Cao su EPDM

Đánh giá

Cao su EPDM là vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp. Chúng có khả năng đàn hồi tốt, độ bền cao và chịu được nhiệt độ môi trường làm việc khắc nghiệt. Và để có thể hiểu rõ hơn về các đặc tính của cao su EPDM thì xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cao su EPDM là gì

Cao su EPDM có tên đầy đủ là Ethylene Propylene Diene Monomer. Đây là một loại cao su tổng hợp được tạo ra từ ethylene, propylene và diene monomer. Đặc điểm nổi bật của cao su EPDM đó là độ bền cao, tính đàn hồi tốt và có khả năng kháng hóa chất, hoạt động ổn định trong môi trường nhiệt độ cao. Với những ưu điểm nổi bật như vậy, cao su EPDM được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như làm đệm cách âm, vật liệu làm kín các mối nối giữa các loại van công nghiệp và đường ống, tấm lót nền nhà kính,…

cao-si-epdm

Quá trình hình thành cao su EPDM

Cao su EPDM là loại cao su tổng hợp đầu tiên trên thế giới được phát minh ra vào năm 1950. Đến những năm 1960, thì loại cao su này mới được sử dụng để làm màng lợp mái. Khi lệnh cấm vận dầu mỏ ở Trung Đông được ban hành, giá của các mái nhà làm từ nhựa đường đã tăng lên nhanh chóng. Chính vì điều này nên vào những năm 1970, vật liệu cao su EPDM mới ngày càng trở nên phổ biến. Và cho đến năm 1980, thì cao su EPDM đã hoàn toàn thống trị thị trường tấm lợp một lớp.

Trải qua một thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu, một nhà khoa học người Đức tên là Karl Ziegler đã tạo ra một bước ngoặt đột phá trong quá trình sản xuất cao su EPDM. Hiện nay, chất liệu này ngày càng được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành công nghiệp và các hệ thống ứng dụng khác nhau.

lich su hinh thanh epdm

Cấu tạo của cao su EPDM

Cao su EPDM được cấu tạo từ hai thành phần chính là ethylene và propylene. Đây là hai monomer chính chiếm khoảng 90% đến 95% khối lượng của vật liệu này. Ngoài ra, thì chúng cũng được bổ sung thêm một lượng nhỏ các diene monomer như ethylidene norbornene, dicyclopentadiene và và vinyl norbornene để cải thiện về tính chất của chất liệu cao su.

Trong cấu trúc phân tử của EPDM, chúng ta có thể dễ dàng thấy có một liên kết đôi và hai liên kết đơn. Chính vì liên kết đơn bão hòa về mặt hóa học đã giúp cho vật liệu có khả năng chống chịu lại với điều kiện khắc nghiệt của môi trường bên ngoài.

cau-tao-cao-su-epdm
Cấu tạo của cao su EPDM

Các loại cao su EPDM được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có hai loại cao su EPDM, đó là cao su EPDM trắng và cao su EPDM đen. Mỗi một loại lại có những đặc tính nổi trội khác nhau. Xin mời các bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về từng loại vật liệu qua đoạn thông tin dưới đây.

Cao su EPDM trắng

Cao su EPDM trắng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Chúng có thể hoạt động ổn định trong điều kiện nhiệt độ dao động từ -25 độ C đến 140 độ C. Không chỉ có vậy, loại vật liệu này còn có tính năng kháng hóa chất, chống lại sự tác động của các tia UV, oxy, ozon và đặc biệt chịu được sự va đập tốt.

Ngoài ra, cao su EPDM trắng còn đạt chuẩn chất lượng FDA trong ngành thực phẩm. Vậy nên, khi sử dụng vật liệu này trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì chúng ta có thể yên tâm về mức độ an toàn và đảm bảo sức khỏe.

Với những đặc tính như đã kể trên, loại vật liệu này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp xây dựng, hệ thống sản xuất xe hơi, công nghiệp chế biến thực phẩm,…

Cao su EPDM đen

Trong quá trình sản xuất cao su EPDM đen, chúng được bổ sung thêm các chất phụ gia tạo màu đen. Những chất phụ gia này đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện khả năng chống chịu thời tiết và giúp tăng độ đàn hồi cho vật liệu. Mức nhiệt độ để loại vật liệu này hoạt động ổn định sẽ dao động từ -40 độ C đến 130 độ C. Ngoài ra, một ưu điểm nổi bật nữa của cao su EPDM đen có thể nhắc đến đó là khả năng chống chịu tốt đối với môi trường axit loãng, dầu động thực vật và kháng ozon.

Thông thường, loại vật liệu này hay được sử dụng để làm gioăng cao su làm kín, lót sàn, và ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp khác nữa.

cao-su-epdm-den

Các đặc điểm và ứng dụng của cao su EPDM

Ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về các đặc điểm chung của cao su EPDM và những ứng dụng phổ biến của chúng.

Đặc tính nổi bật của cao su EPDM

  • Được đánh giá cao về khả năng đàn hồi tốt, và chịu đựng được các tác động bởi sự va đập.
  • Chống lại sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và kháng hóa, bao gồm các chất axit loãng, kiềm, dầu mỡ, nước biển,…
  • Trong điều kiện nhiệt độ lên đến 120 độ C, thì loại vật liệu này vẫn có thể hoạt động ổn định.
  • Dễ dàng thực hiện gia công để tạo ra đa dạng các sản phẩm như gioăng làm kín, ống đệm, băng dính,…
  • Với khả năng cách điện tốt, vật liệu này cũng được sử dụng phổ biến trong các ngành điện tử, điện lực.
  • Là vật liệu linh hoạt với khối lượng nhẹ chỉ khoảng 0.86g/cm3 và khả năng co dãn lên đến 600%.
  • Vật liệu này có có thể được sử dụng để cách âm, giảm tiếng ồn tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ứng dụng của cao su EPDM

  • Ngành công nghiệp xây dựng: cao su được dùng để chế tạo các sản phẩm như tấm lót mái, tấm lót sàn, dải đệm cửa, sân chơi trẻ em EPDM,…
  • Ngành công nghiệp sản xuất ô tô: vật liệu này được dùng để gia công các linh kiện ô tô như bạc đạn cao su, gioăng cửa, lọc gió, hệ thống phanh, dây, bó sợi cáp,…
  • Ngành công nghiệp dầu khí: sản xuất các ống dẫn dầu, ống giảm chấn,…
  • Ngành công nghiệp điện: sản xuất các bộ phận, linh kiện liên quan đến ngành công nghiệp điện.
  • Ngành công nghiệp hàng hải: chế tạo gioăng cửa tàu, ống dẫn nước,…
  • Hệ thống điều hòa không khí và thông gió: vật liệu này được sử dụng làm lỗ thông, ống, keo dán kín,…
  • Ngành van công nghiệp: vật liệu này được dùng để làm gioăng làm kín, đệm giữa các mối nối của đường ống và van công nghiệp như van bướm, van bi, van cầu, van cổng,… Việc này giúp ngăn chặn sự rò rỉ của lưu chất ra môi trường bên ngoài, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
  • Sản xuất các vật phẩm gia dụng: như bàn chải đánh răng, dây thun, quần áo thể thao, vòi phun,…
  • Các ứng dụng khác: chế tạo các bánh xe của xe đẩy, bạt che, các phụ tùng của tàu thủy, làm vỏ bọc ống dẫn,…

ung-dung-cao-su-epdm

Tính chất của cao su EPDM

Mặc dù là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhưng để hiểu rõ về tính chất của chúng thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này nhé.

Tính chất vật lý

  • Có khả năng chống ăn mòn tốt và chịu được sự tác động khi bị va đập mạnh. Việc này giúp tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ sử dụng cho vật liệu.
  • Với độ co dãn, uốn dẻo tốt, vật liệu này có thể linh hoạt ứng dụng trong nhiều hệ thống yêu cầu khả năng chịu lực tốt.
  • Khả năng bám dính kém.
  • Có tính cách điện tốt nên sẽ phù hợp trong các ứng dụng điện tử, điện lực.
  • Trong điều kiện nhiệt độ từ -40 đến 140 độ C thì vật liệu này vẫn có thể hoạt động ổn định và hiệu quả.

Tính chất hóa học

  • Do có khả năng kháng hóa tốt nên vật liệu này có thể hoạt động ổn định trong môi trường axit loãng, kiềm, aceton, rượu, glycol,…
  • Với liên kết đơn bão hòa về mặt hóa học trong cấu trúc phân tử, cao su EPDM được cải thiện về khả năng chống lại sự tác động của ánh sáng mặt trời, tia ozon. Do đó, các tia UV khó có thể nào phá vỡ cấu trúc phân tử của vật liệu này.
  • Vật liệu có thể chịu được điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Cụ thể, với EPDM lưu hóa bằng lưu huỳnh thì chúng có thể chịu được nhiệt độ làm việc tối đa là 120 độ C. Còn đối với EPDM lưu hóa bằng peroxide, nhiệt độ tối đa mà chúng có thể chịu được là 150 độ C.

Những điều cần lưu ý về cao su EPDM

Để có thể lựa chọn được những sản phẩm làm từ chất liệu cao su EPDM phù hợp và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất thì chúng tôi xin được đưa ra một vài lưu ý như sau:

Lưu ý khi lựa chọn cao su EPDM

  • Lựa chọn sản phẩm có độ cứng của cao su phù hợp với mục đích và môi trường sử dụng.
  • Bởi vì độ dày của cao su có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đàn hồi và độ bền của vật liệu. Vậy nên, cần lựa chọn sản phẩm có độ dày của cao su phù hợp mục đích ứng dụng.
  • Vật liệu cần có khả năng chịu được điều kiện nhiệt độ môi trường làm việc. Có như vậy mới đem lại hiệu quả hoạt động cao.
  • Nên chọn mua cao su từ những đơn vị, nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng, tuổi thọ được kéo dài, đảm bảo.

Lưu ý khi sử dụng cao su EPDM

  • Trước khi sử dụng sản phẩm thì cần kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng để đảm bảo chúng đáp ứng được các yêu cầu và phù hợp với ứng dụng.
  • Sản phẩm làm từ cao su EPDM cần được bảo quản ở khu vực khô ráo, thoáng mát, hạn chế sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Cần có kế hoạch bảo trì sản phẩm định kỳ và thường xuyên theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến cao su EPDM –  một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Cao su EPDM sở hữu những tính năng nổi bật như khả năng chịu nhiệt tốt, được đánh giá cao về độ đàn hồi và độ bền. Vậy nên, vật liệu này sẽ là sự lựa chọn phù hợp trong nhiều hệ thống ứng dụng khác nhau.

Và nếu quý khách cần tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến cao su EPDM, các dòng van công nghiệp có thiết kế đệm cao su EPDM thì vui lòng liên hệ tới số Hotline của công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *