Động cơ thủy lực hay còn được gọi là motor thủy lực. Thiết bị này được dùng để chuyển đổi áp suất thủy lực, dòng chảy thành năng lượng cơ học, giúp điều khiển, vận hành các thiết bị khác bên trong hệ thống. Vậy cấu tạo, cơ chế hoạt động của motor thủy lực diễn ra như thế nào? Các loại động cơ thủy lực sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là gì?
Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Giới thiệu về động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực là một thiết bị thủy lực truyền động cơ khí. Thiết bị này thường được làm từ chất liệu kim loại và có đặc tính xoay vòng liên tục. Chúng thường được ứng dụng trong các hệ thống chạy bằng dầu, nhớt hoặc chất lỏng thủy lực.
Động cơ thủy lực có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng thủy lực ở dạng áp suất, dòng chảy thành năng lượng cơ học. Sau đó, năng lượng này sẽ được sử dụng để giúp các thiết bị khác trong hệ thống hoạt động.
Motor thủy lực có 2 đặc tính chính, đó là tốc độ và momen xoắn. Trong đó, tốc độ của motor được đo bằng số vòng quay trong một đơn vị thời gian (phút). Còn momen xoắn là sự giảm áp lực và chuyển động của chất lỏng trong động cơ. Dựa vào mức chênh lệch áp suất giữa cửa ra và cửa vào đã giúp tạo nên áp lực để làm việc.
Ưu nhược điểm của động cơ thủy lực
Những ưu nhược điểm của motor thủy lực là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá điều đó qua đoạn thông tin dưới đây.
Ưu điểm của động cơ thủy lực
- So với động cơ điện có cùng kích thước thì motor thủy lực có khả năng cung cấp momen xoắn và công suất lớn hơn.
- Động cơ thủy lực có thể chuyển đổi năng lượng thành cơ năng giúp cho các thiết bị bên trong hệ thống được hoạt động một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Bằng cách điều khiển lưu lượng dầu, chúng có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ và hướng quay.
- Được đánh giá cao về độ bền, ít xảy ra các tình trạng hư hỏng. Nhờ vậy, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế.
- Với thiết kế cấu tạo đơn giản, thiết bị này đem lại sự thuận tiện trong việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng.
- Tiết kiệm năng lượng sử dụng trong khi thiết bị vận hành hoạt động.
- Mẫu mã, thiết kế đa dạng nên chúng có thể linh hoạt ứng dụng trong nhiều hệ thống làm việc.
Nhược điểm của động cơ thủy lực
- Nếu sử dụng thiết bị trong thời gian dài thì rất dễ gây ra sự ăn mòn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống. Do đó, cần phải thường xuyên bảo dưỡng định kì để đảm bảo tính ổn định.
- So với các dòng động cơ khác thì motor thủy lực có chi phí tương đối cao.
- Trong quá trình hoạt động, chúng rất dễ phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của động cơ thủy lực
Để quá trình lắp đặt được diễn ra đúng kỹ thuật, đồng thời ứng dụng motor thủy lực một cách hiệu quả thì trước tiên bạn cần hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.
Cấu tạo của động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực được cấu tạo bao gồm các chi tiết, bộ phận sau:
- Vỏ thân motor: là bộ phận bao bọc bên ngoài, giúp bảo vệ các chi tiết bên trong khỏi những ảnh hưởng, tác động của môi trường bên ngoài.
- Bộ chuyển đổi áp suất: chúng có nhiệm vụ chính trong việc chuyển đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ học. Bộ phận này có thể được cấu thành bởi các piston hoặc pa- lăng.
- Bộ van: chúng được dùng để kiểm soát luồng chất lỏng thủy lực vào và ra khỏi motor.
- Bộ bơm: giúp tạo ra áp suất cần thiết để motor được hoạt động.
- Bộ xi lanh: có chức năng chuyển động tuyến tính thành chuyển động quay.
Nguyên lý hoạt động của động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng thủy lực ở dạng áp suất, dòng chảy thành năng lượng cơ học.
Cụ thể: khi chất lỏng thủy lực được bơm vào trong động cơ với áp suất lớn, chúng sẽ tác động lên các chi tiết bên trong như bánh răng, piston hoặc cánh gạt. Lúc này, chúng khiến cho trục đầu ra quay. Các chuyển động quay liên tục như vậy sẽ tạo ra momen xoắn, giúp điều khiển các thiết bị khác bên trong hệ thống làm việc.
Các loại động cơ thủy lực phổ biến hiện nay
Là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống. Nên chúng được sản xuất, phân chia thành nhiều loại motor khác nhau. Tuy nhiên, ở phần này, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn 4 loại động cơ thủy lực được sử dụng phổ biến hiện nay.
Động cơ thủy lực piston
Động cơ thủy lực piston có cơ chế hoạt động như sau: Khi dầu thủy lực được bơm vào động cơ, chúng sẽ tạo ra áp lực lớn. Áp lực này sẽ tác động lên bề mặt trên của piston. Từ đó, khiến cho piston di chuyển lên trên piston trục. Khi áp suất dầu được giảm đi, piston sẽ di chuyển xuống. Quá trình này cứ như vậy mà lặp đi lặp lại.
Motor thủy lực piston có khả năng cung cấp lực lớn, đem lại hiệu quả hoạt động cao. Vậy nên, chúng thường được ứng dụng trong các thiết bị máy móc xây dựng, công nghiệp,…
Motor thủy lực bánh răng
Thiết bị này hoạt động dựa vào chuyển động của hai bánh răng. Trong đó, có một bánh răng được gắn với trục đầu ra để tạo ra lực momen cần thiết và một bánh răng không tải.
Khi chất lỏng thủy lực được bơm vào động cơ, áp suất lớn sẽ di chuyển vào xung quanh bánh răng. Do có sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra, chúng sẽ khiến cho bánh răng quay, tạo ra momen xoắn.
Thiết bị này được nhiều khách hàng tin dùng bởi khả năng hoạt động bền bỉ, ít xảy ra các vấn đề sự cố trong quá trình làm việc.
Động cơ thủy lực cánh gạt
Motor thủy lực cánh gạt hoạt động dựa trên sự chuyển động của cánh gạt, giúp tạo ra lực đẩy phục vụ cho hệ thống. Khi dầu thủy lực được bơm vào động cơ, các cánh gạt sẽ chuyển động theo trục quay. Lúc này, chúng sẽ giúp tạo ra lực đẩy để các thiết bị khác trong hệ thống làm việc.
Trong quá trình hoạt động làm việc, động cơ thủy lực cánh gạt ít gây ra các tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, chúng lại tạo ra độ rò rỉ tương đối cao.
Động cơ thủy lực hình sao
Thiết bị này là dạng truyền động quay từ công năng của áp suất thủy lực thành chuyển động quay khiến cho trục đầu ra quay. Động cơ thủy lực hình sao có khả năng hoạt động bền bỉ, không phát ra tiếng ồn lớn trong khi làm việc, giúp đem lại hiệu suất cao. Vậy nên, thiết bị thường hay được ứng dụng trong các hệ thống máy móc công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất ô tô,…
Ứng dụng của động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực được chia làm hai dạng chính là loại motor tốc độ cao momen thấp và loại motor tốc độ thấp momen cao. Mỗi một loại lại được ứng dụng trong các hệ thống khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những ứng dụng đó là gì nhé.
Motor tốc độ cao momen thấp
Đây là thiết bị hoạt động liên tục với tốc độ cao. Mặc dù tốc độ quay ổn định nhưng tải trọng thì hoàn toàn ngược lại. Vậy nên, chúng thường được ứng dụng trong:
- Thiết bị máy móc công nghiệp như máy nén khí, máy phát điện, máy cán ép,…
- Phương tiện giao thông như ô tô, xe tải, xe bus,…
- Máy móc xây dựng như máy khoan, máy bơm, cắt bê tông, máy xúc,…
Motor tốc độ thấp momen cao
Loại động cơ này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng hoạt động êm ái, cung cấp momen lớn, lưu lượng ổn định. Bên cạnh đó, đây sẽ là thiết bị phù hợp trong những ứng dụng cần di chuyển với tải trọng nặng. Một số ứng dụng điển hình của motor tốc độ thấp momen cao bao gồm:
- Thiết bị máy móc như máy xúc đào, xe tải đẩy, vận chuyển đất hay các loại vật liệu nặng khác,…
- Giúp di chuyển các thiết bị máy cẩu. Trong đó, có cả cẩu trục, cẩu bốc xếp,…
- Sử dụng động cơ trong các máy ép, máy nghiền.
- Hệ thống tưới và xử lý nước thải.
Phân biệt bơm thủy lực và động cơ thủy lực
Trên thực tế thì có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa bơm thủy lực và động cơ thủy lực. Tuy nhiên thì đây là hai thiết bị có cấu tạo và công dụng hoàn toàn khác nhau.
Bơm thủy lực được sử dụng để chuyển đổi cơ năng thành năng lượng thủy lực. Thiết bị này giúp cung cấp lực đẩy, áp suất trong các hệ thống thủy lực. Không chỉ có vậy, một số loại bơm thủy lực phổ biến bao gồm bơm thủy lực piston, bơm thủy lực bánh răng, bơm thủy lực cánh gạt, bơm thủy lực mini,…
Động cơ thủy lực được dùng để chuyển đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ học, giúp các thiết bị trong hệ thống làm việc. Motor thủy lực cũng được sản xuất với nhiều loại khác nhau như động cơ thủy lực piston, động cơ thủy lực bánh răng, động cơ thủy lực hình sao, motor thủy lực cánh gạt,…
Mặc dù có chức năng khác nhau nhưng đây đều là những thiết bị quan trọng trong hệ thống thủy lực. Chúng giúp cho hệ thống được hoạt động hiệu quả, năng suất, đảm bảo chất lượng làm việc.
Lựa chọn động cơ thủy lực đúng cách và Báo giá
Chọn motor thủy lực đúng cách
Khi chọn mua động cơ thủy lực, bạn cần lưu ý đến những điều sau:
- Xác định mức áp suất tối đa và tối thiểu của hệ thống. Bởi mỗi một loại động cơ lại có giới hạn áp suất nhất định. Vậy nên căn cứ vào áp suất yêu cầu của hệ thống để lựa chọn thiết bị phù hợp.
- Lưu lượng dầu cần thiết để hệ thống hoạt động. Từ đó, lựa chọn được loại động cơ đáp ứng được lưu lượng đó.
- Tốc độ và momen xoắn: bạn cần xác định được tốc độ quay mong muốn của động cơ và momen xoắn cần thiết để tải trọng hoạt động. Như vậy mới đưa ra quyết định lựa chọn motor tốc độ cao momen thấp hay motor tốc độ thấp momen cao.
- Môi trường làm việc cũng là yếu tố bạn cần quan tâm khi lựa chọn động cơ thủy lực. Bởi mỗi một động cơ lại phù hợp với từng môi trường hoạt động khác nhau.
- Do chủng loại của motor thủy lực cũng tương đối đa dạng. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu về từng dòng động cơ để lựa chọn được thiết bị phù hợp. Ví dụ như động cơ piston thì sẽ là lựa chọn tốt trong các ứng dụng yêu cầu tải trọng, momen xoắn cao, tốc độ quay chậm. Hay động cơ bánh răng thì thích hợp với các ứng dụng có tải trọng nhẹ, momen xoắn thấp và tốc độ quay cao.
- Hiện nay, động cơ thủy lực được sản xuất bởi rất nhiều thương hiệu khác nhau. Do đó, bạn nên chọn mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng.
Báo giá động cơ thủy lực
Như vậy, chúng tôi đã vừa chia sẻ các thông tin hữu ích về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như cách để lựa chọn động cơ thủy lực sao cho chúng hoạt động hiệu quả trong ứng dụng của bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể chọn mua cho mình được thiết bị phù hợp, đem lại năng suất cao.
Do động cơ thủy lực được sản xuất với nhiều chủng loại, kích thước đa dạng, thương hiệu sản phẩm phong phú, nên mỗi loại sẽ có mức giá khác nhau. Chính vì vậy, nếu như quý khách muốn nhận báo giá chi tiết về các thiết bị động cơ thủy lực hay các sản phẩm khác như van công nghiệp, phụ kiện đường ống, thiết bị đo,…thì hãy vui lòng liên hệ tới công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.
Công ty chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách những sản phẩm chính hãng, chất lượng và giá thành cạnh tranh.
Và cuối cùng, xin cảm ơn quý khách đã quan tâm và chú ý đến bài viết của chúng tôi.