Động cơ điện có thể bị cháy khi nào

Đánh giá

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc gần đây. Việc nhận biết được các nguyên nhân khiến động cơ điện bị cháy sẽ giúp hạn chế, kiểm soát và có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Vậy nên, hãy cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên nhé.

Giới thiệu về động cơ điện

Động cơ điện có tên tiếng anh là Electric Motor. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bộ truyền động điện, bộ điều khiển điện, mô tơ điện,…Đây là một thiết bị có khả năng chuyển đổi năng lượng nguồn điện thành năng lượng cơ học. Từ đó, giúp làm chuyển động các thiết bị, máy móc.

Electric motor được sản xuất với đa dạng chủng loại khác nhau như động cơ điện xoay chiều (AC), động cơ điện một chiều (DC), động cơ không chổi than, động cơ đồng bộ, động cơ bước. Do đó, chúng có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều hệ thống, lĩnh vực, ngành nghề.

motor dien ac dc 1

 

Cấu tạo của động cơ điện

Motor điện được cấu tạo bao gồm 2 bộ chính là phần tĩnh và phần quay.

Phần tĩnh 

Phần tĩnh còn có tên gọi khác là Stato. Stato có cấu tạo gồm 2 bộ phận là lõi thép và dây quấn.

– Lõi thép: bộ phận này được thiết kế dạng hình trụ rỗng, dập hình vành khăn từ một tấm thép dẫn điện dày từ 0,35 đến 0,5 mm. Bên trong có thêm các rãnh để đặt dây quấn trước khi lắp ráp động cơ.

– Dây quấn: được làm từ chất liệu dây đồng hoặc dây nhôm. Bộ phận này được đặt trong các rãnh của lõi thép.

Ngoài hai bộ phận chính trên, thì còn có bộ phận phụ được dùng để bao bọc lấy lõi thép, đó là vỏ bằng nhôm hoặc gang. Vỏ này có chức năng cố định lõi thép, phần dưới là bệ cố định với đế. Bên cạnh đó, ở 2 đầu có 2 nắp được làm cùng chất liệu với vỏ máy, trong vỏ có ổ đỡ hay còn được gọi là bạc đỡ trục quay của roto.

Phần quay

Phần quay hay còn được biết đến với tên gọi roto. Bộ phận này bao gồm dây quấn, lõi thép và trục máy.

– Lõi thép: Được thiết kế dưới dạng hình trụ đặc. Chúng được làm từ tấm thép kĩ thuật điện, dập thành đĩa và ép chặt. Không chỉ có vậy, trên bề mặt của chúng còn được tạo các rãnh, để có thể đặt các thanh dẫn hoặc dây quấn vào đó. Tại đây, lõi thép sẽ được liên kết chặt với trục quay và được đặt vào 2 ổ trục của Stato.

– Dây quấn: được chia làm 2 loại là roto lồng sóc và roto dây quấn.

  • Roto dây quấn: chúng được thiết kế tương tự dây quấn stato. Roto dây quấn cơ ưu điểm là momen xoắn lớn nhưng cấu tạo lại tương đối phúc tạp và có giá thành cao.
  • Roto lồng sọc: cấu tạo của loại này lại rất khác so với dây quấn ở stato. Bởi vì, chúng được làm bằng cách đúc nhôm vào các rãnh của roto, tạo thành các thanh nhôm và nối ngắn mạch ở cả hai đầu. Bên cạnh đó, chúng còn được thiết kế thêm cánh quạt để làm mát bên trong khi roto quay. Được gọi là roto lồng sọc là do phần dây quấn được làm từ các dải nhôm và hai vòng ngắn mạch hình lồng. Ngoài ra, để cải thiện đặc tính mở máy và giảm rung do các tác động không liên tục của lực điện từ lên roto, các rãnh trên roto đã được thiết kế theo phương xuyên với trục.

cau tao dong co dien 1

Ứng dụng của động cơ điện

Với tính năng nổi trội như vậy, động cơ điện được đưa vào sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Một số ứng dụng nổi bật của Electric Motor như:

  • Sử dụng trong các phương tiện giao thông như ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, xe buýt, xe điện,…
  • Tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện thủy điện,…
  • Lĩnh vực y tế: động cơ điện được sử dụng trong các thiết bị máy móc như máy chụp cắt lớp vi tính (CT), máy siêu âm, máy đo nhịp tim, máy xét nghiệm,…
  • Ngành công nghệ thông tin: bộ truyền động điện được ứng dụng trong các thiết bị máy tính, máy in, máy scan, máy fax, máy ảnh kĩ thuật số,…
  • Lắp đặt trong các thiết bị để điều khiển lưu lượng chất lỏng, hơi nước, khí trong các hệ thống đường ống dẫn.
  • Trong ngành van công nghiệp: động cơ điện giúp quá trình hoạt động của van trở nên tự động hóa, dễ dàng điều khiển từ xa. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công cũng như đảm bảo sự an toàn cho người vận hành.

Những loại van công nghiệp sử dụng động cơ điện

Bộ truyền động điện có thể dễ dàng kết nối với các dòng van công nghiệp, giúp điều khiển, kiểm soát lưu lượng chất lỏng, hơi, khí trong các hệ thống đường ống. Một số loại van công nghiệp sử dụng bộ điều khiển điện như:

  • Van bướm ( Butterfly valve): động cơ điện được sử dụng để điều khiển hoạt động đóng, mở, cho phép hoặc ngăn chặn dòng lưu chất đi qua. Bên cạnh đó, thiết bị này còn giúp tạo ra nhiều góc mở khác nhau của đĩa van. Từ đó, có thể dễ dàng kiểm soát lượng lưu chất, đáp ứng, phù hợp với yêu cầu hoạt động của hệ thống.
  • Van cổng ( Gate valve): nhờ có mô tơ điện, chu trình đóng, mở của van được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, thiết bị này thường được sử dụng trong các hệ thống đường ống có kích thước lớn, môi trường làm việc áp lực cao.
  • Van bi (Ball Valve) : bộ truyền động điện giúp bi van có thể dễ dàng xoay chuyển hơn. Từ đó, việc kiểm soát, điều tiết lưu lượng chất cũng trở nên thuận tiện.
  • Van an toàn (Safety Valve): đây là dòng van giúp đảm bảo áp suất bên trong hệ thống luôn ở mức ổn định, không vượt quá định mức cho phép. Từ đó, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống, những người xung quanh cũng như đem lại hiệu quả làm việc cao. Không chỉ có vậy, van an toàn khi được trang bị thêm bộ truyền động điện, tạo ra chuyển động cần thiết, chính xác để duy trì áp suất ổn định, đem lại sự tin tưởng cho người sử dụng.
  • Van điều khiển ( Control valve): đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển lưu lượng chất bên trong các đường ống dẫn.
  • Van cầu (Globe valve): với việc sử dụng động cơ điện, van giúp kiểm soát lưu lượng dòng chảy một cách chính xác, đem lại hiệu suất làm việc cao.

bo dieu khien dien GEKO

Những nguyên nhân khiến động cơ điện bị cháy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho động cơ điện bị cháy. Dưới đây, chúng tôi xin được tổng hợp những nguyên nhân đó. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Động cơ điện bị cháy do quá tải

Quá tải nhiệt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho mô tơ điện bị cháy. Khi động cơ bị quá tải, dẫn đến nhiệt độ bên trong các linh kiện điện tử tăng lên từ đó rất dễ xảy ra các hiện tượng cháy nổ, gây nguy hiểm đến những người xung quanh.

Chúng ta có thể giải thích nguyên nhân này như sau: khi động cơ điện bị hoạt động quá tải, dòng điện bên trong bị tăng lên đáng kể. Lúc này, nếu nhiệt độ tăng lên quá cao, các thiết bị, linh kiện cũng sẽ bị phá hủy hoặc gây cháy nổ.

Một số nguyên nhân khiến cho động cơ điện bị quá tải bao gồm:

  • Thiết bị được sản xuất kém chất lượng hoặc có vấn đề về lỗi kĩ thuật. Đây cũng sẽ là lý do khiển cho mô tơ điện bị quá tải.
  • Bộ truyền động điện không được bảo dưỡng thường xuyên hay các bộ phận, chi tiết bị hỏng hóc, mài mòn không được thay thế.
  • Động cơ điện phải hoạt động liên tục trong thời gian dài, vượt quá mức giới hạn cho phép.
  • Người vận hành không tuân theo các quy trình, hướng dẫn sử dụng.

Động cơ điện bị cháy do phải làm việc trong môi trường quá nóng

Khi phải hoạt động trong môi trường làm việc có nhiệt độ quá cao, electric motor rất dễ bị nóng, hoạt động chậm và thậm chí là bị cháy do quá tải nhiệt. Những nguyên nhân khiến cho động cơ điện bị cháy trong trường hợp này có thể là:

  • Môi trường làm việc không phù hợp.
  • Không có thiết bị quạt tản nhiệt.
  • Cánh quạt tản nhiệt bị gãy, không thể hoạt động.

Động cơ điện bị cháy do nguồn điện áp không ổn định

Như chúng ta đã biết, để các thiết bị máy móc có thể hoạt động tự động được thì cần cấp nguồn điện áp phù hợp vào bên trong mô tơ điện. Tuy nhiên, nếu nguồn điện áp này không được ổn định thì rất dễ gây nên tình trạng cháy nổ. Vậy nên, chúng ta cần hiểu rõ về các nguyên nhân khiến cho nguồn điện áp không được ổn định. Từ đó, mới có biện pháp khắc phục phù hợp.

Các nguyên nhân đó có thể là:

  • Nguồn điện áp quá cao hoặc quá thấp, không phù hợp với mô tơ điện. Từ đó, khiến chúng hoạt động không đúng cách.
  • Tình trạng nhiễu điện từ có thể gây ra sự cố điện hoặc làm giảm chất lượng của điện áp.
  • Mất điện áp: tình trạng này khiến cho bộ truyền động điện bị ngưng hoạt động đột ngột, dễ dàng xảy ra các sự cố cháy nổ.

Động cơ điện bị cháy do chúng hoạt động không ổn định

Vấn đề này có thể phát sinh do những nguyên nhân sau:

  • Lắp đặt động cơ điện không đúng quy trình kĩ thuật.
  • Sử dụng các linh kiện không phù hợp, kém chất lượng.
  • Lỗi trong quá trình sản xuất bộ truyền động điện.
  • Lỗi cơ khí: bao gồm việc bị rung lắc, quá tải trong khi hoạt động. Dẫn đến mô tơ điện hoạt động không được ổn định, dễ xảy ra các sự cố liên quan đến điện.
  • Động cơ phải làm việc liên tục, dẫn đến tình trạng bị quá tải. Đây cũng là một trong những lý do khiển cho mô tơ điện không thể hoạt động ổn định. Nếu tình trạng quá tải xảy ra, nhiệt sẽ ngày càng tăng cao. Mức nhiệt này khi vượt mức quy định an toàn thì việc chập cháy xảy ra cũng là điều đương nhiên.
  • Các thiết bị, máy móc, hệ thống không được đồng bộ với động cơ điện. Do đó, khiến chúng không thể hoạt động ổn định.

Động cơ điện bị cháy do các thiết bị máy móc bị hư hỏng

Nguyên nhân này bắt nguồn từ:

  • Chất liệu nhiên liệu không đảm bảo để vận hành hoạt động động cơ.
  • Phụ tùng sử dụng không đúng, không phù hợp.
  • Môi trường làm việc không có đủ điều kiện đảm bảo an toàn như không có thiết bị thông gió đúng cách,…
  • Các đường dây điện bị lỗi, chồng chéo và bị xoắn lên nhau. Điều này rất dễ khiến cho tình trạng chập cháy điện xảy ra.
  • Hệ thống điều khiển các thiết bị máy móc không được cài đặt đúng các thông số kĩ thuật.

Động cơ điện bị cháy do nhiên liệu bị rò rỉ

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho mô tơ điện bị cháy đó là nhiên liệu bị rò rỉ.

Như chúng ta đã biết thì nhiên liệu được sử dụng để tạo ra năng lượng giúp vận hành hoạt động các thiết bị máy móc.

Bộ truyền động điện có thể dễ dàng bị cháy do:

  • Nhiên liệu không được đốt cháy đúng cách.
  • Nhiên liệu không được phân chia đều trong động cơ.
  • Khi nhiên liệu được đốt cháy không đủ, chất thải sẽ dần được tích tụ trong các bộ phận. Từ đó, một môi trường dễ phát cháy được hình thành.

Động cơ điện bị cháy do quy trình kiểm tra, bảo dưỡng không được thực hiện đúng cách

Việc kiểm tra và bảo dưỡng động cơ điện là một trong những bước quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Tuy nhiên, nếu quy trình này không được thực hiện đúng cách thì sẽ dẫn dễ xảy ra các vấn đề hỏng hóc, thậm chí là gây cháy nổ, nguy hiểm đến người sử dụng.

Trong khi kiểm tra, bảo dưỡng, những nguyên nhân chính khiến mô tơ điện bị cháy nổ bao gồm:

  • Người thực hiện bảo dưỡng động cơ không có đủ kinh nghiệm, chuyên môn, kiến thức cũng như sự am hiểu về thiết bị. Vì vậy, trong quá trình bảo trì, họ dễ dàng làm hỏng các bộ phận, khiến cho các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Bộ truyền động điện không được bảo dưỡng thường xuyên, định kì. Do đó, không thể kiểm soát được vấn đề về điện và nhiệt của thiết bị. Từ đó, làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng cháy nổ.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân bên ngoài như: điện áp cao, chập điện hoặc các ảnh hưởng bởi sự va đập,…

Các nguyên nhân khác khiến động cơ điện bị cháy

Ngoài các nguyên nhân chủ yếu khiến động cơ điện bị cháy như đã nêu trên, thì một số lý do khác bao gồm:

  • Tuổi thọ của dây đồng quá thấp.
  • Thiết bị không được tra dầu, mỡ, bôi trơn thường xuyên.
  • Thiết bị bị quá tải hoặc ma sát khiến động cơ khó khởi động.
  • Khe hở giữa các mặt ma sát không còn có độ trơn.

Cách kiểm tra và biện pháp khắc phục khi động cơ điện bị cháy

Động cơ điện bị cháy là sự cố không ai mong muốn, chúng tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của những người xung quanh. Vậy nên, khi có sự cố hỏng hóc, cháy nổ xảy ra thì quy trình kiểm tra và khắc phục hậu quả cần được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả đế hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực.

Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra cũng như khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ.

Cách kiểm tra động cơ điện

Trong trường hợp động cơ điện bị cháy, người thực hiện sửa chữa, kiểm tra cần phải có kinh nghiệm, chuyên môn, kiến thức sâu sắc về điện. Như vậy mới có thể đảm bảo sự an toàn trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, nếu mô tơ điện đã bị cháy, thì ngay lập tức, người bảo dưỡng nên tiến hành ngắt nguồn điện. Ngoài ra, cho đến khi đã chắc chắn xác định được nguyên nhân xảy ra sự cố cũng như tiến hành thực hiện xong các sửa chữa thì mới bật lại nguồn điện.

Quy trình kiểm tra động cơ điện bao gồm các bước cơ bản sau:

– Bước 1: Xác định nguyên nhân khiến động cơ điện bị cháy, xảy ra sự cố. Điều này có thể được tiến hành bằng cách kiểm tra các thiết bị, máy móc, nguồn điện áp sử dụng,…

– Bước 2: Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tiến hành kiểm tra chi tiết từng bộ phận như đầu nối điện, bạc đạn, ổ đỡ, cánh quạt,… Việc kiểm tra này giúp xác định xem chúng có bị ảnh hưởng hay hư hỏng trong khi động cơ điện bị cháy không.

– Bước 3: Đánh giá thiết bị sau sự cố. Việc đánh giá này cần được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để quyết định xem có nên thay thế hay sửa chữa chúng không.

Lưu ý: trong khi thực hiện kiểm tra thiết bị cần đặt sự an toàn lên hàng đầu. Đồng thời bạn có thể kết hợp mặc thêm đồ bảo hộ và đặc biệt là tuân theo các quy định an toàn để tránh các tình trạng xấu có thể xảy ra.

Biện pháp khắc phục và sửa chữa động cơ điện

Để thực hiện sửa chữa động cơ điện khi bị cháy, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Ngắt nguồn điện để đảm bảo sự an toàn trong khi thực hiện.
  • Quan sát và đánh giá mức độ hư hỏng. Việc này giúp bạn xác định, khoanh vùng phạm vi xảy ra sự cố. Bạn có thể thực hiện bước này bằng cách kiểm tra các bộ phận, chi tiết bên trong mô tơ điện.
  • Sau khi kiểm tra, phát hiện các bộ phận hư hỏng, chúng ta cần thực hiện sửa chữa hoặc thay thế mới.
  • Nên lắp đặt cảm biến nhiệt trên động cơ điện để thuận tiện hơn trong việc theo dõi nhiệt đô. Từ đó, có thể dễ dàng kiểm soát, ngăn chặn tình trạng quá tải nhiệt xảy ra.
  • Lắp đặt động cơ vào hệ thống ban đầu. Sau khi hoàn thành xong thì cần khởi động làm việc thử để chắc chắn thiết bị được vận hành bình thường, đúng cách, đảm bảo sự an toàn.

Lưu ý: quy trình này cần được tiến hành thực hiện bởi những người kĩ thuật viên có kinh nghiệm, chuyên môn, được đào tạo bài bản về việc sửa chữa động cơ điện. Có như vậy thì việc sửa chữa mới đạt được hiệu quả cao đồng thời đảm bảo sự an toàn.

Biện pháp phòng tránh tình trạng động cơ điện bị cháy xảy ra

Những biện pháp khắc phục động cơ điện bị cháy:

  • Cần đảm bảo động cơ điện được sản xuất đúng kĩ thuật.
  • Quá trình lắp đặt thiết bị cần được thực hiện đúng cách và an toàn.
  • Đảm bảo thiết bị hoạt động trong khả năng giới hạn của chúng. Hạn chế dừng hoặc khởi động lại mô tơ điện một cách liên tục, nhiều lần.
  • Cần có kế hoạch bảo dưỡng thiết bị thường xuyên, định kì theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Tuy nhiên, cần dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của mô tơ điện để điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp.
  • Trong quá trình sử dụng, cần lắp đặt, kết hợp thêm các thiết bị bảo vệ, ngăn chặn tình trạng quá tải và giảm nhiễu điện từ.
  • Nguồn điện áp sử dụng cần phù hợp, đảm bảo động cơ có thể hoạt động ổn định.
  • Cần giám sát, kiểm tra thiết bị thường xuyên để chắc chắn nhiên liệu không bị rò rỉ trong suốt quá trình hoạt động và làm việc.
  • Nếu các chi tiết, linh kiện bên trong động cơ điện bị mài mòn, hỏng hóc thì cần tiến hành sửa chữa và thay thế ngay lập tức để đảm bảo an toàn cũng như năng suất hoạt động trong hệ thống.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc : ” Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?” Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết, kiến thức về mô tơ điện.

Nếu bạn có bất kì các thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp thêm về bộ phận truyền động điện hay bạn đang quan tâm đến các dòng van công nghiệp kết hợp sử động động cơ điện, thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi – công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.

Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu sắc, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những câu trả lời thỏa đáng và hài lòng nhất.

XNK HT rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ quý khách.

Xin trân thành cảm ơn!

van bi nhua dieu khien dien 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *