Van khí nén hay còn được gọi là van điện từ khí nén. Đây là một thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống đường ống khí nén công nghiệp. Vậy làm thế nào để sử dụng van khí nén một cách tối ưu nhất, các dòng van điện từ khí nén đang có trên thị trường hiện nay là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Một vài thông tin về van khí nén
Van khí nén là dòng van được sử dụng để điều tiết lưu lượng khí nén trong các hệ thống đường ống. Trên thị trường hiện nay, có 2 dòng van khí nén phổ biến là van điện từ khí nén 5/3 và van điện từ khí nén 5/2.
Bên cạnh đó, van khí nén do thường được làm từ các loại vật liệu có độ bền bỉ cao như đồng, inox, thép,…nên giúp hạn chế được các tình trạng như oxy hóa, sự mài mòn do nhiệt độ và áp suất cao.
Thông số kỹ thuật của van khí nén
- Vật liệu chế tạo; Hợp kim nhôm, kẽm.
- Kích thước van: DN15 – DN25.
- Áp suất làm việc: 0.2 ~ 0.8 Mpa.
- Áp lực: 1 Mpa.
- Hiệu quả lỗ: 16 ~ 18 mm.
- Thời gian đáp ứng: 30 ms, 40ms.
- Nhiệt độ làm việc: 0~ +50 độ C.
- Điện áp sử dụng: AC 220V, DC 24V.
- Trọng lượng: 203g ~ 338g.
- Thương hiệu: TPC, Airtac, STNC.
- Nguồn gốc, xuất xử: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Đầy đủ giấy tờ CO/CQ.
Công dụng của van khí nén
Là một thiết bị được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng nổi bật như:
- Van điện từ khí nén được sử dụng để điều khiển lưu lượng khí nén, đáp ứng nhu cầu của các hệ thống.
- Có khả năng kiểm soát áp suất bên trong các hệ thống, đảm bảo chúng luôn được ổn định, an toàn, đem lại hiệu quả hoạt động cao.
- Được sử dụng để điều hướng khí nén thông qua các thiết bị đường ống.
Những lợi ích khi sử dụng van khí nén
Van khí nén khi được sử dụng đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các hệ thống. Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu:
- Chất liệu sản xuất van đều là những loại vật liệu có độ bền cao nên đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định, ít xảy ra các vấn đề hỏng hóc.
- Trong quá trình hoạt động, van khí nén tiêu tốn rất ít nguồn năng lượng nên giúp giảm thiểu các chi phí vận hành, tăng hiệu suất làm việc.
- Thiết kế đơn giản, dễ dàng lắp đặt và đặc biệt là giá thành rẻ.
- Có thể vận hành hoạt động bằng bộ điều khiển tự động hoặc bằng cơ tay thông thường.
- Do có khả năng điều chỉnh áp suất bên trong hệ thống nên van khí nén đem lại sự an toàn cao trong khi sử dụng, giảm thiểu các nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của van khí nén
Van điện từ khí nén có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào mà có thể đem lại nhiều tính năng nổi trội như vậy? Mời bạn cùng tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Cấu tạo của van khí nén
Hai dòng van khí nén được sử dụng nhiều nhất hiện nay là van khí nén 5/2 và van khí nén 5/3.
Van khí nén 5/2
Đối với van khí nén 5/2 lại được chia ra làm 2 dạng là van một đầu điện và hai đầu điện. Tuy nhiên, chúng đều có cấu tạo bao gồm 3 bộ phận chính là phần trục nối, đầu điện và thân van.
Trong đó, thân van được thiết kế với 5 cửa khí: 2 cửa xả khí, 2 cửa làm việc và 1 cửa khí vào.
Van khí nén 5/3
Van khí nén 5/3 là dạng van có 5 cửa và 3 vị trí làm việc. Trong đó,
Cửa số 1: cửa để khí nén đi vào.
Cửa số 2 và cửa số 4: cửa khí dùng cho hoạt động làm việc.
Cửa số 3 và cửa số 5: cửa dùng để xả khí thoát ra ngoài.
Nguyên lý hoạt động của van khí nén
Van điện từ khí nén hoạt động dựa vào nguồn điện cấp kết hợp với áp lực khí nén để điều khiển khí ra, vào khỏi van.
Khi nguồn điện được cấp vào cuộn dây coil, van sẽ được di chuyển và làm mở các lỗ kết nối. Và khi ngừng cấp nguồn điện, van sẽ đóng hết các lỗ kết nối lại dựa vào lực đàn hồi của lò xo và nắp van.
Đối với hệ thống khí nén, khi áp suất khí nén được đưa vào van điện từ, nó sẽ tác động lên piston. Từ đó, giúp van được di chuyển, và thực hiện đóng, mở các lỗ kết nối.
Như vậy, có thể thấy việc sử dụng kết hợp giữa nguồn điện cấp và áp suất khí nén sẽ giúp van hoạt động được chính xác và ổn định hơn.
Ứng dụng của van khí nén
Với khả năng đem lại độ tin cậy cao cho các hệ thống sử dụng nên van điện từ khí nén được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực. Trong đó có thể kể đến:
- Ngành công nghiệp sản xuất: Van điện từ khí nén được sử dụng để kiểm soát luồng khí nén và áp suất trong các hệ thống, thiết bị sản xuất như sản xuất ô tô, điện tử, máy móc công nghiệp,…
- Hệ thống chế biến thực phẩm: Van được sử dụng để điều khiển luồng khí nén và áp suất trong các quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Hệ thống xử lý nước: điều chỉnh luồng khí và áp suất trong cá hệ thống đường ống dẫn, bể chứa,…
- Ngành đóng gói & vận chuyển: van được dùng để điều khiển và điều chỉnh luồng khí nén, áp suất trong các quy trình đóng gói thực phẩm,..hay trong quá trình vận chuyển hàng hóa, vận chuyển đường sắt,…
Các loại van khí nén
Việc phân biệt và nhận dạng rõ về từng dòng van khí nén sẽ giúp cho người vận hành lựa chọn được loại van phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu hoạt động của hệ thống.
Dựa vào trạng thái đóng/mở của van
Van điện từ khí nén được chia làm hai dạng hoạt động là van thường đóng và van thường mở.
Van khí nén thường đóng: đúng như cái tên của nó, khi ở trạng thái bình thường, cửa van sẽ luôn ở trạng thái đóng. Để thay đổi trạng thái này của van thì cần có nguồn điện cấp hoặc áp suất khí nén.
Van khí nén thường mở: trái ngược với dòng van trên, khi không có nguồn điện hoặc áp suất khí nén, chúng sẽ luôn ở trạng thái mở.
Dựa theo cấu tạo của van
Dựa theo cấu tạo, van khí nén có 3 loại chính là van đảo chiều, van tiết lưu và van áp suất.
Van đảo chiều: dòng van này được sử dụng để kiểm soát và phân luồng khí nén theo nhiều hướng khác nhau.
Cụ thể, van đảo chiều có loại 2 cửa, 3 cửa, 4 cửa tương ứng với khả năng điều khiển lưu lượng khí nén theo 2 hướng, 3 hướng hoặc 4 hướng khác nhau.
Van tiết lưu: có công dụng điều tiết lưu lượng khí nén khi chúng đi qua van.
Van áp suất: van được dùng để điều chỉnh và đảm bảo áp suất trong hệ thống luôn được ổn định, mang lại sự an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.
Dựa vào chức năng hoạt động của van
Theo chức năng hoạt động, van khí nén được chia thành:
- Van điều hướng khí nén: chịu trách nhiệm trong việc điều khiển luồng khí nén di chuyển theo nhiều hướng khác nhau.
- Van khí nén một chiều: dòng van này cho phép khí nén được di chuyển theo duy nhất một hướng và ngăn chặn sự chảy ngược.
- Van tiết lưu khí nén: dùng để điều chỉnh, kiểm soát lưu lượng khí nén đi vào van, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của hệ thống.
- Van áp suất khí nén: đảm bảo áp suất trong hệ thống luôn ổn định và giữ được mức độ an toàn, không vượt quá định mức cho phép.
Hướng dẫn sử dụng van khí nén đúng cách
Để có thể chọn mua và sử dụng van khí nén một cách đem lại hiệu quả tối ưu nhất, chúng tôi xin đưa ra một vài những lưu ý. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc.
Lưu ý khi lựa chọn van khí nén
- Cần xác định rõ về áp suất của dòng chảy bên trong hệ thống. Bởi điều này sẽ giúp ban lựa chọn được nguồn điện cấp phù hợp. Ví dụ có những môi trường khí nén chỉ cần sử dụng nguồn điện áp 24V để đảm bảo hoạt động và an toàn cho hệ thống. Nhưng lại có những môi trường yêu cầu nguồn điện sử dụng là 220V.
- Xác định hoạt động của hệ thống có yêu cầu dòng chảy thường xuyên, liên tục không. Nếu có thì nên lựa chọn van thường mở. Bởi ngay cả khí mất điện, thì dòng chảy vẫn làm việc bình thường, không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Ngược lại, nếu hệ thống cần dòng chảy ít thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn van khí thường đóng. Như vậy, có thể tiết kiệm năng lượng khi vận hành.
- Lựa chọn kích thước và số lượng cổng của van cần phù hợp, tương ứng với hệ thống.
- Hiện nay có rất nhiều các thương hiệu van khí nén. Vậy nên, bạn cần cân nhắc, tìm hiểu về từng hãng sản xuất để đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm.
- Dựa vào nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng để lựa chọn van khí nén phù hợp.
Lưu ý khi lắp đặt van khí nén
- Trước khi tiến hành lắp đặt thì cần kiểm tra van kĩ càng để đảm bảo chúng không bị hỏng hóc, hay gặp bất kì lỗi, sự cố nào trong quá trình vận chuyển.
- Xác định và lắp đặt chính xác hướng của van.
- Trong quá trình lắp cần chú ý đến hướng của dòng khí. Ví dụ như P là cổng hút khí, A (B) là cổng để hoạt động, còn R (S) là cổng xả khí.
- Vệ sinh đường ống sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn. Khi kết nối các loại phụ kiện với nhau có thể sử dụng thêm băng tan để đảm bảo hệ thống được chắc chắn.
- Kết hợp sử dụng thêm bộ lọc khí để hạn chế, ngăn ngừa bụi.
- Sau khi lắp đặt xong cần cho hệ thống hoạt động, làm việc thử. Nếu chúng được đảm bảo thì mới đưa vào sử dụng chính thức.
Lưu ý khi bảo dưỡng van khí nén
- Cần có kế hoạch bảo dưỡng van khí nén theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của van mà người vận hành có thể cân nhắc, điều chỉnh thời gian bảo dưỡng sao cho phù hợp.
- Khi bảo dưỡng cần kiểm tra độ rò rỉ của van và có biện pháp khắc phục kịp thời. Việc này giúp hạn chế tình trạng lãng phí năng lượng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống.
- Kiểm tra áp suất bên trong hệ thống nhằm đảm bảo chúng vẫn nằm trong mức độ an toàn, không gây ảnh hưởng đến thiết bị.
- Vệ sinh, làm sạch van để chắc chắn các tạp chất không làm van bị tắc nghẽn, cản trở quá trình làm việc.
Địa chỉ mua van khí nén chính hãng
Van điện từ khí nén hiện đang được công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam cung cấp và phân phối chính hãng, nhập khẩu trực tiếp tại Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,…
Là đối tác tin tưởng của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước, chúng tôi cam kết, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.
Khi mua hàng tại HT Việt Nam, bạn sẽ nhận được:
- Sản phẩm chính hãng, chất lượng.
- Đầy đủ giấy tờ kiểm định CO/CQ, Catalogue,…
- Tư vấn, hỗ trợ giải đáp 24/7.
- Chính sách bảo hành sản phẩm lên đến 12 tháng.
- Hỗ trợ lắp đặt tận nơi.
- Thời gian giao hàng nhanh chóng với chi phí vận chuyển thấp.
- Giá thành cạnh tranh.
Vậy nên, nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua van khí nén thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số Hotline.
XNK HT Việt Nam rất mong được hợp tác và đồng hành cùng bạn!