Cách lắp đặt van bi điều khiển điện

Đánh giá

Trong bối cảnh công nghiệp phát triển như hiện nay, việc tối ưu hóa các quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống là điều hết sức quan trọng. Và van bi điều khiển điện được coi là một phần thiết yếu không thể thiếu trong các ứng dụng này. Chúng không chỉ giúp kiểm soát dòng chảy chất một cách chính xác mà còn đem lại sự thuận tiện trong việc điều khiển tự động hóa.

Việc sử dụng van bi điều khiển điện là giải pháp hữu hiệu không thể thiếu trong các hệ thống đường ống, giúp giảm thiểu sự sai sót cũng như nâng cao hiệu quả và độ tin cậy trong quá trình vận hành. Tuy nhiên để van hoạt động ổn định thì việc lắp đặt đúng cách và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật là điều không thể thiếu.

Vậy nên, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về cách lắp đặt van bi điều khiển điện.

Tìm hiểu về van bi điều khiển điện

Van bi điều khiển điện là thiết bị có khả năng điều tiết, kiểm soát dòng chảy chất bên trong hệ thống đường ống. Dòng van này vận hành hoàn toàn tự động thông qua thiết bị truyền động điện. Đây là bộ phận có chức năng tiếp nhận và chuyển hóa năng lượng điện thành cơ năng, giúp điều khiển hoạt động đóng mở của van. Không chỉ có vậy, với việc sử dụng đa dạng các nguồn điện áp như 24V, 220V, 380V, thiết bị này phù hợp với rất nhiều các hệ thống đường ống công nghiệp khác nhau.

Trên thị trường hiện nay, van bi điều khiển được chế tạo bởi rất nhiều chất liệu khác nhau như inox, gang, nhựa,…Điều này không chỉ giúp làm phong phú chủng loại của van bi điện mà còn giúp chúng phù hợp với hệ thống từ dân dụng cho đến công nghiệp tự động hóa.

Ngoài ra, van bi điện có hai dạng hoạt động chính đó là ON/OFF ( đóng mở van hoàn toàn) và tuyến tính ( điều tiết lưu lượng dòng chảy).

lap-dat-van-bi-dieu-khien-dien

Thông số kỹ thuật chung của van bi điều khiển điện

  • Tên sản phẩm: van bi điều khiển điện.
  • Kích thước van: DN15 – DN200.
  • Vật liệu chế tạo: inox, đồng, nhựa,…
  • Chất liệu bộ điều khiển: hợp kim nhôm.
  • Điện áp sử dụng: 24V, 220V, 380V.
  • Dạng điều khiển: ON/OFF, tuyến tính.
  • Phương thức kết nối: nối ren, lắp bích.
  • Áp lực hoạt động: PN10, PN16.
  • Nhiệt độ làm việc: từ 0 đến 180 độ C.
  • Sử dụng: môi trường nước, khí, hóa chất,…
  • Thương hiệu sản xuất: KB valve, Geko,…
  • Chính sách bảo hành: 12 tháng.
  • Đầy đủ giấy tờ kiểm định CO/CQ.

Những lợi ích khi sử dụng van bi điều khiển điện

  • Van được vận hành hoàn toàn tự động. Do vậy, quá trình điều khiển hoạt động đóng mở của van sẽ không làm tiêu tốn nhiều sức lực của người sử dụng cũng như giảm thiểu chi phí thuê nhân công không cần thiết.
  • Với thiết kế viên bi rỗng xuyên tâm, sản phẩm này được đánh giá cao về khả năng điều tiết, kiểm soát lưu lượng dòng chảy.
  • Kích thước van đa dạng nên chúng phù hợp với hệ thống lớn nhỏ khác nhau.
  • Vật liệu chế tạo van tương đối phong phú. Điều này giúp chúng có thể làm việc trong các điều kiện môi trường khác nhau, ngay cả khi đó là môi trường có nhiệt độ, áp suất lớn.
  • Cấu tạo, thiết kế đơn giản giúp đem lại sự thuận tiện trong quá trình lắp đặt, bảo dưỡng, thay thế.

Cách đấu nối bảng mạch cho bộ điều khiển điện

Cách để đấu nối bảng mạch điện thường sẽ được nhà sản xuất hướng dẫn trong quyển catalog hoặc được dán trực tiếp lên trên bộ truyền động điện. Tuy nhiên, để quý khách hàng có cái nhìn chân thực và rõ nét hơn thì tiếp theo đây, chúng tôi xin được hướng dẫn chi tiết về cách đấu nối dây dẫn trong mạch điện:

Đấu nối dây dẫn cho bộ điều khiển điện dạng ON/OFF

Hình ảnh sơ đồ bảng mạch điện được biểu diễn như sau

so do mach dien van bi dieu khien onoff 1 11zon

Qua sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng các dây số 2, số 3, số 4 là những dây dùng để kết nối với nguồn điện. Trong đó, dây số 2 chính là dây đấu nối cố định hay còn được gọi là dây trung tính. Còn dây số 3 là dây mở và số 4 là dây đóng. Khi đó:

  • Để thực hiện mở van, chúng ta cần kết nối nguồn điện áp vào đồng thời vị trí đấu nối của dây số 2 và số 3.
  • Tương tự như vậy để thực hiện đóng van, chúng ta cần kết nối nguồn điện áp vào vị trí đấu nối dây số 2 và dây số 4 cùng lúc.

Đấu nối dây dẫn cho bộ điều khiển dạng tuyến tính

Dưới đây là hình ảnh sơ đồ đấu nối mạch điện của bộ điều khiển tuyến tính:

bang mach dien tuyen tinh 11zon

Dựa vào hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy rằng bộ điều khiển tuyến tính chỉ có 2 dây kết nối nguồn điện, được ký hiệu là N và L. Do đó, để thiết bị này có thể hoạt động, người sử dụng không cần thực hiện chuyển nguồn điện như dạng ON/ OFF mà chỉ cần kết nối đồng thời nguồn điện áp vào dây N và L.

Những điều cần lưu ý khi đấu nối mạch điện

Để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng cũng như hạn chế sự cố xảy ra trong quá trình đấu nối, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tiến hành kiểm tra, xem xét, đảm bảo mạch điện không có dấu hiệu bất thường nào trước khi lắp đặt.
  • Đảm bảo các thông số kỹ thuật của bảng mạch điện và van bi điện tương thích, phù hợp với nhu cầu sử dụng của hệ thống.
  • Trong quá trình thực hiện thì cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, chống nhiễm điện.
  • Cần tắt nguồn điện trong khi đấu nối. Điều này giúp đảm bảo sự an tòa cho người thực hiện.
  • Cần xác định chính xác vị trí đấu nối nguồn điện trên sơ đồ. Bởi nếu đấu sai thì rất dễ khiến cho mạch điện bị cháy, không thể hoạt động bình thường.

Hướng dẫn lắp đặt van bi điều khiển điện

Quy trình lắp đặt van bi điều khiển điện

Chuẩn bị các dụng cần thiết 

Để quá trình lắp đặt được diễn ra thuận lợi hơn thì bạn nên chuẩn bị các dụng cụ dưới đây:

  • Van bi điều khiển điện có thông số kỹ thuật phù hợp với môi trường hệ thống ứng dụng.
  • Mặt bích kết nối: Cần bảo đảm tiêu chuẩn mặt bích của van và đường ống lắp đặt tương thích với nhau.
  • Gioăng cao su: chúng có chức năng làm kín, đảm bảo lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài môi trường.
  • Băng tan: để quấn vào khớp nối ren. Như vậy mới giúp mối nối được chắc chắn.
  • Dây dẫn điện.
  • Giá đỡ: cố định vị trí của van trên đường ống.
  • Máy hàn: dùng để gắn mặt bích vào đường ống.
  • Máy tạo ren.
  • Cờ lê, tua vít, mỏ lết, bu lông, đai ốc,…

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trên thì bạn cần kiểm tra thiết bị lại một lần nữa để đảm bảo chúng không có bất kỳ vấn đề hỏng hóc, hay dấu hiệu nứt vỡ nào. Nếu có thì cần thực hiện thay thế thiết bị mới.

Tiến hành lắp đặt

Van bi điều khiển điện có hai dạng kết nối chính đó là nối ren và kết nối mặt bích. Tuy nhiên, dạng nối ren thường chỉ dành cho những hệ thống đường ống có kích thước nhỏ hơn DN50. Còn dạng mặt bích thì phù hợp với những đường ống lớn hơn DN50.

  • Trước tiên, cần sử dụng máy tạo ren để thiết kế các vòng ren trên đầu ống dẫn. Còn đối với dạng mặt bích thì dùng máy hàn để gắn mặt bích vào đường ống.
  • Đối với dạng nối ren thì cần sử dụng băng keo non để quấn vào các khớp nối ren. Sau đó vặn siết các vòng ren của van vào đường ống.
  • Đối với kết nối mặt bích, bạn cần chèn thêm gioăng làm kín vào vị trí tiếp xúc giữa van và đường ống. Sau đó, luồn bu lông và đai ốc qua, đồng thời sử dụng cờ lê, mỏ lết để siết chặt lại.
  • Tiến hành kết nối dây dẫn trong mạch điện. Tuy nhiên, ở bước này cần đảm bảo vị trí các dây kết nối được đấu chính xác. Có như vậy mới đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng cũng như đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.
  • Trước khi đưa van vào sử dụng chính thức, cần đảm bảo mọi thứ được ổn định, không có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào.

van bi dieu khien dien 2

Lưu ý khi lắp đặt van bi điều khiển điện

  • Để đảm bảo sự an toàn trong khi thực hiện lắp đặt thì bạn nên tiến hành ngắt hệ thống.
  • Vị trí lắp đặt cần đảm bảo có không gian rộng rãi, thoáng mát, khô ráo. Trong trường hợp van phải lắp bên ngoài trời thì cần sử dụng kết hợp thêm mái che.
  • Cần tiến hành siết chặt mối nối đều tay, với lực vừa đủ. Có như vậy mới đảm bảo lưu chất không bị rò rỉ thất thoát ra bên ngoài môi trường. Đồng thời tránh làm cong vênh, ảnh hưởng đến các chi tiết xung quanh.
  • Chiều mũi tên trên thân van và hướng của dòng chảy chất trong hệ thống phải cùng chiều với nhau.
  • Đảm bảo van được lựa chọn có thể đáp ứng được điều kiện nhiệt độ, áp suất của môi trường ứng dụng. Có như vậy mới giúp van được hoạt động ổn định và hiệu quả. Đồng thời còn giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng của thiết bị.

Cách lựa chọn và bảo dưỡng van bi điều khiển điện

Lựa chọn van bi điều khiển điện

1. Kích thước van bi điều khiển điện 

Dải kích thước của van bi điện tương đối đa dạng. Vậy nên khi lựa chọn, cần đảm bảo kích thước van và đường ống tương thích với nhau.

2. Tính chất, điều kiện môi trường làm việc

Điều kiện môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng cần chú ý khi chọn mua van. Và để có thể đáp ứng được các hệ thống khác nhau thì van bi điện đã được sản xuất và chế tạo bởi các vật liệu như inox, gang, nhựa,…Mỗi một vật liệu lại phù hợp với từng điều kiện nhất định.

Ví dụ: với những hệ thống áp suất, nhiệt đô cao thì nên ưu tiên lựa chọn van bi điều khiển điện. Còn đối với những hệ thống dân dụng thì có thể sử dụng dòng van nhựa.

3. Phương thức kết nối 

Van bi điều khiển điện có hai phương thức kết nối chính, đó là nối ren và mặt bích. Với kiểu nối ren thì chúng sẽ phù hợp với những đường ống có kích thước nhỏ hơn DN50. Trong khi dạng mặt bích lại thích hợp với những hệ thống lớn hơn DN50. Bởi chúng có khả năng chịu đựng áp lực và độ rung lắc mạnh.

4. Hướng dòng chảy chất 

Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn dòng van điện hai ngã hoặc ba ngã.

5. Nhà cung cấp uy tín 

Việc mua van bi điều khiển điện tại những đơn vị cung cấp uy tín, giúp đảm bảo được những vấn đề sau:

  • Sản phẩm chính hãng với đầy đủ giấy tờ kiểm định CO/CQ.
  • Mẫu mã thiết kế sản xuất đạt chuẩn chất lượng, đem lại hiệu quả cao trong các ứng dụng.
  • Chính sách bảo hành minh bạch rõ ràng.

Bảo dưỡng van bi điều khiển điện

Một trong những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng như kéo dài tuổi thọ cho thiết bị đó là thực hiện bảo dưỡng định kỳ.

Quy trình bảo dưỡng van bi điều khiển điện:

  • Để nhanh chóng phát hiện ra các sự cố hỏng hóc cũng như ngăn chặn tối đa các sự cố xảy ra thì chúng ta nên thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng van định kỳ từ 3 đến 6 tháng.
  • Vệ sinh và làm sạch các bụi bẩn trên bề mặt van. Như vậy mới giúp van được hoạt động chính xác.
  • Sử dụng dầu mỡ bôi trơn để giảm sự ma sát giữa các bộ phận. Có như vậy, van mới được vận hành êm ái, dễ dàng.
  • Kiểm tra và siết chặt phần kết nối giữa van và đường ống. Điều này giúp đảm bảo trong quá trình hoạt động van không bị rung lắc, gây tiếng ồn.
  • Kiểm tra và thay thế có bộ phận hư hỏng của van.
  • Đảm bảo áp suất và nhiệt độ của hệ thống luôn nằm ở mức an toàn.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ quy trình chi tiết về cách lắp đặt van bi điều khiển điện – một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống đường ống dẫn công nghiệp. Việc lắp đặt van thành công không chỉ giúp tăng cường hiệu suất hoạt động mà còn đảm bảo được tính ổn định, an toàn trong khi vận hành. Không chỉ có vậy, điều này còn giúp hạn chế các sự cố hỏng hóc xảy ra và kéo dài tuổi thọ sử dụng cho thiết bị.

Hy vọng với những thông tin, kiến thức bổ ích mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện công việc lắp đặt một cách an toàn và hiệu quả.

Và nếu như quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ chi tiết hơn thì vui lòng liên hệ trực tiếp tới công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *