Công tắc áp suất

Đánh giá

Công tắc áp suất là thiết bị được sử dụng để thông báo tín hiệu, giám sát và kiểm soát áp suất bên trong các ứng dụng. Vậy nên, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng bên trong các hệ thống, nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng xảy ra các vấn đề hỏng hóc, nguy hiểm.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về công tắc áp suất thông qua bài viết dưới đây.

Công tắc áp suất là gì

Công tắc áp suất hay rơ le áp suất có tên gọi tiếng anh là Pressure Switch. Thiết bị này được sử dụng để giám sát, kiểm soát và đưa ra tín hiệu thông báo khi áp suất bên trong hệ thống đạt mức nhất định. Do đó, chúng giúp bảo vệ hệ thống và các thiết bị công nghiệp, máy móc khác.

cong-tac-ap-suat

Các ký hiệu của công tắc áp suất

Một số ký hiệu phổ biến của công tắc áp suất bao gồm:

  • PS : là tên viết tắt của Pressure Switch – công tắc áp suất.
  • P: kí hiệu của áp suất.
  • M: có nghĩa là micro- đây là chỉ số kích thước nhỏ.
  • H: có nghĩa là high – chỉ số áp suất cao.
  • L: có nghĩa là low- chỉ số áp suất thấp.
  • N: có nghĩa là normally closed – khi áp suất thấp thì công tắc này sẽ đóng lại.
  • F: có nghĩa là normally open – khi áp suất thấp, công tắc này sẽ mở.

Công tắc áp suất mang lại những lợi ích gì

  • Thiết bị này được sử dụng để theo dõi, giám sát và đưa ra các tín hiệu điều khiển khi áp suất trong hệ thống đạt mức quy định. Nhờ vậy giúp đảm bảo áp suất ổn định bên trong hệ thống.
  • Hạn chế các tình trạng xảy ra vấn đề hỏng hóc. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Ngăn chặn các tình trạng nguy hiểm xảy ra, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống và người vận hành.
  • Khả năng hoạt động chính xác, đem lại độ tin cậy cao.

Những đặc điểm và ứng dụng của công tắc áp suất

Tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của Pressure Switch, cũng như những ứng dụng thiết bị này.

Đặc điểm của công tắc áp suất

  • Là thiết bị hoạt động tự động nên trên thân không có nút reset.
  • Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, trọng lượng tương đối nhẹ nên thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt.
  • Được thiết kế với nhiều kích thước, model khác nhau nên có thể linh hoạt ứng dụng trong nhiều hệ thống.
  • Mặt hiển thị rõ ràng giúp người vận hành có thể dễ dàng quan sát, điều chỉnh phù hợp.
  • Có khả năng chống nước, chống oxy hóa.

Ứng dụng của công tắc áp suất

Rơ le áp suất thường được ứng dụng trong:

  • Hệ thống điều hòa không khí: rơ le áp suất được sử dụng để kiểm soát áp suất khí.
  • Hệ thống khí nén: Pressure Switch dùng để kiểm soát áp suất bên trong các thiết bị.
  • Lĩnh vực y tế: lắp đặt trong các thiết bị máy móc như máy thở oxy,..
  • Ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất nguyên nhiên liệu: đảm bảo áp suất ổn định trong các quy trình sản xuất.
  • Hệ thống đường ống cấp nước & hệ thống xử lý nước thải: Pressure Switch được dùng để điều khiển trạng thái đóng, mở của các thiết bị van công nghiệp.
  • Ứng dụng trong các hệ thống máy bơm, thiết bị PCCC, hệ thống máy lọc,…
  • Hệ thống khí đốt: rơ le được dùng để giám sát, điều chỉnh áp suất bên trong các thiết bị như bình chứa khí đốt, van, đường ống dẫn,…

Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất

Ở phần này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất để biết tại sao chúng lại có thể đem đến chức năng hữu ích vậy nhé.

Cấu tạo của rơ le áp suất

  • Thân: thường được thiết kế dưới dạng hộp nhựa hoặc kim loại có khả năng chịu được áp suất cao. Bên cạnh đó, bộ phận này có các cổng để kết nối với đường ống hoặc bình chứa.
  • Bộ phận cảm biến áp suất: thường được làm bằng vật liệu thép không gỉ hoặc đồng thau. Chúng được thiết kế nằm bên trong thân dùng để đo áp suất. Sau đó, chuyển đổi thành tín hiệu điện.
  • Mạch điện: có khả năng xử lý thông tin tín hiệu từ bộ phận cảm biến. Đồng thời, điều khiển các thiết bị, bộ phận liên quan đến áp suất như van, bơm,…
  • Nắp đậy: dùng để bảo vệ bộ phận cảm biến khỏi những ảnh hưởng, tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Đầu ra: dùng để kết nối với các thiết bị điện hoặc đường ống của hệ thống.

Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất

Khi áp suất bên trong hệ thống tăng cao, vượt quá định mức cài đặt trước, công tắc áp suất sẽ tự động bật tín hiệu điện để kích hoạt các thiết bị khác liên quan đến áp suất như bật đèn, đóng van,…

Chúng ta có thể giải thích cụ thể cơ chế hoạt động này như sau: khi áp suất trong hệ thống tăng lên, nó sẽ được đẩy vào bộ phận cảm biến. Tại đây, bộ phận này sẽ bị co lại và chuyển đổi hóa thành tín hiệu điện.

Bộ phận điện tử trong Pressure Switch sẽ xử lý tín hiệu này, đồng thời so sánh với giá trị đã cài đặt trước. Nếu giá trị này cao hơn giá trị đã cài đặt trước thì chúng sẽ kích hoạt mạch điện để điều khiển hoạt động của các thiết bị khác có liên quan đến áp suất.

Ngược lại, nếu áp suất bên trong hệ thống được giảm đi, bộ phận cảm biến sẽ dãn mở ra, tín hiệu điện cũng sẽ giảm dần hoặc mất đi. Lúc này, mạch điện sẽ kiểm soát giá trị tín hiệu. Nếu giá trị tín hiệu này thấp hơn giá trị cài đặt thì chúng sẽ kích hoạt mạch điện để tắt các thiết bị liên quan đến áp suất.

Top 7 công tắc áp suất sử dụng phổ biến hiện nay

Mỗi một loại rơ le áp suất lại phù hợp với từng hệ thống hoạt động khác nhau. Vậy nên, chủng loại của công tắc áp suất cũng thế mà ngày càng đa dạng. Do đó, ở phần này, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn top 7 Pressure Switch được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay.

Công tắc áp suất khí nén

Đây là một trong những thiết bị thường hay được sử dụng trong các hệ thống khí nén. Có 2 loại công tắc phổ biến là dạng công tắc áp suất khí nén đơn và công tắc áp suất khí nén kép. Thiết bị này có khả năng giám sát, kiểm tra được áp suất. Đồng thời điều khiển các thiết bị có liên quan đến áp suất bên trong các hệ thống.

Loại công tắc này có cơ chế làm việc tương đối đơn giản: khi áp suất bên trong hệ thống đạt đến giá trị cài đặt trước, chúng sẽ tự động kích hoạt để điều chỉnh các thiết bị có liên quan đến áp suất như bơm khí, van áp suất, van xả khí,…Nhờ vậy, đảm bảo áp suất ổn định bên trong đường ống, hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả.

Công tắc áp suất thủy lực

Công tắc áp suất thủy lực là một thiết bị hay được ứng dụng trong các hệ thống thủy lực. Chúng có khả năng nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi về áp suất bên trong hệ thống. Từ đó, tự động kích hoạt, điều khiển các thiết bị để đảm bảo áp suất được ổn định.

Công tắc áp suất HS – 210

Đây là một thiết bị được sản xuất bởi hãng Honeywell – một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về thiết bị điện tử và cảm biến áp suất. Công tắc áp suất HS- 210 được đánh giá cao về độ bền, độ chính xác, đem lại sự tin cậy. Chính vì vậy, thiết bị này ngày càng được sử dụng rộng rãi và ứng dụng nhiều trong các hệ thông điện, khí nén và các hệ thống khác.

cong tac ap suat HS 210 1

Công tắc áp suất Danfoss

Là một trong những sản phẩm của công ty Danfoss, thiết bị này có khả năng giám sát áp suất đo lường hoặc áp suất điều khiển. Đồng thời dễ dàng kích hoạt điều khiển các thiết bị điện tử khác khi áp suất đạt mức cài đặt. Không chỉ có vậy, rơ le áp suất Danfoss được sản xuất với đa dạng kích thước nên có thể linh hoạt ứng dụng trong nhiều hệ thống công nghiệp khác nhau.

cong tac ap suat danfoss 1

Công tắc áp suất nước

Thiết bị này dùng để đo và kiểm soát áp suất chất lỏng, nước trong các hệ thống. Nhờ có công tắc áp suất nước mà hệ thống được đảm bảo hoạt động ổn định và đem lại sự an toàn cao khi làm việc. Với tính năng này, nên Water Pressure Switch thường hay được ứng dụng trong các hệ thống đường ống cấp thoát nước, hệ thống tưới tiêu, hồ bơi,…

Công tắc áp suất chân không

Dòng rơ le này được dùng để giám sát và điều chỉnh áp suất bên trong các hệ thống chân không. Một số ứng dụng phổ biến của loại công tắc áp suất chân không này là hệ thống bơm chân không, hệ thống điều hòa không khí,…

Công tắc áp suất điện tử

Thiết bị này sử dụng cảm biến điện từ để đo áp suất. Sau đó, tạo ra tín hiệu điện tử để truyền đến điều khiển các thiết bị. Điểm khác biệt lớn nhất của thiết bị này là khả năng thể hiện giá trị tín hiệu áp suất trên mặt hiển thị. Loại công tắc này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như độ chính xác cao, đem lại sự tin cậy và tuổi thọ sử dụng được kéo dài.

Những lưu ý về công tắc áp suất

Về công dụng và tính năng nổi bật của công tắc áp suất thì chắc hẳn ai cũng đã biết, nhưng để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả, kéo dài tuổi thọ, thì bạn cần lưu ý đến những điều dưới đây.

Lựa chọn công tắc áp suất đúng cách

Các tiêu chí khi chọn mua rơ le áp suất bao gồm:

  • Dải áp suất: cần xác định rõ áp suất tối đa bên trong hệ thống. Như vậy mới có thể chọn được loại công tắc có thể đo được áp suất trong dải áp suất yêu cầu của hệ thống.
  • Loại áp suất: Cần xác định rõ áp suất bên trong hệ thống là loại nào, áp suất chân không, áp suất khí nén, áp suất nước hay áp suất dầu. Từ đó, dựa vào đây để lựa chọn loại rơ le áp suất phù hợp.
  • Kiểu kết nối: kiểu kết nối của công tắc áp suất và hệ thống cần phải tương thích với nhau. Loại kết nối này có thể là nối ren hoặc mặt bích.
  • Độ chính xác: xác định rõ yêu cầu của hệ thống về độ chính xác để lựa chọn dòng công tắc áp suất phù hợp.
  • Nhiệt độ: đảm bảo Pressure Switch có thể đáp ứng, hoạt động ổn định trong môi trường làm việc.
  • Nhà cung cấp: nên mua công tắc áp suất tại những đơn vị có độ uy tín, chính hãng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hướng dẫn lắp đặt công tắc áp suất

Việc lắp đặt công tắc áp suất phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì mới có thể đảm bảo hiệu quả hoạt động. Quy trình lắp đặt bao gồm:

  • Vị trí lắp đặt: chọn vị trí lắp đặt cần phù hợp, đảm bảo công tắc áp suất có thể làm việc chính xác và hiệu quả.
  • Chuẩn bị ống kết nối: đảm bảo đường ống có kích thước phù hợp và đã được vệ sinh, làm sạch bụi bẩn để hạn chế các vấn để kẹt mắc trong khi lắp đặt.
  • Lắp đặt công tắc áp suất: đảm bảo mối nối giữa rơ le áp suất và hệ thống được kết nối chắc chắn, không bị rò rỉ.
  • Kết nối nguồn điện: nối dây nguồn và dây tín hiệu từ công tắc đến bảng điều khiển hoặc các thiết bị điều khiển khác bên trong hệ thống.
  • Kiểm tra: Sau khi lắp đặt xong thì cần cho hệ thống hoạt động thử để kiểm tra. Đồng thời có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo rơ le áp suất được hoạt động đúng cách.

lap-dat-cong-tac-ap-suat

Lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng công tắc áp suất

  • Vệ sinh vị trí lắp đặt và đường ống. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, hạn chế tình trạng mắc kẹt. Như vậy, hệ thống mới có thể hoạt động ổn định và hiệu quả.
  • Đảm bảo mối nối được chắc chắn và kín khít, lưu chất không thể bị rò rỉ ra bên ngoài. Khi kết nối công tắc và hệ thống, thì không nên vặn siết quá chặt.
  • Đối với những lưu chất lẫn nhiều tạp chất thì cần được xử lý trước khi đưa vào thiết bị. Có như vậy thì công tắc áp suất mới có thể hoạt động ổn định, chính xác, đem lại độ tin cậy cao.

Hướng dẫn cách kiểm tra và điều chỉnh rơ le áp suất

Việc kiểm tra và điều chỉnh công tắc áp suất sẽ giúp đảm bảo chúng đáp ứng được các yêu cầu, mục đích sử dụng của hệ thống. Do đó, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này thông qua phần dưới đây.

Cách kiểm tra công tắc áp suất

Quy trình kiểm tra công tắc áp suất bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Trước khi tiến hành kiểm tra thì bạn cần ngắt nguồn điện để đảm bảo sự an toàn trong khi thực hiện.
  • Đảm bảo áp suất bên trong hệ thống đủ để kích hoạt công tắc hoạt động.
  • Kiểm tra độ nhạy của công tắc. Một công tắc hoạt động bình thường là khi áp suất bên trong hệ thống đạt mức cài đặt thì chúng sẽ phát ra tín hiệu và kích hoạt điều khiển các thiết bị khác.
  • Kiểm tra độ chính xác của công tắc bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất. Như vậy có thể biết được tín hiệu được tạo ra có phù hợp, đúng với yêu cầu của hệ thống hay không.
  • Kiểm tra các dây kết nối của công tắc áp suất để đảm bảo chúng vẫn đang hoạt động ổn định và hiệu quả.

Cách điều chỉnh công tắc áp suất

Như đã tìm hiểu từ trước thì công tắc áp suất có thể điều chỉnh giá trị áp suất kích hoạt và giá trị áp suất ngắt. Việc này giúp cho thiết bị đáp ứng được yêu cầu của hệ thống, đồng thời đảm bảo chúng được hoạt động an toàn, hiệu quả.

Trước khi tiến hành điều chỉnh thì bạn cần nắm rõ về thông số kỹ thuật của hệ thống và thông số kỹ thuật của công tắc áp suất. Trên rơ le áp suất được thiết kế 2 vít điều chỉnh tương ứng với vít điều chỉnh áp suất chênh lệch và vít điều chỉnh dãy hoạt động.

Trong quá trình thực hiện thì cần đồng thời điều chỉnh vít và quan sát áp suất trong hệ thống thông qua đồng hồ đo. Và việc này được tiến hành cho đến khi áp suất đạt mức mong muốn, phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.

Cuối cùng cần thực hiện kiểm tra lại kết quả điều chỉnh, đảm bảo áp suất bên trong hệ thống ổn định và an toàn.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, sự hiểu biết liên quan đến công tắc áp suất. Đồng thời, mong rằng đây sẽ là tư liệu quý giá giúp bạn có thể lựa chọn được rơ le áp suất phù hợp, hoạt động hiệu quả trong các ứng dụng.

Cuối cùng, chúng tôi xin được giới thiệu đến quý khách một địa chỉ cung cấp công tắc áp suất chính hãng, chất lượng. Đó chính là công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam. Công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu cả nước, chuyên cung cấp các sản phẩm Pressure Switch, van công nghiệp, phụ kiện đường ống, thiết bị đo chính hãng, đảm bảo chất lượng và giá thành cạnh tranh.

Vậy nên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *