Van cân bằng là một trong những dòng van công nghiệp được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Thông thường, chúng hay được lắp đặt trong những hệ thống điều hòa, sưởi ấm, thông gió. Mặc dù được sử dụng nhiều trong đời sống, sản xuất nhưng để hiểu rõ về dòng van này thì không phải ai cũng biết.
Vậy nên, bài viết này chúng tôi xin được chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến loại van này. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Giới thiệu về van cân bằng
Van cân bằng có tên tiếng anh là Balancing valve. Đây là thiết bị được sử dụng để cân bằng tổn thất áp suất và lưu lượng chất lỏng hoặc khí trong hệ thống đường ống.
Hay nói một cách khác, nếu một khu vực nào đó trong hệ thống có áp suất hoặc lưu lượng cao hơn những khu vực còn lại thì balancing valve sẽ được sử dụng. Chúng sẽ kiểm soát, điều chỉnh cho đến khi lưu lượng và áp suất giữa các nhánh trong hệ thống được cân bằng với nhau.
Công dụng của van cân bằng
Những công dụng nổi bật của van cân bằng có thể nhắc đến như:
- Cân bằng lưu lượng chất lỏng: balancing valve được sử dụng để đảm bảo sự cân bằng lưu lượng chất giữa các nhánh, thiết bị bên trong hệ thống.
- Cân bằng áp suất: van được sử dụng để điều chỉnh, cân bằng áp suất bên trong hệ thống.
- Tiết kiệm năng lượng: với việc giảm thiếu áp suất và lưu lượng dòng chảy không cần thiết, dòng van này giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng trong các hệ thống.
- Giảm tình trạng gây ra tiếng ồn: do van có khả năng giảm áp suất bên trong các đường ống về mức ổn định nên chúng sẽ hạn chế được sự va chạm của dòng chảy và các thiết bị đường ống. Từ đó, giúp giảm tiếng ồn trong quá trình làm việc.
- Tuổi thọ được kéo dài: vì van giúp cho áp suất và lưu lượng chất bên trong hệ thống luôn được giữ ở mức ổn định nên hạn chế được tình trạng rò rỉ, quá tải áp xảy ra. Việc này giúp tăng độ bền, kéo dài thời gian sử dụng cho hệ thống.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van cân bằng
Việc hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van cân bằng sẽ giúp người sử dụng thuận tiện hơn trong quá trình lắp đặt cũng như vận hành thiết bị. Chính vì điều đó nên tiếp theo đây, chúng tôi xin được giới thiệu về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của van cân bằng.
Cấu tạo của van cân bằng
Thân van: đây là bộ phận có chức năng dùng để chứa và bao bọc các chi tiết bên trong. Thông thường, chúng hay được làm từ các loại vật liệu như thép không gỉ, đồng thau,…
Ghế van: thường được làm từ chất liệu cao su hoặc những loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt.
Đĩa van: là nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất, chúng có chức năng chính trong việc điều khiển khả năng đóng, mở, kiểm soát lưu lượng dòng chảy đi qua.
Trục van: là bộ phận được dùng để kết nối tay quay với đĩa van. Chúng giúp truyền lực từ tay vặn đến đĩa van. Từ đó, quy trình đóng, mở van được diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.
Vít điều chỉnh: thường được làm cùng chất liệu với thân van. Chúng có công dụng dùng để điều chỉnh áp lực dòng chảy đi qua van.
Tay vặn: được kết nối với trục van và giúp điều khiển hoạt động của van.
Nguyên lý hoạt động của van cân bằng
Van cân bằng được chia ra làm 2 dạng hoạt động chính là van cân bằng tĩnh và van cân bằng động.
Cơ chế hoạt động của van cân bằng tĩnh
Van cân bằng tĩnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như van thủ công hay van cơ. Dòng van này cho phép điều chỉnh, thay đổi mức áp suất mong muốn theo phương pháp thủ công.
Khi áp suất chất lỏng bên trong hệ thống tăng lên, lực đẩy cũng được tăng lên. Chúng khiến cho đĩa van và ghế van tạo ra khe hở, lưu lượng chất được đi qua van dễ dàng.
Khi áp suất dòng chảy giảm, lực đẩy cũng giảm theo, ghế van được đóng lại, ngăn không cho dòng chảy đi qua.
Cơ chế hoạt động của van cân bằng động
Van cân bằng động hay còn được gọi với cái tên van điều khiển lưu lượng tự vận hành. Dòng van này có khả năng tự động điều chỉnh, đảm bảo lưu lượng chất lỏng trong hệ thống luôn được ổn định.
Khi áp suất chất lỏng tăng lên, đĩa van sẽ di chuyển ra khỏi ghế van, tạo ra khe hở, cho phép lưu lượng chất lỏng chảy qua được tăng lên.
Ngược lại, khi áp suất giảm xuống, đĩa van sẽ được di chuyển lại vị trí ban đầu, giảm lưu lượng chất lỏng đi qua.
So sánh van cân bằng cơ và van cân bằng tự động
Để có thể so sánh được hai dòng van này, chúng ta cần dựa vào các tiêu chí sau đây:
Tổn thất áp suất và chi phí
Van cân bằng cơ: trong khi sử dụng cần lắp đặt thêm các thiết bị khác như đồng hồ đo lưu lượng, đồng hồ đo áp. Do đó, tổn thất áp suất cao và cần tốn thêm nhiều chi phí để lắp đặt.
Van cân bằng tự động: Tổn thất áp suất thấp và không tốn thêm chi phí để lắp đặt các thiết bị bổ sung khác.
Chi phí thuê nhân công
Van cân bằng cơ: để có thể điều khiển được dòng van này thì cần có sự tác động của những công nhân có kĩ thuật và chuyên môn. Đối với những hệ thống lớn, được lắp đặt hàng trăm chiếc van cân bằng. Việc này đòi hỏi cần có rất nhiều nhân công để thực hiện vận hành hệ thống. Vậy nên, khi sử dụng dòng van này sẽ tốn thêm khoản chi phí thuê nhân công.
Van cân bằng tự động: dòng van này có khả năng hoạt động tự động, giảm thiểu sự can thiệp của con người. Vậy nên khi sử dụng, chúng vừa giúp tiết kiệm sức lực người vận hành vừa giảm các chi phí thuê nhân công không cần thiết.
Hiệu suất làm việc
Van cân bằng cơ: độ chính xác không được đánh giá cao như dòng van cân bằng tự động.
Van cân bằng tự động: đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, đem lại độ chính xác cao, tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Bảo dưỡng
Van cân bằng cơ: không bị bám cặn bẩn và có thể dễ dàng kiểm tra áp suất chênh lệch.
Van cân bằng tự động: dòng van này dễ bị bám cặn bẩn, khó khăn trong việc kiểm tra chênh lệch áp suất. Vậy nên, cần có kế hoạch bảo dưỡng van thường xuyên, định kì để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Các loại van cân bằng
Tương tự như các dòng van công nghiệp khác, balancing valve cũng được sản xuất với đa dạng chủng loại, mẫu mã khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá về các dòng van cân bằng ngay sau đây.
Van cân bằng tay
Đúng như tên gọi của nó, để có thể vận hành hoạt động của thiết bị này thì chỉ cần vặn tay vặn. Do được điều khiển bằng tay nên chúng không được đánh giá cao về tính ổn định và độ chính xác. Vậy nên, van cân bằng tay thường chỉ hay được ứng dụng trong những hệ thống đường ống nhỏ, không đòi hỏi, yêu cầu sự chính xác cao.
Van cân bằng tự động
Dòng van này có khả năng điều khiển tự động được là nhờ các thiết bị điện tử, các thiết bị điều khiển từ xa. Van cân bằng tự động có cơ chế hoạt động như sau: dựa vào bộ phận cảm biến để đo lưu lượng và áp suất bên trong hệ thống. Sau đó, chúng sẽ truyền tín hiệu đến hệ thống điều khiển tự động. Bộ điều khiển này sẽ điều chỉnh áp suất và lưu lượng chất lỏng đến khi ổn định thông qua van điện từ hoặc các thiết bị điều khiển khác.
Van cân bằng tự động thường được sử dụng trong những hệ thống đường ống lớn, phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao.
Van cân bằng nhiệt
Thiết bị này được sử dụng để điều chỉnh, đảm bảo nhiệt độ được ổn định trong các hệ thống đường ống. Nhờ vậy, chúng giúp tăng hiệu quả năng suất hoạt động, đảm bảo sự an toàn trong quá trình hệ thống vận hành.
Van cân bằng áp lực
Đây là dòng van được sử dụng với mục đích cân bằng và điều chỉnh áp suất bên trong hệ thống đường ống.
Khi áp suất trong hệ thống bị tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột, chúng sẽ kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng dòng chảy cho đến khi áp suất được trở về trạng thái ổn định ban đầu.
Dòng van này sẽ là sự lựa chọn phù hợp trong những hệ thống thường xuyên có áp suất bị thay đổi liên tục.
Van cân bằng thủy lực
Dòng van này thường được sử dụng trong các hệ thống thủy lực có áp suất và dòng chảy tương đối lớn. Nhờ có thiết bị này mà lưu lượng chất và áp suất trong hệ thống thủy lực luôn được đảm bảo ổn định và cân bằng.
Bên cạnh đó, van cân bằng thủy lực có thể được điều khiển bằng cơ tay thông thường hoặc điều khiển tự động. Do vậy, khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi mua thiết bị này.
Những ưu điểm và ứng dụng của van cân bằng
Van cân bằng có những ưu điểm nổi bật gì? Chúng được ứng dụng như thế nào?
Hãy để chúng tôi giải đáp những thắc này của bạn thông qua phần dưới đây.
Ưu điểm của van cân bằng
- Van cân bằng có khả năng hoạt động tự động. Vậy nên chúng giúp tiết kiệm sức lực cho người sử dụng, tiết kiệm chi phí thuê nhân công vận hành.
- Van được làm từ đa dạng các loại vật liệu khác nhau nên chúng có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều môi trường.
- Thiết kế van đơn giản nên thuận tiện cho việc lắp đặt và tháo rời sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
- Khả năng chịu áp suất và nhiệt độ của van cân bằng tương đối cao.
- Thiết bị này có khả năng cân bằng lưu lượng chất bên trong các đường ống. Nhờ vậy, giúp hệ thống được hoạt động ổn định, đem lại hiệu quả cao.
Ứng dụng của van cân bằng
Một số ứng dụng điển hình của van cân bằng có thể kể đến như:
- Hệ thống HVAC, hệ thống chiller,…
- Sử dụng trong các nhà máy xử lý nước sạch, nước thải,…
- Lắp đặt trong các hệ thống PCCC.
- Các hệ thống máy bơm nước.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng van cân bằng
Việc lựa chọn và sử dụng van đúng cách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống. Vậy nên, chúng tôi xin được tổng hợp những điều cần lưu ý khi chọn mua và sử dụng balancing valve.
Lưu ý khi lựa chọn van cân bằng
Để lựa chọn được dòng van phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu hoạt động của hệ thống, chúng ta cần chú ý đến những điều dưới đây:
- Xác định rõ về môi trường làm việc của hệ thống như áp suất , nhiệt độ, lưu chất hoạt động bên trong,…
- Vật liệu: lựa chọn dòng van được làm từ các chất liệu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống. Đồng thời, đảm bảo chúng có thể hoạt động hiệu quả, ổn định.
- Kích thước: kích thước của van và hệ thống cần phải tương thích với nhau. Như vậy mới đảm bảo sự an toàn và chất lượng làm việc của hệ thống.
- Ngân sách: cần tìm hiểu và lựa chọn những dòng van cân bằng phù hợp với mức chi phí đầu tư của dự án.
- Loại van: như các bạn có thể thấy, thì van cân bằng có rất nhiều các chủng loại khác nhau. Vậy nên, cần xác định rõ mục đích, nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại van phù hợp.
- Địa chỉ mua van: nên chọn mua balancing valve tại những cửa hàng, đơn vị uy tín để chắc chắn mua được hàng thật, hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng.
Các lưu ý khi sử dụng van cân bằng
Trong quá trình sử dụng, để đảm bảo van có thể hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ sử dụng thì những điều bạn cần lưu ý bao gồm:
- Nên kiểm tra, giám sát hoạt động của van thường xuyên. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra áp suất, nhiệt độ bên trong các đường ống. Đồng thời, kiểm tra các chi tiết bên trong van như trục van, ghế van, đĩa van,…Cần đảm bảo chúng không bị hư hỏng hay mài mòn. Nếu có vấn đề xảy ra thì cần thay thế mới để đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị.
- Vệ sinh van định kì. Việc này giúp đảm bảo van luôn được làm sạch, không có bất kì các tạp chất, dị vật nào bị kẹt trong van, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống.
- Trong quá trình lắp đặt cần tuân theo các quy trình hướng dẫn. Đồng thời, đảm bảo van được lắp đặt đúng kĩ thuật. Có như vậy mới hạn chế được các tình trạng hỏng hóc, rò rỉ lưu chất xảy ra.
- Cần sử dụng van phù hợp với khả năng hoạt động của chúng.
- Nên có kế hoạch bảo dưỡng van định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của thiết bị để điều chỉnh thời gian bảo trì sao cho phù hợp.
Cách điều chỉnh van cân bằng
Các bước để chỉnh van cân bằng:
- Trước tiên cần xác định rõ về áp suất bên trong hệ thống và đảm bảo van được mua có thể đáp ứng được môi trường làm việc đó.
- Mở van hoàn toàn để lưu lượng chất có thể được đi qua.
- Tiến hành đóng van một phần, và thực hiện việc quan sát. Nếu áp suất bên trong hệ thống giảm quá nhanh thì cần mở van thêm.
- Nếu áp suất tăng quá nhanh thì cần mở van một phần để giảm áp suất.
- Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi áp suất được ổn định.
- Sau khi điều chỉnh xong thì cần kiểm tra lại đường ống để đảm bảo mọi thứ đều được hoạt động bình thường.
Lưu ý: Quy trình điều chỉnh van cân bằng nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn, kĩ thuật để đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Địa chỉ mua van cân bằng
Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan đến cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những dòng van cân bằng đang có trên thị trường hiện nay. Hy vọng với những gì chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn ứng dụng balancing valve một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Tuy nhiên để có thể làm được điều này thì trước tiên bạn cần tìm mua cho mình một chiếc van cân bằng chất lượng. Và một trong những địa chỉ khiến bạn có thể yên tâm mua hàng đó là công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.
Là một đơn vị hàng đầu cả nước, chúng tôi chuyên cung cấp các dòng van công nghiệp trong đó có balancing valve, các phụ kiện đường ống, thiết bị đo,…Những sản phẩm mà chúng tôi phân phối cam kết là hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng và giá thành phải chăng.
Bên cạnh đó, van cân bằng được chúng tôi nhập khẩu từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới , với nhiều mẫu mã, thiết kế đa dạng khác nhau. Chắc chắn sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn.
Không chỉ có vậy, chúng tôi còn có rất nhiều các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khách hàng nhằm đem đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Vậy nên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ mua hàng và nhận báo giá nhanh chóng nhất.
Chúng tôi mong sớm được hợp tác và đồng hành cùng quý khách.
Xin trân thành cảm ơn!