Bộ lọc khí nén

Đánh giá

Trong các hệ thống khí nén, một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của các thiết bị đó chính là chất lượng khí nén. Vậy nên, bộ lọc khí nén ra đời được coi là một giải pháp hữu hiệu giúp loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn có trong khí nén. Qua đó, giúp đảm bảo các quy trình sản xuất được diễn ra ổn định và liên tục.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những loại bộ lọc khí nén được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.

Giới thiệu về bộ lọc khí nén

Trong tiếng anh, bộ lọc khí nén có tên gọi là Compressor Air Filter. Đây là thiết bị có khả năng loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn trước khi chúng được phân phối vào bên trong các hệ thống ứng dụng. Ngoài ra, bộ lọc khí nén còn có chức năng tách nước, giúp điều chỉnh và duy trì mức áp suất ổn định trong các thiết bị truyền động. Điều này giúp đảm bảo các hệ thống được làm việc hiệu quả, an toàn và năng suất.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bộ lọc khí nén khác nhau như bộ lọc đôi, bộ lọc khí nén đơn, bộ lọc có điều chỉnh áp suất,… Vậy nên, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

bo-loc-khi-nen

Vai trò của bộ lọc khí nén

  • Cải thiện, nâng cao chất lương khí nén: thiết bị này có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong khí nén. Điều này giúp đảm bảo khí nén cung cấp cho các hệ thống luôn có độ sạch cao nhất, không chứa các thành phần gây hại.
  • Bảo vệ thiết bị, hệ thống: khí nén không sạch có thể gây hư hỏng cho các thiết bị, khiến chúng bị tắc nghẽn, mài mòn, không thể hoạt động bình thường. Như vậy, việc sử dụng bộ lọc khí nén sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị.
  • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng: khi chất lượng khí nén được đảm bảo, chúng sẽ giúp hạn chế tình trạng hư hỏng xảy ra ở các thiết bị. Qua đó, giúp tiết kiệm một khoản chi phí bảo dưỡng.
  • Nâng cao hiệu suất làm việc: nguồn năng lượng khí nén sạch sẽ giúp các thiết bị máy móc được hoạt động ổn định và liên tục, tránh gây gián đoạn. Từ đó, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu suất làm việc của hệ thống.

Đặc điểm nổi bật của bộ lọc khí nén

  • Lõi lọc khí nén có khả năng loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn từ 0.1 micron đến 40 micron. Điều này giúp thiết bị loại bỏ được hoàn toàn các chất gây ô nhiễm, đảm bảo đem lại chất lượng khí nén sạch cao nhất.
  • Giá thành phải chăng, hợp lý.
  • Khả năng ứng dụng linh hoạt trong các thiết bị khí nén khác nhau.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Cấu tạo bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm 3 phần chính: bộ phận lọc, bộ điều chỉnh áp suất, bộ phận tra dầu.

cau-tao-bo-loc-khi-nen
Cấu tạp bộ lọc khí nén

1. Bộ phận lọc khí

Đây là bộ phận chính, quyết định trực tiếp đến chất lượng của khí nén. Bộ phận này sẽ bao gồm các chi tiết: thân lọc, nắp chụp và tấm lưới lọc. Trong đó:

  • Phần thân lọc: chúng có nhiệm vụ chứa đựng lượng nước ngưng tụ cũng như các tạp chất, cặn bẩn sau khi đã được lọc bởi tấm lưới. Ngoài ra, phần thân lọc được thiết kế dạng bầu thon dài, trong suốt. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng quan sát được mức độ cặn bẩn có trong khí nén. Không chỉ có vậy, ngay phía dưới thân lọc được thiết kế thêm cửa xả. Chúng có chức năng làm sạch rác bẩn trong bầu chứa, tránh gây tình trạng quá tải.
  • Phần nắp chụp: thiết kế nối với phần cửa nạp, cửa ra khí nén. Bên cạnh đó, chúng còn được gắn đồng hồ đo áp suất. Từ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng quan sát và vặn nắp điều chỉnh áp suất sao cho phù hợp với yêu cầu hoạt động của hệ thống.
  • Phần tấm lưới lọc: có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn cũng như nước ngưng tụ lại. Qua đó, đảm bảo chất lượng khí nén được sạch trước khi cung cấp cho hệ thống làm việc. Tấm lưới lọc bao gồm 2 phần chính, đó là loại vỏ chất rắn và nước ngưng tụ.

2. Bộ điều chỉnh áp suất 

Bộ phận này được thiết kế đồng hồ đo áp suất. Qua đó, giúp chúng ta thuận tiện trong việc kiểm tra và theo dõi áp suất hoạt động của dòng khí nén bên trong các thiết bị. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng sẽ có một nút điều chỉnh áp suất , giúp đảm bảo áp lực khí nén đầu ra luôn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này giúp bảo vệ hệ thống luôn được an toàn, hạn chế tình trạng quá tải áp xảy ra, tránh gây hư hỏng cho các thiết bị.

Cụ thể, khi áp suất khí nén tăng cao hơn so với áp suất định mức, thì lượng khí nén sẽ tác động trực tiếp vào màng van. Từ đó, làm thay đổi vị trí của kim trục. Lúc này, thông qua lỗ xả, khí nén sẽ được thoát ra bên ngoài môi trường. Quy trình này cứ thế mà lặp đi lặp lại cho đến khi kim trục trở về vị trí áp suất định mức ban đầu.

3. Bộ phận tra dầu 

Bộ phận này có công dụng dùng để chứa dầu bôi trơn và phun dầu dạng sương vào khí nén đã lọc sạch. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để bôi trơn các thiết bị khớp nối, xi lanh. Thông qua đó, giúp làm giảm ma sát, tránh gây ăn mòn cho các chi tiết bên trong hệ thống.

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Sau khi kết thúc quá trình nén, khí nén sẽ được di chuyển vào bên trong bộ lọc thông qua đường ống dẫn. Tại đây, dưới sự tác động của các tấm chắn hình xoáy ốc, các dòng khí nén sẽ chuyển động theo dạng xoáy. Điều này đã tạo ra lực ly tâm khiến cho nước và các tạp chất di chuyển qua phần tử lọc. Khi đó, các chất gây ô nhiễm có kích thước lớn sẽ bị giữ lại và rơi xuống bộ phận bầu chứa. Ở giai đoạn này, thiết bị có thể loại bỏ khoảng 95% các chất rắn, tạp chất.

Vậy nên, phần cặn bẩn còn lại sẽ tiếp tục được lọc thêm một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm. Khi đó, các chất bẩn cũng sẽ bị rơi xuống và ngưng tụ tại phần bầu chứa. Và khi phần bầu chứa đã đầy, thì bộ lọc tự động sẽ tiến hành xả nước để loại bỏ toàn bộ các chất bẩn ra khỏi bộ lọc. Tuy nhiên, đối với một số thiết bị bộ lọc xả tay thì người sử dụng cần chú ý để theo dõi và thực hiện đưa chất bẩn ra bên ngoài bằng nút vặn tay.

Sau khi khí được làm sạch, chúng sẽ tiếp tục di chuyển đến bộ phận điều chỉnh áp suất. Tại đây, thông qua đồng hồ đo, chúng ta có thể theo dõi và giám sát được áp suất hoạt động bên trong hệ thống. Trong trường hợp áp lực khí nén tăng quá cao, màng van sẽ được đẩy lên, cho phép khí nén được xả bớt ra bên ngoài môi trường. Quá trình này sẽ diễn ra cho đến khi áp suất bên trong hệ thống được ổn định.

Tiếp theo đó, khí nén sẽ được truyền đến bộ phận tra dầu. Tại đây, lượng dầu bôi trơn sẽ bị hút và phun lên dạng sương li ti. Điều này nhằm mục đích để khí nén mang dầu đi ra cửa của bộ lọc và di chuyển vào bên trong hệ thống làm việc thông qua đường ống dẫn.

Đánh giá ưu nhược điểm của bộ lọc khí nén

Cũng giống như bao thiết bị khác, bộ lọc khí nén cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Hãy cùng theo chân chúng tôi để khám phá về những đặc điểm này nhé.

Ưu điểm của bộ lọc khí nén

Là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống máy nén khí, bộ lọc khí nén sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Thiết kế, cấu tạo đơn giản. Từ đó, giúp đem lại sự thuận tiện trong quá trình vận chuyển cũng như lắp đặt, bảo dưỡng.
  • Kích thước bộ lọc tương đối đa dạng, phù hợp với nhiều hệ thống lắp đặt khác nhau.
  • Được đánh giá cao về khả năng làm sạch khí nén. Cụ thể đối với những thiết bị lọc khí nén cao cấp, chúng có thể làm sạch đến khoảng 99.99%. Còn đối với những thiết bị lọc thông thường thì con số này dao động từ 95% đến 98%.
  • Vật liệu chế tạo bộ lọc khí nén thường là thép không gỉ. Điều này giúp tăng độ bền cơ học cho thiết bị, đồng thời, đảm bảo chúng có thể hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường nhiệt độ và áp suất cao.
  • Trong quá trình sử dụng, thiết bị bộ lọc khí nén ít xảy ra hư hỏng hay sự cố. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.

Nhược điểm của bộ lọc khí nén

Bên cạnh những ưu điểm trên thì bộ lọc khí nén vẫn còn một số những hạn chế, bao gồm:

  • Trong quá trình điều chỉnh áp suất, khi khí nén được xả ra bên ngoài môi trường, chúng có thể gây ra tiếng kêu lớn, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Với kích thước, mẫu mã đa dạng, người tiêu dùng có thể cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với hệ thống ứng dụng.

bo loc khi nen 2

Ứng dụng của bộ lọc khí nén

Dưới đây là các ứng dụng tiêu biểu của bộ lọc khí nén:

  • Ngành công nghiệp sản xuất: Bộ lọc khí nén giúp loại bỏ các tạp chất có trong khí nén. Đảm bảo các thiết bị máy móc được hoạt động và làm việc hiệu quả.
  • Ngành công nghệ điện tử: bộ lọc giúp cung cấp khí nén sạch cần thiết để lắp ráp các linh kiện. Từ đó, giúp duy trì chất lượng sản phẩm ổn định.
  • Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm: đây là một trong những lĩnh vực yêu cầu cao về chất lượng an toàn vệ sinh. Do đó, bộ lọc khí nén là một phần không thể thiếu trong các quy trình chế biến và đóng gói, giúp đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm.
  • Ngành công nghiệp hóa chất: chúng giúp bảo vệ các thiết bị khỏi các hóa chất độc hại, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ, đảm bảo hệ thống được làm việc an toàn, năng suất.
  • Lĩnh vực y tế: bộ lọc giúp cung cấp năng lượng khí nén sạch, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong các quy trình điều trị.
  • Ngành van công nghiệp: sử dụng trong các thiết bị van công nghiệp như van bướm điều khiển khí nén, van bi điều khiển khí nén, van cổng dao khí nén,…

Phân loại bộ lọc khí nén

Để có thể ứng dụng linh hoạt trong các hệ thống, bộ lọc khí nén đã được sản xuất với rất nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Và để có thể phân loại được bộ lọc khí nén, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí như chức năng, thương hiệu sản xuất, nhu cầu sử dụng.

Phân loại theo nhu cầu sử dụng

Dựa vào tiêu chí này, thiết bị sẽ được chia thành 2 dạng chính đó là bộ lọc khí nén mini và bộ lọc khí nén công nghiệp.

Bộ lọc khí nén mini: được thiết kế tương đối nhỏ gọn với khả năng làm sạch tốt. Trên thị trường hiện nay, bộ lọc khí nén mini được chia thành 2 loại nhỏ:

  • Bộ lọc khí nén đơn: cấu tạo của bộ lọc khí nén đơn chỉ bao gồm duy nhất 1 cốc lọc và 1 van điều chỉnh.
  • Bộ lọc đôi khí nén: gồm có van điều chỉnh áp suất, van tra dầu và 2 cốc lọc.

Bộ lọc khí nén công nghiệp: thiết bị này được sản xuất phù hợp với những hệ thống có quy mô vừa cho đến lớn. Cấu tạo của sản phẩm này bao gồm có 3 cốc lọc. Đó là lọc thô, lọc tinh, lọc siêu tinh tương đương với kích thước 3 micron, 1 micron và 0.1 micron. Như vậy, thiết bị này sẽ là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, cặn bẩn trong khí nén.

Phân loại theo chức năng

1. Bộ lọc khí nén dạng hạt ( Particulate filters)

Thiết bị này được sản xuất dành cho những môi trường ứng dụng có chứa nhiều các hạt bụi bẩn với kích thước tương đối lớn. Ví dụ như hạt bụi, hạt nhựa,…Việc loại bỏ được các tạp chất này sẽ tránh gây tình trạng tắc nghẽn cho thiết bị. Đảm bảo kéo dài tuổi thọ và duy trì trạng thái hoạt động ổn định, an toàn cho hệ thống.

2. Bộ lọc dạng than hoạt tính ( Activated carbon filters)

Than hoạt tính được biết đến với khả năng hấp thụ tốt các tạp chất bụi bẩn có trong môi trường không khí. Vậy nên đây sẽ là thiết bị phù hợp trong các hệ thống sử dụng khí nén có mùi gây khó chịu. Khi đó, thiết bị này sẽ giúp khử mùi, hút ẩm, đảm bảo chất lượng hoạt động của các hệ thống. Một số ứng dụng phổ biến của bộ lọc than hoạt tính như sản xuất chế biến nông lâm hải sản, ngành đóng gói, sản xuất thực phẩm,…

3. Bộ lọc hợp nhất ( Coalescing filters) 

Sở dĩ được gọi với cái tên như vậy là do thiết bị này có thể thực hiện kết hợp các chức năng lọc dầu, lọc bụi và lọc nước. Một trong những ưu điểm nổi bật của thiết bị này đó là khả năng loại bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 0.1 mm. Bên cạnh đó, thiết bị này ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường không chỉ bởi những tính năng tiện lợi, tiết kiệm chi phí mà còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

4. Bộ lọc kết hợp lạnh

Bộ lọc kết hợp lạnh có khả năng hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường có tính chất đặc biệt với nhiệt độ khoảng 2 độ C. Việc này giúp loại bỏ hơi ẩm hiệu quả trong các hệ thống môi trường lạnh. Từ đó, ngăn chặn tình trạng ngưng tụ xảy ra.

5. Bộ lọc nạp khí nén

Thiết bị này được coi là giải pháp ưu việt trong các hệ thống hóa chất độc hại. Bởi chúng không chỉ có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm có kích thước 0.3 micron mà còn có thể dung nạp nước trong quá trình lọc. Từ đó, giúp bảo vệ các thiết bị máy móc trong hệ thống tránh bị hư hỏng, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.

Phân loại bộ lọc khí nén theo thương hiệu sản xuất

Một số thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất bộ lọc khí nén như:

Bộ lọc khí nén Airtac

Đây là một trong những thương hiệu nổi tiếng đến từ Đài Loan. Trong những năm gần đây thiết bị này rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, bởi giá thành phải chăng nhưng vẫn đem lại hiệu quả chất lượng cao trong các ứng dụng. Sản phẩm này có kích thước dao động từ 10 đến 34 mm nên phù hợp để lắp đặt trong những xưởng sản xuất , hệ thống có quy mô vừa và nhỏ.

Bộ lọc khí nén SMC

SMC là một thương hiệu uy tín đến từ Nhật Bản. Do được sản xuất và chế tạo dựa trên công nghệ tiên tiến, hiện đại nên những thiết bị này luôn đảm bảo đạt chuẩn chất lượng, độ bền tốt, đem lại hiệu quả cao trong các hệ thống sử dụng. Ngoài ra, bộ lọc khí nén SMC còn được thiết kế với kiểu dáng tương đối nhỏ gọn, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lắp đặt. Tuy nhiên, thì giá thành của sản phẩm này cũng tương đối cao.

bo-loc-khi-nen-smc

Bộ lọc khí nén STNC
Sản phẩm này được chế tạo bởi thương hiệu STNC đến từ Trung Quốc. Ưu điểm của thiết bị này đó là giá rẻ, đồng thời giúp duy trì trạng thái hoạt động ổn định trong các hệ thống. Ngoài ra, sản phẩm này còn được thiết kế với kích thước, mẫu mã đa dạng. Qua đó, đem đến cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn.

Bộ lọc khí nén CIM 

Bộ lọc khí nén CIM – Nhật Bản là thiết bị có khả năng làm sạch tốt, kết cấu chắc chắc, giúp đem lại hiệu quả ứng dụng cao. Tuy nhiên giá thành thường đi đôi với chất lượng. Do đó, sản phẩm này có giá tương đối cao và chỉ thường được lắp đặt trong các hệ thống công nghiệp quy mô lớn.

bo-loc-khi-nen-cim

Một số lỗi thường gặp ở bộ lọc khí nén

Ở phần này, chúng tôi xin được tổng hợp một số lỗi thường gặp ở bộ lọc khí nén cũng như cách khắc phục các vấn đề đó.

Bộ lọc khí nén không thể tách bụi bẩn và nước

Có hai nguyên nhân chính khiến cho bộ lọc khí nén không thể tách bụi bẩn và nước, đó là:

  • Thiết bị lắp đặt không đúng cách.
  • Các chất cặn bẩn có trong bầu chứa đã quá nhiều nhưng vẫn không được xử lý, loại bỏ.

Và để có thể khắc phục được tình trạng trên, bạn cần:

  • Kiểm tra và tiến hành lắp đặt lại bộ lọc khí nén. Đảm bảo thiết bị được lắp đặt đúng chiều với dòng chảy, đồng thời tuân theo các hướng dẫn chỉ định của nhà sản xuất.
  • Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và làm sạch phần bầu chứa. Có như vậy mới đảm bảo bộ lọc không bị quá tải. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc lựa chọn lắp đặt bộ phận xả tự động. Điều này sẽ giúp thiết bị được hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.

Tại bộ phận điều chỉnh áp suất, không khí bị thất thoát ra bên ngoài

Lỗi này thường bắt nguồn từ nguyên nhân van điều chỉnh áp suất bị lắp ngược. Vì vậy, khi luồng khí nén di chuyển vào bên trong, chúng sẽ đẩy màng van và theo đó thoát ra bên ngoài môi trường. Cách khắc phục sự cố này đó là tháo rời và tiến hành lắp đặt lại van điều chỉnh áp suất.

Ngoài ra, để đảm bảo thiết bị được hoạt động tốt nhất thì chúng ta cũng cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh định kỳ phần ống lọc. Bên cạnh đó, đối với những dòng van điều chỉnh áp thì không nên cài đặt áp suất vượt quá 1600kPa.

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng bộ lọc khí nén

Lưu ý khi lựa chọn bộ lọc khí nén

Để có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp với hệ thống ứng dụng, chúng ta cần quan tâm đến những tiêu chí sau:

  • Lưu lượng và áp suất khí nén: cần đảm bảo bộ lọc khí nén được lựa chọn có thông số phù hợp với các thiết bị máy nén khí. Bởi nếu bộ lọc khí nén có thông số kỹ thuật nhỏ hơn so với máy nén khí thì rất dễ gây hư hỏng cho thiết bị, khiến chúng không thể hoạt động ổn định, bình thường.
  • Chất lượng và xuất xứ của bộ lọc khí nén: để đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì bạn nên chọn mua bộ lọc khí nén từ những thương hiệu nổi tiếng, uy tín. Điều này đồng thời sẽ giúp bạn tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Có như vậy thì mới đảm bảo quy trình lọc được diễn ra hiệu quả, tăng độ bền, tuổi thọ sử dụng cho các thiết bị.

Lưu ý khi sử dụng bộ lọc khí nén

  • Đảm bảo bộ lọc khí nén được lắp đặt đúng chiều, tuân theo các hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị. Đồng thời cần vệ sinh, làm sạch bộ lọc định kỳ để duy trì trạng thái hoạt động ổn định của chúng.

Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng bộ lọc khí nén là thiết bị quan trọng giúp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trong hệ thống máy nén khí. Từ đó, giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, đồng thời bảo vệ các thiết bị khác khỏi tình trạng hư hỏng.

Hơn nữa, việc sử dụng bộ lọc khí nén không chỉ góp phần nâng cao chất lượng khí nén mà còn giúp giảm thiểu, tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và kéo dài tuổi thọ sử dụng cho các thiết bị. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động ổn định của bộ lọc khí nén, thì chúng ta cũng cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

Nhân tiện đây, nếu quý khác đang có nhu cầu tìm mua bộ lọc khí nén chất lượng cao, chính hãng thì hãy đến ngay với công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm bộ lọc khí nén với đa dạng mẫu mã, đến từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu, chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng của quý khách.

Ngoài ra nếu như quý khách hàng chưa biết nên chọn mua thiết bị bộ lọc khí nén nào thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi đội ngũ nhân viên kinh doanh của chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và giới thiệu đến bạn những sản phẩm phù hợp nhất với các hệ thống ứng dụng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng nhanh chóng nhất.

Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành và phục vụ quý khách.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *