích ống, kèm lót gioăng cao su vào giữa, sau đó dùng bu lông luồn lần lượt qua mặt bích – lỗ wafer – mặt bích, rồi dùng đai ốc siết chặt bu lông để cố định van chắc chắn. Chú ý hướng mũi tên tại van trùng hướng với dòng chảy lưu chất.
- Bước 3 : Kiểm tra toàn diện, thử nghiệm, nghiệm thu sau lắp đặt. Khi đã kiểm tra mọi thứ đạt yêu cầu mới đưa van vào sử dụng chính thức.
Đối với van bướm kiểu Wafer, khi thi công cài đặt cũng cần lưu ý một số điểm sau :
- Trước lắp đặt, nên mở đĩa van ở góc 1/4 tránh trong quá trình lắp lực tác động mạnh gây biến dạng đĩa van.
- Tránh các vị trí đầu nguồn áp lực cao, áp suất và lưu lượng không ổn định.
- Không nên lắp van ở các vị trí khó tiếp cận, trừ trường hợp bắt buộc, còn lại nên ưu tiên vị trí thông thoáng, có không gian cài đặt và sử dụng rộng rãi.
- Van sẽ bền hơn nếu chi đóng mở dòng chảy đơn thuần (đóng hoàn toàn và mở hoàn toàn), nên trong các trường hợp không cần thiết thì không nên dùng van để điều tiết lưu lượng và tốc độ dòng chảy.
Báo giá van bướm Wafer nhập khẩu Hàn Quốc, Trung Quốc
Van bướm kiểu Wafer hay còn có tên gọi khác là van bướm Wafer, van cánh bướm, van bướm nối kẹp, van bướm dạng Wafer, van bướm nối wafer, van đĩa bướm wafer,… Sản phẩm được sử dụng nhiều, có số lượng bán ra không hề thua kém so với van van bướm mặt bích hay van bướm dạng Lug.
Hiện sản phẩm đang được Công ty TNHH Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu HT Việt Nam chúng tôi phân phối độc quyền nhiều thương hiệu, có xuất xứ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…
Bằng sự uy tín, kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này và hơn cả là chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, chúng tôi tự tin sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.
Như đã đề cập tại bài viết, van bướm kiểu Wafer có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có sự chênh lệch nhất định về giá thành. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cụ thể báo giá sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được nhân viên kinh doanh tư vấn và báo giá sản phẩm phù hợp nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xem thêm : Van bướm tay quay inox