Nước thải là gì

Đánh giá

Hiện nay, một trong những nguyên nhân chính khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đó là lượng nước thải không được xử lý đúng cách. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường sống của con người. Vậy nên, ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp giúp giải quyết tình trạng nước thải hiện nay. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Nước thải là gì

Trong tiếng anh, nước thải có nghĩa là wastewater. Đây là nước được thải ra sau khi đã qua quá trình sử dụng. Bên trong nước thải chứa rất nhiều các chất gây ô nhiễm như hóa chất, xác vi sinh vật, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông nghiệp,…Do đó, nước thải có thể ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới sức khỏe của con người cũng như những động thực vật xung quanh. Ngoài ra, wastewater còn góp phần gây ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng không gian sống và gây ra các tác động tiêu cực đến tài nguyên tự nhiên trong nước.

Chính vì những mối đe dọa trên mà việc giải quyết, xử lý nguồn nước thải là điều vô cùng quan trọng và được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường sống của con người.

nuoc-thai

Nguồn gốc của nước thải

Nước thải được phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau có thể là từ đời sống sinh hoạt hàng ngày cho đến các quy trình sản xuất công nghiệp.

Nước thải sinh hoạt ( domestic wastewater): lượng nước thải này được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như giặt quần áo, rửa bát, vệ sinh cá nhân, rửa xe,…Bên trong lượng nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm cao, và chứa nhiều chất độc hại như hóa chất, tạp chất hữu cơ,…Vậy nên, chúng cần được xử lý đúng cách để tránh gây ảnh hưởng tới môi trường sống.

Nước thải nông nghiệp ( agricultural wastewater): là lượng wastewater được sản sinh ra trong quá trình chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt cây nông nghiệp. Nước thải nông nghiệp chứa một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…Và nếu không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường thì chúng sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm, làm hại các sinh vật sống và gây độc hại tới sức khỏe con người.

Nước thải công nghiệp ( industrial wastewater) : đây là nguồn wastewater được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến tại các nhà máy, xí nghiệp. Nguồn nước thải này thường chứa các chất gây ô nhiễm với nồng độ cao như các kim loại nặng ( chì, đồng, cadmium), hóa chất công nghiệp ( thuốc nhuộm, dung môi),…Có thể nói rằng các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự ô nhiễm nguồn nước.

Trên đây là ba nguồn nước thải chính. Ngoài ra thì vẫn còn một số nguồn nước thải khác như ô nhiễm nước ngầm, nước thải từ các tàu thuyền trên biển, nước thải y tế,…Dù là bất kỳ nguồn nước thải nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần ưu tiên thực hiện các biện pháp xử lý để gìn giữ và bảo vệ môi trường sống xanh.

Thành phần của nước thải

Thành phần của wastewater có đến 95% là nước, 5% còn lại là các chất gây ô nhiễm, độc hại. Trong đó:

  • Chất gây ô nhiễm vật lý: bao gồm các hạt bụi, rong rêu và các chất rắn lơ lửng. Các chất này có thể làm cho nguồn nước bị đục, gây ô nhiễm, làm tắc nghẽn các đường ống dẫn. Ngoài ra, chúng cũng có thể mang theo các sinh vật gây bệnh làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài vật sống dưới nước.
  • Chất gây ô nhiễm hóa học: bao gồm các kim loại nặng, hóa chất công nghiệp, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu,…Các chất thải này được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế, nghiên cứu hóa học,…Chúng có khả năng gây kích ứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể sống của con người cũng như môi trường xung quanh.
  • Chất gây ô nhiễm sinh học: có thể là các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, tảo biển, vi rút, giun sán,…Các chất ô nhiễm sinh học này có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm, và chúng cũng rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua không khí, nguồn nước hoặc thức ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các chất này còn làm suy giảm đi sự đa dạng của hệ sinh thái.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong hàm lượng nước thải chứa rất nhiều các chất độc hại gây ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái tự nhiên. Chúng khiến cho chất lượng môi trường sống bị giảm sút đáng kể, tăng nguy cơ lây truyền các bệnh dịch. Vậy nên việc phòng tránh và giảm thiểu các chất gây ô nhiễm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để gìn giữ môi trường sống của chúng ta.

Các loại nước thải

Để thuận tiện cho việc xử lý và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, nước thải được chia ra thành các loại dưới đây:

Nước thải sinh hoạt

Nước thải này có thể được tạo ra từ các hoạt động nấu nướng, giặt giũ, vệ sinh cá nhân, cọ rửa nhà vệ sinh, rửa bát đũa,…Bên trong nước thải sinh hoạt chứa các chất hữu cơ có thể tan hoặc không tan trong nước, vi sinh vật và các chất hóa học độc hại khác.

Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm sử dụng hệ thống xử lý wastewater bằng cát, hệ thống xử lý wastewater bằng sỏi, hay phương pháp ủ phân, đốt cháy,…

Nước thải đô thị

Lượng wastewater này được sản sinh ra từ các hoạt động của con người trong các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khu chung cư,…Nguồn nước thải này chứa rất nhiều các chất hóa học, vi sinh vật, chất rắn lơ lửng. Vậy nên, chúng cần được xử lý đúng cách , hiệu quả để đảm bảo không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống. Chúng ta có thể xử lý nước thải đô thị thông qua các hệ thống xử lý wastewater vật lý, hóa học, sinh học.

nuoc-thai-do-thi

Nước thải công nghiệp

Wastewater này được tạo ra từ các hoạt động công nghiệp, chế biến tại các nhà máy, xưởng sản xuất, xí nghiệp,…Để hạn chế tình trạng wastewater công nghiệp gây ô nhiễm, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp xử lý bằng phản ứng hóa học, trao đổi ion, tia UV,…

nuoc-thai-cong-nghiep

Nước thải y tế

Đây là nước được thải ra từ các hoạt động y tế tại các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám,…Nguồn wastewater này chứa rất nhiều các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút gây bệnh, làm ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng nước thải thì trước tiên các cơ sở y tế cần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các biện pháp, quy định về tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra, cũng cần kết hợp sử dụng các hệ thống xử lý wastewater sinh học, xử lý bằng ozone, lọc cơ khí,…

Nước thải tự nhiên

Đây là nguồn nước được tạo ra từ quá trình tự nhiên và chúng thường được chứa trong các ao hồ, sông suối,…Tuy nhiên, nếu nguồn nước này được xử lý đúng cách thì chúng cũng được sử dụng như nước sạch, đóng góp một phần quan trọng trong các ứng dụng công, nông nghiệp.

Một số phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay

Việc xử lý wastewater hiệu quả, đúng cách đang là vấn đề nhức nhối của rất nhiều các quốc gia. Bởi chỉ khi chúng được xử lý, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thì mới tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng không gian sống của con người và sinh vật. Dưới đây là 3 phương pháp xử lý wastewater đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

Phương pháp này còn có tên gọi khác là xử lý nước thải cơ học. Đây là một trong những phương pháp được thực hiện đơn giản với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo xử lý tốt các chất gây ô nhiễm. Các cách xử lý wastewater bằng phương pháp vật lý như sau:

  • Lọc cát: phương pháp này sử dụng các lớp cát có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng với kích thước của các hạt nhiễm bẩn trong nước để lọc wastewater. Khi đó, các hạt bụi bẩn, chất rắn sẽ bị giữ lại bên trong các lớp cát và tạo ra nguồn nước lọc sạch sẽ hơn.
  • Quá trình lắng đọng: Ban đầu wastewater sẽ được đựng trong một bể chứa và để lắng đọng trong một thời gian nhất định. Lúc này, các chất rắn, hạt lơ lửng sẽ được đọng lại và chìm xuống đáy bể. Từ đó, nước sẽ được bơm hút ra khỏi bể lắng.
  • Phương pháp màng lọc: dòng chảy wastewater đi qua các màng lọc để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn. Thông thường, màng lọc hay được làm từ chất liệu polymer, than hoạt tính.
  • Kết tủa: phương pháp này giúp loại bỏ các chất hữu cơ và các ion kim loại. Chúng ta sẽ sử dụng các hóa chất khiến cho các chất gây ô nhiễm kia bị kết tủa lại thành dạng chất rắn. Rồi sau đó thực hiện loại bỏ các chất đó bằng quá trình lắng đọng hoặc sử dụng màng lọc.
  • Tia cực tím: Do các tia cực tím có thể làm phá hủy cấu trúc DNA của các loài vi sinh vật, khiến cho chúng không thể nào sản sinh. Vậy nên, phương pháp này cho phép sử dụng ánh sáng tia cực tím để tiêu diệt các loài vi sinh vật, vi khuẩn có trong wastewater.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng phương pháp xử lý nước thải theo tính vật lý sẽ không hoàn toàn loại bỏ được các chất gây ô nhiễm. Vậy nên, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì cần kết hợp phương pháp này với các phương pháp xử lý nước thải khác.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

Đây là một trong những phương pháp tối ưu nhất hiện nay, sử dụng các phản ứng hóa học để loại bỏ chất gây ô nhiễm. Những phương pháp xử lý nước thải hóa học bao gồm khử trùng, kết tủa, oxy hóa, oxy hóa khử và ozon hóa.

  • Phương pháp khử trùng: phương pháp này sử dụng các chất khử trùng như clo, ozon, ánh sáng tia UV để loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật, vi rút có trong môi trường nước thải.
  • Phương pháp kết tủa: phương pháp này sử dụng hai quá trình kết tủa là cacbonat và hydroxit để loại bỏ hoàn toàn các kim loại nặng, các chất hữu cơ. Tuy nhiên thì mỗi một kim loại lại phù hợp với nồng độ pH khác nhau. Vậy nên cần phải xác định được độ pH trong nước thải để quá trình kết tủa được thực hiện thuận tiện và dễ dàng hơn.
  • Phương pháp oxy hóa: sử dụng các chất oxy sinh hóa để phá vỡ liên kết của các chất hữu cơ và các chất gây độc có trong môi trường nước thải.
  • Phương pháp oxy hóa khử: sử dụng phản ứng oxy hóa và khử để chuyển các chất hữu cơ khó phân hủy và các chất độc thành dạng ít gây độc hại hơn và dễ dàng tách ra khỏi nước thải.
  • Phương pháp ozon hóa: sử dụng khí ozon để tạo ra phản ứng oxy hóa mạnh mẽ trong nước thải. Ozon có khả năng phá vỡ các liên kết cấu trúc hóa học trong các hợp chất phức tạp. Với tính chất hóa học như vậy, chúng thường được dùng để khử các chất như H2S, phenol, chất tẩy, nhuộm, khử mùi,…Không những vậy, sau quá trình ozon hóa, một lượng lớn vi khuẩn cũng bị tiêu diệt. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cần phải kiểm soát về lượng khí ozon sử dụng để đảm bảo hiệu quả và tránh tạo ra các chất phụ trợ gây hại.

Nhìn chung thì xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học giúp đem lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm như vi khuẩn, vi rút, kim loại nặng, chất độc hại,…Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp này, chúng ta cũng có thể dễ dàng điều chỉnh, kiểm soát về lượng chất hóa học, thời gian tiếp xúc, điều kiện môi trường,…sao cho đạt được kết quả xử lý nước thải tối ưu nhất.

Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này thì cần một khoản chi phí tương đối cao. Ngoài ra, một số phản ứng hóa học cũng có thể tạo ra các chất phụ trợ độc hại gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Đây là phương pháp sử dụng các vi sinh vật để phân hủy, loại bỏ chất độc hại trong nước thải.

– Phương pháp kỵ khí: đây là phương pháp phân hủy sinh học các chất hữu cơ và vô cơ bằng cách sử dụng các vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện không có oxy. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí được chia thành 6 quá trình. Bao gồm:

  • Quá trình 1: Thủy phân polymer.
  • Quá trình 2: Lên men các amino và đường.
  • Quá trình 3: Phân hủy kỵ khí các axit béo mạch dài và rượu.
  • Quá trình 4: Phân hủy kỵ khí và các axit béo dễ bay hơi.
  • Quá trình 5: Hình thành khí methane từ các axit acetic.
  • Quá trình 6: Hình thành khí methane từ CO2 và Hydrogen.

– Phương pháp hiếu khí: phương pháp này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong điều kiện được cung cấp oxy thường xuyên và liên tục. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí được chia thành 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.
  • Giai đoạn 2: Tổng hợp các tế bào mới.
  • Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư.
  • Quy trình thực hiện đơn giản, không đòi hỏi, yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Công nghệ sinh học thân thiện với môi trường.
  • Đem lại hiệu suất xử lý cao.
  • Có thể áp dụng cho nhiều nguồn nước thải khác nhau từ nước thải sinh hoạt cho đến nước thải công nghiệp.

Tuy nhiên thì trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì cũng có thể gây ra các mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tái sử dụng nước thải

Tái sử dụng nước thải được hiểu là quá trình sử dụng các trang thiết bị, máy móc để xử lý nguồn nước thải. Sau khi trải qua quy trình xử lý, nước đạt tiêu chuẩn quy định và được tái sử dụng vào các mục đích khác. Việc tái sử dụng nước thải, đóng một vai trò quan trọng và to lớn trong xã hội ngày nay. Bao gồm:

  • Kiểm soát và sử dụng nguồn tài nguyên nước sạch một cách hợp.
  • Giải quyết về vấn đề thiếu nước sạch trên thế giới.
  • Tránh gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn nước sạch trong các hoạt động kinh doanh sản xuất.
  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế lâu dài, nâng cao giá trị các sản phẩm. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để nhận dạng thương hiệu thông qua các chứng chỉ xanh, chứng chỉ đồng hành cùng môi trường, đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn quản lý về chất lượng ISO và môi trường,…
  • Giảm thiểu đáng kể về khối lượng và chi phí xả thải.
  • Hạn chế các tác động tiêu cực từ việc xả nước thải đến môi trường sống.

Một số ứng dụng phổ biến về việc tái sử dụng nước thải:

  • Ngành nông nghiệp: nước thải qua xử lý sẽ được sử dụng để tưới tiêu cho các cây trồng, chăn nuôi các loài động vật.
  • Ngành công nghiệp: nước thải sau khi được xử lý sẽ được sử dụng trong các dây truyền sản xuất. Việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế lượng nước thải xả ra môi trường.
  • Trong các ứng dụng dân dụng: nước có thể được tái sử dụng để tưới cây, rửa xe, vật liệu xây dựng,…
  • Ứng dụng trong hệ thống PCCC.

Như vậy, tái sử dụng nước thải là một biện pháp hữu hiệu để quản lý nguồn nước, giảm thiểu lượng nước thải, đồng thời hạn chế các tiêu động tiêu cực gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, quy trình tái sử dụng nước thải cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo tính bền vững và tối ưu hóa hiệu quả.

Van công nghiệp được ứng dụng như thế nào trong xử lý nước thải

Van công nghiệp là thiết bị được dùng để kiểm soát và điều khiển lưu lượng chất, áp suất bên trong các hệ thống đường ống dẫn. Chúng được xem là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh van công nghiệp thì các dòng đồng hồ đo cũng được sử dụng phổ biến, giúp người vận hành đánh giá được tình trạng lưu lượng, áp suất bên trong các đường ống dẫn.

Mỗi một loại van, thiết bị đo lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải lại có những công dụng khác nhau. Cụ thể:

  • Van bướm ( Butterfly valve): dùng để đóng, mở và kiểm soát lưu lượng dòng chảy bên trong ống dẫn.
  • Van cầu ( Globe valve): dùng để điều chỉnh lưu lượng và áp suất trong hệ thống.
  • Van một chiều ( Check valve): giúp dòng chảy lưu thông theo một hướng cố định, ngăn chặn sự chảy ngược.
  • Van lọc y: dùng để loại bỏ các tạp chất, rác bẩn, giúp hệ thống được hoạt động ổn định và hiệu quả.
  • Đồng hồ đo lưu lượng, áp suất: giúp người vận hành có thể dễ dàng quan sát và kiểm soát được lưu lượng, áp suất bên trong hệ thống. Từ đó có thể đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, năng suất, ngăn chặn các tình trạng rủi ro có thể xảy ra.

van 1

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến nước thải, bao gồm: các thành phần chính có trong nước thải, nguồn gốc tạo ra nước thải và các phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay. Hy vọng với những điều chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp quý khách có thêm sự hiểu biết và áp dụng chúng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.

Và nếu như quý khách đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm van công nghiệp, thiết bị đo lắp đặt trong các hệ thống xử lý nước thải, thì vui lòng liên hệ ngay tới công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam. Với những chính sách ưu đãi hấp dẫn, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà chỉ có ở XNK HT.

Khi đến với chúng tôi, quý khách sẽ nhận được:

  • Sản phẩm cam kết hàng chính hãng với mẫu mã thiết kế đa dạng đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng.
  • Đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng với đầy đủ các giấy tờ kiểm định.
  • Giá thành cạnh tranh.
  • Dịch vụ tư vấn hỗ trợ 24/7. Vậy nên, quý khách chỉ cần chia sẻ về những yêu cầu, mục đích sử dụng sản phẩm, chúng tôi chắc chắn sẽ tư vấn và giới thiệu đến bạn những thiết bị ưng ý và phù hợp nhất.
  • Chính sách bảo hành lên đến 12 tháng nên quý khách có thể yên tâm trong việc trải nghiệm sản phẩm.
  • Sẵn sàng 1 đổi 1 nếu sản phẩm có bất kỳ lỗi từ phía nhà sản xuất.
  • Giao hàng tận nơi trên toàn quốc với thời gian vận chuyển nhanh chóng, chi phí thấp.

Để được nhận sự tư vấn, hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới số Hotline của công ty. Chúng tôi rất mong được hợp tác và đồng hành cùng quý khách trong thời gian sớm nhất.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *