Actuator là gì

Đánh giá

Actuator là thiết bị thường được ứng dụng trong các hệ thống tự động hóa. Chúng giúp giảm thiểu sự can thiệp của con người, tiết kiệm chi phí thuê nhân công vận hành. Đồng thời, thiết bị truyền động này giúp cho hệ thống hoạt động chính xác, hiệu quả, đem lại năng suất làm việc cao.

Và để có thể tìm hiểu rõ hơn về Actuator thì xin mời các bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Actuator là gì

Actuator còn được gọi là thiết bị truyền động hay bộ truyền động. Chúng có khả năng chuyển đổi năng lượng điện hoặc khí nén thành động năng, giúp điều khiển các thiết bị khác trong hệ thống làm việc.

Với khả năng hoạt động tin cậy, nâng cao hiệu suất làm việc, actuator thường được đưa vào sử dụng trong các hệ thống tự động hóa, ngành công nghiệp dầu khí, điện tử, hóa chất,…

actuator

Chức năng của actuator

Là một thiết bị được ứng dụng trong rất nhiều hệ thống tự động, actuator được biết đến với những tính năng nổi bật như:

  • Chuyển đổi tín hiệu điều khiển (điện hoặc khí nén) thành cơ năng, giúp vận hành các thiết bị khác trong hệ thống hoạt động, làm việc.
  • Tự động ngắt: khi thiết bị, hệ thống đã đạt đến mức yêu cầu thì actuator sẽ tự động ngắt. Nhờ vậy, chúng giúp bảo vệ các thiết bị khác, hạn chế được tình trạng quá tải xảy ra.
  • Khi hệ thống gặp sự cố, actuator cũng có thể tự động dừng hoạt động lại. Từ đó, giúp đảm bảo sự an toàn, giảm thiếu các tai nạn trong quá trình hệ thống vận hành.
  • Bộ truyền động cho phép người sử dụng điều khiển từ xa mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.

Trên đây là những chức năng chính của actuator. Ngoài ra thì còn tùy vào từng loại mà bộ truyền động sẽ có thêm những tính năng khác như khả năng điều chỉnh tốc độ, vị trí hay giảm thiểu tình trạng phát ra tiếng ồn trong quá trình vận hành hoạt động,…

Giới thiệu về actuator valve

Actuator valve có nghĩa là van điều khiển tự động. Đây là dòng van được hoạt động thông qua bộ điều khiển điện hoặc khí nén, thay thế cho các phương thức vận hành thủ công bằng tay thông thường.

Actuator valve giúp điều khiển trạng thái đóng mở và kiểm soát chính xác lưu lượng chất bên trong các hệ thống. Do đó, chúng được ứng dụng trong rất nhiều các nhà máy như nhà máy xử lý nước thải, nhà máy lọc dầu,…

Hiện nay, trên thị trường có hai loại actuator valve phổ biến, đó là pneumatic actuator valve ( van điều khiển khí nén) và electric actuator valve ( van truyền động điện).

van buom vi sinh dieu khien dien 3

Các loại actuator sử dụng phổ biến hiện nay

Actuator có hai loại được sử dụng phổ biến hiện nay là Electric actuator ( bộ truyền động điện ) và Pneumatic actuator (thiết bị truyền động khí nén).

Bộ truyền động điện ( Electric actuator)

Khái niệm Electric actuator

Electric actuator là thiết bị sử dụng năng lượng điện để điều khiển các động cơ hoặc bơm trong hệ thống. Bộ truyền động điện có thể được kết nối với dòng điện xoay chiều (AC) hoặc dòng điện một chiều (DC). Những nguồn điện áp thường được sử dụng như 24V, 220V, 380V,… Khi điện áp được cấp, motor sẽ chuyển động và điều khiển các thiết bị khác theo đúng cơ chế truyền động của chúng. Ngoài ra, electric actuator cũng có thể được điều khiển từ xa bằng các thiết bị điều khiển từ xa như máy tính, điện thoại,…

bo dieu khien dien GEKO

Electric actuator valve

Electric actuator valve là thiết bị sử dụng động cơ điện để tạo ra momen xoắn, giúp điều khiển hoạt động của van. Không chỉ có vậy, van điều khiển điện được chế tạo bởi rất nhiều vật liệu khác nhau, kích thước đa dạng từ DN40 đến DN1000, nên chúng có thể được ứng dụng linh hoạt trong nhiều hệ thống đường ống.

Một số dòng van điều khiển điện được sử dụng rộng rãi bao gồm:

  • Van bướm điều khiển điện
  • Van bi điều khiển điện
  • Van cầu điều khiển điện
  • Van cổng điều khiển điện

van dieu khien dien

Ưu nhược điểm của Electric actuator 

Ưu điểm

  • Người vận hành có thể dễ dàng sử dụng và điều chỉnh.
  • Khả năng hoạt động chính xác, đem lại độ tin cậy cao.
  • Thiết bị này có thể được điều khiển từ xa thông qua hệ thống điều khiển tự động.
  • Có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều hệ thống.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao.
  • Trong trường hợp mất điện, hay nguồn điện sử dụng không ổn định, gặp sự cố thì electric actuator sẽ không thể hoạt động.
  • Cần phải thường xuyên bảo dưỡng để đảm bảo hiệu suất làm việc.

Thiết bị truyền động khí nén ( Pneumatic actuator)

Khái niệm Pneumatic actuator

Pneumatic actuator sử dụng khí nén để tạo ra chuyển động, giúp điều khiển các thiết bị khác trong hệ thống. Thiết bị này được chia làm hai dạng chính là bộ truyền động khí nén tác động đơn và bộ truyền động khí nén tác động kép.

  • Bộ truyền động khí nén tác động đơn ( Single Acting Pneumatic Actuator): là thiết bị chỉ cấp khí nén duy nhất một lần để hoàn thành chu trình đóng mở.
  • Bộ truyền động khí nén tác động kép ( Double Acting Pneumatic Actuator): thiết bị này cần cấp khí nén ở cả hai chu trình đóng và mở.

actuator-khi-nen

Van điều khiển khí nén ( Pneumatic actuator valve)

Dòng van này sử dụng áp suất khí nén để piston bên trong chuyển động. Từ đó, truyền động đến van, giúp điều khiển, kiểm soát lưu lượng chất bên trong đường ống.

Một số loại van điều khiển khí nén:

  • Van bướm điều khiển khí nén
  • Van cầu điều khiển khí nén
  • Van bi điều khiển khí nén
  • Van cổng điều khiển khí nén

van cong dao dieu khien khi nen 9

Ưu nhược điểm của Pneumatic Actuator

Về ưu điểm

  • Bộ điều khiển khí nén có giá thành tương đối rẻ nên sẽ là sự lựa chọn thích hợp trong nhiều ứng dụng.
  • Vật liệu chế tạo thiết bị này có độ bền tương đối cao, khả năng chịu áp suất tốt. Điều này giúp tuổi thọ của chúng được kéo dài.
  • Hoạt động ổn định trong thời gian dài, đem lại hiệu suất làm việc cao.
  • Không cần thường xuyên thực hiện bảo trì.
  • Không xảy ra các tình trạng cháy nổ, đảm bảo sự an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.

Về nhược điểm

  • Không phù hợp với những ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao.
  • Trong quá trình hoạt động có thể phát ra tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Một số loại Actuator khác

  • Actuator máy phát điện
  • Actuator HS Code
  • Linear Actuator

So sánh Pneumatic actuator và Electric actuator

Giống nhau: 

  • Cả hai thiết bị này đều có khả năng vận hành tự động giúp điều khiển các thiết bị khác trong hệ thống.
  • Có thể được điều khiển từ xa thông qua các bộ điều khiển.

Khác nhau:

Lực và thời gian đáp ứng

  • Bộ truyền động khí nén: mặc dù thiết bị này có lực và khả năng đóng mở nhanh chóng nhưng độ tin cậy của chúng lại không được đánh giá cao.
  • Bộ truyền động điện: lực đẩy tốt, độ chính xác được đảm bảo.

Chi phí đầu tư

Nếu dựa vào tiêu chí này thì bộ điều khiển khí nén sẽ có chi phí thấp hơn so với bộ truyền động điện.

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng 

Bộ điều khiển khí nén thường đi liền với rất nhiều các thiết bị, linh kiện bổ sung khác như bộ lọc khí, xi lanh, đường dẫn khí, công tắc áp,…Do vậy, chi phí để thực hiện bảo dưỡng chúng cũng sẽ cao hơn so với đầu điều khiển điện.

Phát sinh nhiệt trong quá trình vận hành hoạt động 

Bộ điều khiển điện thường sẽ phát sinh nhiệt nhiều hơn so với bộ điều khiển khí nén trong quá trình vận hành. Vậy nên, bạn cần cân nhắc để lựa chọn được thiết bị phù hợp với môi trường ứng dụng.

Khả năng chống nước và môi trường có độ ẩm cao 

So với thiết bị truyền động điện thì bộ điều khiển khí nén có khả năng chống nước, hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao tốt hơn.

Các vấn đề hỏng hóc, phát sinh trong khi vận hành 

  • Bộ truyền động điện: gặp các vấn đề liên quan đến điện.
  • Bộ điều khiển khí nén: gây ra sự rung lắc và tiếng ồn khi hoạt động.

Mo- men xoắn

Xét về tiêu chí này thì bộ điều khiển khí nén có mo – men xoắn lớn hơn so với bộ truyền động điện.

Cơ chế hoạt động

  • Pneumatic actuator: Sử dụng khí nén để tạo ra lực.
  • Electric actuator: sử dụng điện để tạo ra chuyển động.

Tính linh hoạt

Với khả năng điều chỉnh, kiểm soát tốc độ, vị trí, bộ điều khiển điện được ứng dụng linh hoạt hơn so với thiết bị truyền động khí nén.

Van tự động và van tay có gì giống và khác nhau

Hai thiết bị này đều được dùng để điều khiển trạng thái đóng, mở của van. Tuy nhiên, trong đó:

Van tay: được vận hành hoạt động bằng cách sử dụng bộ phận tay gạt hoặc tay quay. Thông thường, dòng van này hay được sử dụng trong các hệ thống dân dụng hoặc các hệ thống có áp suất thấp.

Bên cạnh đó, giá thành của van tay cũng tương đối rẻ, dễ dàng lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng. Tuy nhiên, chúng lại có thời gian đóng, mở tương đối chậm và không thể điều khiển từ xa. Đồng thời để có thể vận hành được van tay thì cần có lực tác động của con người.

Van tự động: khác với loại trên, dòng van này giảm thiểu sự can thiệp của con người bằng cách sử dụng các bộ điều khiển tự động ( điện hoặc khí nén). Khi nhận tín hiệu điều khiển, thiết bị sẽ được kích hoạt và vận hành hoạt động.

Bên cạnh đó, van tự động có khả năng hoạt động ổn định, đem lại độ tin cậy và mức độ chính xác cao. Chúng có thể được điều khiển từ xa và tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, thiết bị này có giá thành cao và quy trình bảo dưỡng cũng tương đối phức tạp.

Với những tính năng nổi bật như vậy nên van tự động được ứng dụng trong các hệ thống có áp suất lớn, đòi hỏi độ chính xác cao.

Những điều cần lưu ý khi chọn mua actuator và báo giá

Những điều cần lưu ý khi chọn mua actuator

Để lựa chọn được thiết bị hoạt động hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống thì bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Tìm hiểu và xác định rõ các đặc điểm của hệ thống ứng dụng. Các yếu tố này bao gồm: áp suất, lưu lượng dòng chảy, nhiệt độ làm việc, môi trường hoạt động,…Từ đó, căn cứ vào đây để lựa chọn thiết bị điều khiển phù hợp.
  • Lực và thời gian đáp ứng của thiết bị phải thích hợp với yêu cầu của hệ thống.
  • Cân nhắc và tính toán chi phí đầu tư, để lựa chọn được thiết bị có giá thành hợp lý. Các chi phí này bao gồm giá thành sản phẩm, tiền điện, khí nén, chi phí lắp đặt,…
  • Lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín để mua sản phẩm. Có như vậy thì chất lượng của actuator mới được đảm bảo.

Báo giá actuator

logo

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được thiết bị truyền động phù hợp. Và nếu như bạn vẫn chưa tìm được địa chỉ cung cấp uy tín thì hãy vui lòng liên hệ ngay tới công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị truyền động, van công nghiệp, phụ kiện đường ống, thiết bị đo chính hãng với mẫu mã đa dạng.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, chúng tôi không ngừng cố gắng để mang đến cho quý khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Vậy nên, khi đến với chúng tôi, quý khách có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm với giấy tờ kiểm định CO/CQ đầy đủ, rõ ràng.

Bên cạnh đó, với dịch vụ tư vấn hỗ trợ 24/7, đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp quý khách lựa chọn được những sản phẩm ưng ý nhất.

Ngoài ra, do mỗi một loại actuator lại có mức giá khác nhau. Chính vì vậy, để nhận được báo giá chính xác và chi tiết nhất thì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được gặp trực tiếp chuyên viên tư vấn.

Cảm ơn quý khách đã chú ý đến bài viết của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *