Công tắc dòng chảy

Đánh giá

Công tắc dòng chảy là thiết bị được dùng để theo dõi, giám sát tốc độ, lưu lượng chất bên trong các hệ thống đường ống. Nhờ có Flow Switches mà hệ thống mới đảm bảo được hoạt động ổn định và đem lại hiệu quả làm việc cao.

Và để có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm hữu ích này thì xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Công tắc dòng chảy là gì

Công tắc dòng chảy có nhiều tên gọi khác nhau như công tắc cảm biến dòng chảy, công tắc báo dòng chảy, công tắc lưu lượng. Chúng được sử dụng để kiểm tra, thực hiện giám sát lưu lượng chất bên trong đường ống.

Nếu bên trong hệ thống có chất lỏng thì thiết bị này sẽ ở trạng thái ON, ngược lại, nếu không có lưu chất, chúng sẽ ở trạng thái OFF. Với tín hiệu thông báo này, người vận hành có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát được tình trạng hoạt động bên trong hệ thống mà không cần đến các biện pháp thủ công.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại công tắc dòng chảy phổ biến là công tắc dòng chảy dạng cơ và dạng điện tử. Mỗi một thiết bị lại có những ưu nhược điểm riêng và được ứng dụng linh hoạt trong rất nhiều lĩnh vực.

cong-tac-dong-chay

Thông số kỹ thuật của công tắc dòng chảy

  • Kích thước sản phẩm: DN15 – DN300.
  • Vật liệu chế tạo đầu cảm biến : nhựa.
  • Chất liệu lá cảm biến: đồng, inox, nhựa.
  • Kiểu nối: nối ren, cùm.
  • Điện áp sử dụng: 12V, 24V, 220V.
  • Tiêu chuẩn sản xuất: IP67, IP68.
  • Dạng tín hiệu: ON/OFF.
  • Nhiệt độ hoạt động: – 20 độ C đến 80 độ C.
  • Áp lực làm việc: 10 bar, 16 bar.
  • Sử dụng: môi trường nước, hơi, khí, hóa chất,…
  • Thời gian phản hồi: từ 2 đến 15s.
  • Xuất xứ: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia,…
  • Đầy đủ giấy tờ kiểm định CO/CQ.
  • Hỗ trợ giao hàng toàn quốc.

Tác dụng của công tắc dòng chảy

Các tính năng nổi bật của công tắc cảm biến dòng chảy:

  • Kiểm tra tình trạng lưu lượng chất bên trong các hệ thống.
  • Nếu áp suất này vượt mức an toàn, thì công tắc tự động truyền tín hiệu thông báo về tủ điện giúp người vận hành kịp thời có các biện pháp khắc phục.
  • Bảo vệ các thiết bị bên trong hệ thống, hạn chế xảy ra tình trạng hư hỏng.
  • Giúp hệ thống hoạt động an toàn, đem lại năng suất cao.
  • Khả năng tự động kích hoạt đóng, mở khi dòng chảy đạt mức nhất định.
  • Tiết kiệm năng lượng, tránh gây lãng phí.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy

Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của công tắc cảm biến dòng chảy. Việc này sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc lắp đặt và vận hành thiết bị.

Cấu tạo của công tắc dòng chảy

Các bộ phận cấu thành nên công tắc dòng chảy bao gồm:

  • Thân công tắc: được làm bằng các loại vật liệu như gang, thép, nhựa, inox,…Chúng có chức năng chính trong việc che chắn và bảo vệ các bộ phận bên trong.
  • Đĩa, lá công tắc: bộ phận này là nơi trực tiếp tiếp xúc với lưu chất và cảm biến dòng chảy.
  • Gioăng làm kín: chúng thường được làm từ chất liệu cao su tổng hợp, PTFE, Teflon,…Bộ phận này có nhiệm vụ làm kín, ngăn chặn sự rò rỉ của lưu chất.
  • Cùm nối: dùng để liên kết thiết bị công tắc với hệ thống.
  • Trục công tắc: được làm chủ yếu từ vật liệu thép, inox. Bộ phận này dùng để giữ, cố định đĩa đo.
  • Tụ điện: có chức năng chính trong việc truyền tín hiệu theo dõi đến các thiết bị máy móc, phòng điều hành,…
  • Dây nối: dùng để kết nối, truyền tín hiệu giữa tụ công tắc và phòng điều khiển.

cau-tao-cong-tac-dong-chay

Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy hoạt động dựa trên khả năng cảm biến điện từ khi lưu chất đi qua.

Cơ chế này có thể diễn giải cụ thể như sau: Khi hệ thống hoạt động, dòng chảy sẽ lưu thông qua lá đo cảm biến của công tắc. Nếu áp lực mà dòng chảy sinh ra vẫn nằm trong mức ổn định thì công tắc sẽ gửi tín hiệu, làm đèn xanh tại tủ điện sáng lên. Ngược lại, trong trường hợp áp suất dòng chảy thấp hơn hoặc vượt mức cài đặt thì tủ điện sẽ phát ra tín hiệu đèn đỏ. Như vậy, dựa vào đây, người vận hành có thể dễ dàng nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề lỗi và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Ưu nhược điểm của công tắc dòng chảy

Là một thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay, công tắc dòng chảy vẫn có những ưu nhược điểm nhất định. Hãy cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu xem những điểm nổi bật và hạn chế đó là gì nhé.

Ưu điểm của công tắc dòng chảy

  • Khả năng cảm biến nhanh nhạy, chính xác, đem lại độ tin cậy cao.
  • Thiết kế đơn giản nên thuận tiện cho việc lắp đặt.
  • Vật liệu, mẫu mã đa dạng nên có thể linh hoạt ứng dụng trong nhiều hệ thống khác nhau.
  • Được đánh giá cao về độ bền, thiết bị không yêu cầu phải thực hiện bảo dưỡng thường xuyên.
  • Khả năng kiểm soát dòng chảy hiệu quả, giúp người vận hành dễ dàng quan sát, theo dõi được tình trạng hoạt động bên trong hệ thống.
  • Nguồn điện áp sử dụng phong phú.

Nhược điểm của công tắc dòng chảy

Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tắc dòng chảy còn tồn tại một vài các hạn chế như:

  • Trong khi lắp đặt, nếu siết quá chặt tay thì rất dễ làm hỏng, gãy các mối nối ren.
  • Giá thành của công dòng chảy điện tử tương đối cao.

Các loại công tắc dòng chảy phổ biến hiện nay

Như đã nhắc đến ở trên thì công tắc dòng chảy được sản xuất với đa dạng mẫu mã, chủng loại. Mỗi một loại công tắc dòng chảy lại có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng môi trường hoạt động khác nhau.

Vậy nên, ở phần này, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn một số loại công tắc cảm biến dòng chảy đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Công tắc dòng chảy Hàn Quốc

Loại công tắc báo dòng chảy này có nguồn gốc, xuất xứ tại Hàn Quốc. Chúng được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến, hiện đại nên có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Khả năng hoạt động và làm việc linh hoạt, chính xác, đem lại kết quả cao.
  • Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt thì công tắc vẫn có thể tự động thông báo tín hiệu và giúp điều khiển các thiết bị khác.
  • Mẫu mã thiết kế chắc chắn, đảm bảo chất lượng.
  • Có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau như hệ thống cấp và xử lý nước thải, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp,…

Công tắc dòng chảy phi 34

Dòng công tắc này có kích thước đường kính danh nghĩa DN25, và phi 34mm. Đây là một trong những kích thước phổ biến được ứng dụng rất nhiều từ hệ thống sinh hoạt cho đến công nghiệp.

Tương tự như những loại công tắc khác, chúng cũng được dùng để theo dõi dòng chảy bên trong hệ thống. Từ đó, truyền tín hiệu đến đèn báo hoặc giúp điều khiển các thiết bị khác bên trong hệ thống.

Công tắc dòng chảy phi 27

Loại công tắc này có kích thước phi 27 mm với đường kính danh nghĩa là DN20. Thông thường, công tắc dòng chảy phi 27 sẽ là sự lựa chọn phù hợp trong các hệ thống có kích thước đường ống và áp suất dòng chảy ở mức trung bình.

Với thiết kế, nguồn gốc, chủng loại đa dạng, chắc chắn dòng công tắc này sẽ đem đến cho quý khách nhiều sự lựa chọn.

Công tắc dòng chảy phi 21

Với kích thước DN15, phi 21 mm kết hợp với khả năng hoạt động ổn định, chính xác, loại công tắc này được sử dụng trong rất nhiều các ứng dụng khác nhau. Một số ứng dụng phổ biến như:

  • Theo dõi dòng chảy chất bên trong hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải,…
  • Kiểm soát, thông báo tình trạng hoạt động trong các hệ thống làm mát, hệ thống công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống,…
  • Hệ thống công nghiệp hóa chất, dầu khí,…

Công tắc dòng chảy dạng cơ

Dựa vào áp lực dòng chảy mà công tắc có thể theo dõi và thông báo tín hiệu tới hệ thống. Những ưu điểm nổi trội của công tắc dòng chảy dạng cơ bao gồm:

  • Khả năng hoạt động ổn định, độ nhạy cao.
  • Chi phí thấp.
  • Thiết kế cấu tạo đơn giản nên dễ dàng lắp đặt.

Tuy nhiên, chúng có độ bền không được cao, nên cần phải thường xuyên thực hiện bảo dưỡng, thay thế. Với những đặc điểm như vậy, loại công tắc này chỉ phù hợp với các hệ thống dân dụng như hệ thống cấp và xử lý nước thải trong các hộ gia đình, nhà máy nhỏ,…

cong-tac-dong-chay-dang-co

Công tắc dòng chảy dạng điện tử

Khác với loại trên, công tắc dạng này hoạt động hoàn toàn tự động dựa vào bộ cảm biến điện từ. Chúng có thể sử dụng đa dạng các nguồn điện khác nhau, khả năng hoạt động hiệu quả ngay cả trong môi trường có áp lực lớn. Bên cạnh đó, một ưu điểm nổi bật nữa của thiết bị này đó là độ bền cao, nên không yêu cầu phải thường xuyên thực hiện bảo dưỡng.

Chất lượng thường đi đôi với giá thành. Do đó, giá của công tắc dòng chảy điện tử cũng tương đối cao. Vậy nên, chúng thường được ứng dụng trong những hệ thống có quy mô lớn và yêu cầu khả năng hoạt động cao.

cong-tac-dong-chay-dien-tu

Hướng dẫn lắp đặt và những lưu ý khi sử dụng Flow Switches

Để có thể đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng thiết bị này thì việc lắp đặt và quá trình sử dụng phải được thực hiện đúng cách. Như vậy, mới có thể hạn chế được các vấn đề hỏng hóc xảy ra.

Cách lắp đặt công tắc dòng chảy

Quá trình lắp đặt công tắc báo dòng chảy bao gồm các bước:

  • Bước 1: Kiểm tra vị trí lắp đặt và đường ống. Đồng thời kết hợp làm sạch vệ sinh loại bỏ tạp chất.
  • Bước 2: Lắp đặt công tắc vào hệ thống ( có thể sử dụng khớp nối hoặc khoan một lỗ nhỏ sao cho vừa với thiết bị rồi thực hiện hàn kín lại).
  • Bước 3: Thực hiện nối dây điện với tủ điện, phòng điều khiển,…Lưu ý dây điện cần được đảm bảo kết nối đúng với mạch điện, không gặp phải các tình trạng như hở hoặc đứt gãy.
  • Bước 4: Sau khi lắp đặt xong thì cần hoạt động thử để bảo đảm thiết bị làm việc đúng cách, ổn định.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng công tắc dòng chảy

  • Cần đảm bảo, chắc chắn, Flow Switches được lắp đặt đúng cách, tuân theo quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất.
  • Toàn bộ dây điện của hệ thống cần được đảm bảo đi gọn gàng, không bị đứt hở.
  • Khi thực hiện sửa chữa, lắp đặt thì cần cho hệ thống ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn và chất lượng thực hiện.
  • Nguồn điện sử dụng phải phù hợp và tương ứng với thiết bị.
  • Đảm bảo mối nối giữa thiết bị và hệ thống được chắc chắn, không xảy ra tình trạng rò rỉ.

Bảo dưỡng công tắc dòng chảy đúng cách

Công tắc dòng chảy cần được thực hiện vệ sinh, bảo trì định kì theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Việc này vừa giúp đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định vừa giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Trong khi thực hiện bảo dưỡng thiết bị thì bạn cần:

  • Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành bảo dưỡng để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
  • Vệ sinh làm sạch đường ống và vị trí cần bảo trì.
  • Lau chùi bên trong công tắc, đầu dò và đường ống.
  • Kiểm tra tình trạng mối nối, đầu điện, dây dẫn. Nếu chúng có vấn đề hỏng hóc thì cần thay thế hoặc có biện pháp khắc phục ngay.
  • Sau khi bảo dưỡng xong thì lắp đặt chúng về vị trí ban đầu và thực hiện hoạt động thử. Nếu như thiết bị làm việc bình thường thì mới đưa vào sử dụng chính thức.

Ứng dụng của công tắc dòng chảy

  • Hệ thống máy bơm: Công tắc dòng chảy được dùng để thông báo về tình trạng hoạt động bên trong hệ thống. Nhờ vậy, chúng giúp bảo vệ thiết bị khỏi tình trạng hoạt động quá mức, hay không có dòng chảy bên trong máy bơm.
  • Hệ thống cung cấp nước sạch, nước sinh hoạt: chúng được sử dụng để theo dõi dòng chảy bên trong đường ống.
  • Hệ thống xử lý nước thải: Flow Switches được dùng để kiểm soát tình trạng dòng chảy có được lưu thông ổn định bên trong đường ống không.
  • Hệ thống PCCC: công tắc có khả năng tự động thông báo đến các trung tâm chữa cháy.
  • Ứng dụng trong hệ thống làm lạnh.
  • Lắp đặt công tắc trong các nhà máy sản xuất, lọc hóa dầu,…

ung-dung-cong-tac-dong-chay

Mối quan hệ giữa công tắc cảm biến dòng chảy và van

Đây là hai thiết bị hoàn toàn khác biệt, có chức năng cấu tạo riêng. Nhưng chúng thường được kết hợp với nhau, để ứng dụng trong các hệ thống đường ống dẫn.

Van là thiết bị có chức năng chính trong việc đóng, mở, điều tiết lưu lượng dòng chảy. Còn công tắc thì có nhiệm vụ theo dõi và kiểm soát dòng chảy.

Hai thiết bị này khi được lắp trong cùng một hệ thống, thì chúng sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Từ đó, giúp cho hệ thống hoạt động ổn đinh, chính xác, hiệu quả và hạn chế các vấn đề hỏng hóc xảy ra.

Một số loại van công nghiệp được ưa chuộng hiện nay:

  • Van bướm: van bướm điều khiển điện, van bướm điều khiển khí nén, van bướm tay gạt, van bướm tay quay.
  • Van bi: Van bi điều khiển khí nén, van bi điện, van bi tay gạt, van bi tay quay.
  • Van cổng: van cổng ty nổi, van cổng ty chìm, van cổng tay quay.
  • Van cầu: van cầu chữ ngã, van cầu điện.
  • Van y lọc.
  • Van một chiều: van một chiều lá lật, van một chiều cánh bướm,…
  • Van an toàn, van giảm áp,…

cac-loai-van

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin xoay xung quanh công tắc dòng chảy. Với những tính năng nổi bật mà thiết bị này mang lại, chúng chắc chắn sẽ giúp cho các hệ thống sử dụng đạt được chất lượng và năng suất cao. Hy vọng với những điều chúng tôi vừa cung cấp, sẽ giúp bạn lựa chọn và ứng dụng thiết bị hiệu quả nhất.

Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm mua công tắc cảm biến dòng chảy hoặc các loại van công nghiệp thì có thể liên hệ tới công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.

Công ty chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chính hãng, đạt chất lượng, mà giá thành lại còn phải chăng. Bên cạnh đó, những mặt hàng của chúng tôi do được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia trên thế giới nên chắc chắn sẽ đem đến cho quý khách những sản phẩm với đa dạng mẫu mã, kích thước, có thể linh hoạt lắp đặt trong nhiều ứng dụng

Ngoài ra, nếu quý khách vẫn còn phân vân, đắn đo trong việc lựa chọn sản phẩm, thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi khi đến với chúng tôi, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu sắc, chắc chắn sẽ tư vấn tận tình và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm ưng ý nhất.

Chúng tôi rất mong muốn được hợp tác cùng quý khách trong thời gian gần nhất.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *