Control Valve là một trong những loại van công nghiệp được dùng để điều khiển, kiểm soát áp suất, nhiệt độ, lưu lượng chất bên trong các hệ thống. Nhờ vậy, các thiết bị của hệ thống mới được hoạt động ổn định, hiệu quả, đảm bảo sự an toàn cho người vận hành.
Cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của thiết bị này nhé.
Control Valve là gì
Control valve hay còn được gọi là van điều khiển. Đây là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh áp suất, lưu lượng và nhiệt độ và được ứng dụng nhiều trong các hệ thống từ đơn giản đến phức tạp.
Khác với các dòng van vận hành bằng cơ tay thông thường, van điều khiển có thể làm việc tự động dựa vào tín hiệu điều khiển điện hoặc khí nén.
Ưu điểm của control valve
Van điều khiển được ưa chuộng sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay bởi những ưu điểm nổi bật như:
- Khả năng hoạt động, kiểm soát lưu lượng, áp suất và nhiệt độ bên trong các hệ thống chính xác. Nhờ vậy, đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị cũng như những người xung quanh.
- Được thiết kế với tính năng ứng dụng linh hoạt trong nhiều môi trường làm việc.
- Dễ dàng, thuận tiện cho người vận hành sử dụng.
- Với tính năng điều khiển tự động, nó giúp đem lại hiệu quả làm việc cao, tăng năng suất hoạt động. Đồng thời, giúp tiết kiệm sức lực cũng như chi phí thuê nhân công vận hành.
- Được đánh giá có độ bền tốt và thời gian sử dụng dài.
- Thời gian thực hiện chu trình đóng, mở diễn ra nhanh chóng.
Nhược điểm của control valve
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì van điều khiển có một số nhược điểm như:
- Chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao.
- Khi có vấn đề hỏng hóc xảy ra, rất khó có thể tự khắc phục lỗi mà cần phải nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia, nhà cung cấp,…
- Khi nguồn điện hoặc nguồn khí nén không ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của van.
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của control valve
Control valve được chia làm 2 dạng là van điều khiển điện và van điều khiển khí nén.
Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng theo dõi phần thông tin dưới đây.
Cấu tạo của control valve
Van điều khiển điện
Dòng van này được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là thân van và bộ điều khiển điện.
- Thân van ở đây là các loại van công nghiệp như van bướm, van bi, van cầu, van cổng,…
- Bộ điều khiển điện có chức năng chính trong việc điều khiển hoạt động đóng, mở của van. Thông thường, có 2 dạng điều khiển điện là kiểu ON/OFF và tuyến tính.
Van điều khiển khí nén
Cũng tương tự như dòng van trên, van điều khiển khí nén bao gồm có 2 bộ phận chính là thân van và bộ điều khiển khí nén.
- Thân van là các dòng van cơ được làm từ đa dạng chất liệu như inox, gang, nhựa, đồng,…
- Bộ điều khiển khí nén dùng để điều khiển quy trình hoạt động của van.
Nguyên lý hoạt động của control valve
Van điều khiển điện ( Electric Control Valve)
Khi cấp nguồn điện phù hợp vào bên trong đầu điện, đĩa van sẽ thực hiện đóng mở dựa theo các cài đặt có sẵn.
Van điều khiển khí nén (Pneumatic control valve)
Khi cấp nguồn khí nén vào bên trong bộ điều khiển, áp lực khí nén sẽ làm đẩy piston di chuyển, giúp cánh van thực hiện đóng, mở; cho phép hoặc ngăn chặn lưu chất đi qua.
Ứng dụng của control valve
Là một thiết bị hoạt động tự động hóa, control valve giữ vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực ngành công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của loại thiết bị này:
- Ngành dầu khí: van điều khiển được sử dụng để điều chỉnh áp suất và nhiệt độ trong các hệ thống đường ống sản xuất, vận chuyển dầu khí.
- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: sử dụng để kiểm soát lưu lượng và áp suất trong các dây chuyền đóng gói thực phẩm, đồ uống.
- Hệ thống xử lý nước thải: control valve được sử dụng để điều tiết lưu lượng chất thải.
- Sử dụng trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Kiểm soát lưu lượng chất trong hệ thống tưới tiêu, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống nước ngầm tại các khu dân cư, nhà ở,…
Các loại control valve đang có trên thị trường hiện nay
Là một thiết bị có khả năng ứng dụng rộng rãi, control valve ngày càng được sản xuất ra với nhiều chủng loại, mẫu mã. Vậy nên, ở phần này, chúng tôi xin được tổng hợp những loại van điều khiển phổ biến nhất hiện nay.
Van điều khiển điện – Electric control valve
Van điều khiển điện có thể được vận hành hoạt động theo kiểu bật tắt ( ON/OFF) hoặc điều khiển từ xa bằng cách kết nối với các thiết bị như máy tính, điện thoại.
Van điều khiển điện dạng ON/OFF (Electric control valve ON/OFF)
Dòng van này được sử dụng để thực hiện đóng/mở van hoàn toàn khi nhận được nguồn điện cấp.
Khi cấp nguồn điện vào bên trong bộ điều khiển, motor sẽ quay và chuyển động quay xuống trục van. Từ đây, đĩa van cũng được di chuyển theo thực hiện chu trinh đóng/mở hoàn toàn.
Các loại van điều khiển điện dạng ON/OFF:
- Van bướm điều khiển điện dạng ON/OFF.
- Van bi điều khiển điện ON/OFF.
- Van cổng điều khiển điện ON/OFF.
- Van cầu điều khiển điện dạng ON/OFF.
- Van dao điều khiển điện dạng ON/OFF.
Van điều khiển điện dạng tuyến tính (Electric linear control valve)
Dòng van này được dùng để điều tiết lưu lượng chất bên trong hệ thống. Dựa vào tín hiệu điện tuyến tính, tạo ra các góc mở khác nhau của đĩa van. Từ đây, dòng chảy được kiểm soát, điều khiển sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của hệ thống.
Các loại van điều khiển điện tuyến tính:
- Van bướm điều khiển điện tuyến tính.
- Van bi điều khiển điện tuyến tính.
- Van cầu điều khiển điện tuyến tính.
- Van dao điều khiển điện tuyến tính.
- Van cổng điều khiển điện tuyến tính.
Van điều khiển khí nén ( Pneumatic control valve)
Cũng tương tự như van điều khiển điện, dòng van này cũng được chia ra làm hai loại là van điều khiển khí nén ON/OFF và van điều khiển khí nén dạng tuyến tính.
Van điều khiển khí nén dạng ON/OFF
Pneumatic ON/OFF control valve là dòng van khi nhận được nguồn khí nén cấp vào, piston sẽ làm cho đĩa van được đóng hoặc mở hoàn toàn.
Một vài nét đặc điểm của van điều khiển khí nén dạng ON/OFF:
- Thời gian phản hồi nhanh chóng.
- Độ bền và tuổi thọ cao.
- Không có khả năng kiểm soát lưu lượng chất.
Các dòng van điều khiển khí nén dạng ON/OFF:
- Van bi điều khiển khí nén dạng ON/OFF.
- Van bướm điều khiển khí nén dạng ON/OFF.
- Van cầu điều khiển khí nén dạng ON/OFF.
- Van cổng điều khiển khí nén dạng ON/OFF.
- Van dao điều khiển khí nén dạng ON/OFF.
Van điều khiển khí nén dạng tuyến tính
Pneumatic Linear control valve cho phép kiểm soát góc đóng/mở của đĩa van. Từ đó, giám sát và điều chỉnh lưu lượng chất đi qua một cách dễ dàng, hợp lý, đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống.
Không chỉ có vậy, van điều khiển khí nén dạng tuyến tính có thể được điều khiển từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, chúng lại cần được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo được hiệu quả làm việc.
Các loại van điều khiển khí nén tuyến tính:
- Van bi điều khiển khí nén tuyến tính.
- Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính.
- Van cổng điều khiển khí nén tuyến tính.
- Van cầu điều khiển khí nén tuyến tính.
- Van dao điều khiển khí nén tuyến tính.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng control valve
Với khả năng hoạt động tự động, đem lại năng suất làm việc cao, control valve hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Nhưng để duy trì hoạt động ổn định cũng như đảm bảo hiệu suất làm việc của chúng thì cần phải sử dụng van điều khiển đúng cách.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng control valve.
Lựa chọn control valve
- Cần xác định mục đích và yêu cầu khi sử dụng control valve. Từ đó, cân nhắc lựa chọn van điều khiển dạng ON/OFF hay tuyến tính.
- Lựa chọn van có thông số kỹ thuật tương thích với hệ thống cần sử dụng.
- Tìm hiểu và lựa chọn những nhà cung cấp van chính hãng, uy tín, để tránh mất tiền oan, mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
- Khi mua van cần kiểm tra kĩ càng xem chúng có bị nứt vỡ, hay có vấn đề gì trong quá trình vận chuyển không.
Hướng dẫn lắp đặt control valve
Để có thể lắp đặt control valve đúng cách, bạn cần:
- Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết để quá trình lắp đặt được diễn ra hiệu quả và thuận tiện hơn.
- Kiểm tra tình trạng của van để đảm bảo chúng không có bất kì các vấn đề hỏng hóc nào.
- Xác định vị trí lắp đặt cần có đủ không gian và thoáng đãng.
- Vệ sinh làm sạch đường ống và vị trí lắp đặt.
- Tiến hành lắp đặt van vào đường ống.
- Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra độ chắc chắn, độ kín của mối nối. Đồng thời cho van hoạt động thử trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
- Cần có kế hoạch bảo dưỡng van định kì theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc dựa trên tình hình hoạt động thực tế để điều chỉnh thời gian bảo trì sao cho phù hợp, hiệu quả.
Quy trình bảo dưỡng control valve
Quy trình bảo trì control valve bao gồm các bước:
- Kiểm tra bề mặt van để đảm bảo chúng không bị nứt, mài mòn. Nếu phát hiện ra vấn đề thì cần sửa chữa và thay thế khi cần thiết.
- Làm sạch van để loại bỏ các tạp chất có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống.
- Kiểm tra mối nối, chắc chắn chúng được liên kết chặt chẽ, không xảy ra tình trạng rò rỉ lưu chất. Nếu phát hiện ra lỗi thì cần siết chặt lại mối nối hoặc thay thế gioăng làm kín.
- Bôi trơn các thiết bị truyền động như trục van để đảm bảo chúng được hoạt động trơn tru, mượt mà.
- Sau khi bảo dưỡng xong thì cần hoạt động thử lại hệ thống. Nếu đã đảm bảo chúng được hoạt động bình thường ổn định thì đưa van trở lại làm việc.
Kết luận
Như vậy, vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin liên quan đến Control valve. Hy vọng, thông qua bài viết này, sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết về các loại van điều khiển.
Nhân đây, nếu bạn đang cần hỗ trợ tìm mua control valve chính hãng thì có thể liên hệ với chúng tôi – công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.
Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn kĩ thuật sâu sắc, chắc chắn sẽ tư vấn, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của bạn.
Khi mua hàng tại HT Việt Nam, bạn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh, mẫu mã đa dạng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Nếu quý khách quan tâm đến sản phẩm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá nhanh nhất.
Xin trân thành cảm ơn!