Hệ thống lò hơi nồi hơi

Đánh giá

Hệ thống lò hơi có vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống ứng dụng hiện nay, từ các lĩnh vực sản xuất năng lượng điện cho đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa chất,…Chúng không chỉ đơn thuần là hệ thống có khả năng tạo ra hơi nước mà đóng góp một phần thiết yếu trong việc cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho các quy trình sản xuất, chế biến.

Vậy hệ thống lò hơi là gì? Cơ chế hoạt động của chúng được diễn ra như thế nào? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc trên cũng như để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hệ thống lò hơi trong các ứng dụng công nghiệp hiện nay nhé.

Một vài thông tin về hệ thống lò hơi

Hệ thống lò hơi hay còn gọi là nồi hơi, steam boiler. Chức năng chính của hệ thống lò hơi đó là sử dụng các nhiên liệu như than, củi, dầu,…để đun sôi nước. Từ đó, giúp tạo ra hơi nước nóng có nhiệt độ và áp suất lớn. Lúc này, nhiệt lượng sẽ được sử dụng để phục vụ các nhu cầu ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, lò hơi cũng có thể được điều chỉnh áp suất và nhiệt độ để phù hợp với yêu cầu hoạt động của các hệ thống.

Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống lò hơi không chỉ giúp tạo ra nguồn năng lượng sạch mà còn tiết kiệm khoảng 10 – 20% trên tổng chi phí sản xuất. Hệ thống lò hơi thường được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, ngành công nghiệp dệt may,…

he-thong-lo-hoi-noi-hoi

Lợi ích khi sử dụng hệ thống lò hơi

1. Nâng cao hiệu suất hoạt động

Hệ thống nồi hơi có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu làm việc của các ứng dụng. Đồng thời, chúng giúp đảm bảo các quy trình sản xuất được diễn ra ổn định, đem lại năng suất làm việc cao.

2. Không gây ảnh hưởng đến môi trường

Trong quá trình vận hành hoạt động, hệ thống lò hơi không gây ra bất kỳ tiếng ồn hay tạo ra khói bụi độc hại làm ảnh hưởng đến điều kiện môi trường xung quanh. Vậy nên, chúng giúp đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra nhịp nhàng và êm ái.

3. Tiết kiệm chi phí vận hành

Hệ thống lò hơi sử dụng nước – nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên để phục vụ quá trình hoạt động.  Bên cạnh đó, các loại nhiên liệu được sử dụng để đốt cháy như than, củi, trấu,…đều có giá thành tương đối rẻ. Tất cả những điều này đã giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho các doanh nghiệp.

4. Tuổi thọ sử dụng kéo dài

Hệ thống lò hơi được chế tạo từ những loại vật liệu có khả năng chịu đựng nhiệt độ và áp lực cao. Điều này đã giúp cho hệ thống có thể vận hành trong thời gian dài mà không gặp phải các sự cố hư hỏng. Từ đó, tuổi thọ sử dụng sẽ được kéo dài, đồng thời tiết kiệm một khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.

5. Đảm bảo sự an toàn

Hệ thống lò hơi hiện đại được trang bị thêm rất nhiều các tính năng ưu việt như khả năng theo dõi nhiệt độ và áp suất hoạt động bên trong cũng như cơ chế tự động ngắt khi phát hiện ra sự cố. Những điều này đã giúp quá trình vận hành được diễn ra an toàn, hạn chế các vấn đề nguy hiểm xảy ra.

6. Ứng dụng linh hoạt

Hệ thống lò hơi có thể đáp ứng linh hoạt các điều kiện môi trường ứng dụng khác nhau từ sản xuất thực phẩm cho đến hóa chất, dệt may,…

Ứng dụng của hệ thống lò hơi

Hệ thống lò hơi có chức năng chính trong việc chuyển đổi nước thành dạng hơi nóng có áp suất ổn định, đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng nhiệt phù hợp cho các quy trình sản xuất, chế biến. Vậy nên hệ thống lò hơi đã dần trở thành một trong những ứng dụng quen thuộc trong mọi lĩnh vực, ngành công nghiệp khác nhau.

1. Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống

Hệ thống lò hơi được sử dụng để tạo ra hơi nước, phục vụ quá trình sản xuất các loại thực phẩm đóng hộp như thịt, sữa, nước ngọt,…Từ đó, chúng giúp đảm bảo các loại thực phẩm luôn giữ được độ tươi ngon cũng như đạt chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh.

2. Ngành công nghiệp dệt nhuộm

Hệ thống lò hơi tham gia vào các quá trình sấy khô, nhuộm vải,…Đảm bảo các quy trình được diễn ra chính xác và đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, trong quá trình nhuộm vải, hệ thống lò hơi giúp cung cấp hơi nước, nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vải được thấm thấu tốt và có độ bền màu cao. Còn trong quá trình sấy, hệ thống lò hơi giúp tạo ra điều kiện thuận lợi để vải được khô nhanh chóng.

Tuy nhiên thì mỗi một công đoạn yêu cầu mức nhiệt hơi nước khác nhau để đảm bảo hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng của các sản phẩm cuối cùng.

3. Ngành công nghiệp sản xuất giấy

Hơi nước từ các hệ thống lò hơi được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cần thiết trong các công đoạn hồ giấy, nấu bột giấy, sấy giấy,…Việc sử dụng hệ thống nồi hơi trong ngành công nghiệp sản xuất giấy không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người vận hành.

4. Lĩnh vực y tế

Hệ thống lò hơi tham gia vào quá trình xử lý chất thải, khử trùng các thiết bị, dụng cụ y tế. Từ đó, chúng đóng góp một phần quan trọng giúp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của con người.

5. Ngành giao thông vận tải 

Lắp đặt trong các thiết bị tàu, thuyền. Lúc này, chức năng chính của hệ thống nồi hơi đó là tạo ra dòng hơi có động năng cao. Từ đó, tác động lực, làm quay phần cánh tua bin ở phần chân vịt của tàu thuyền. Điều này giúp cho tàu thuyền có thể di chuyển dễ dàng, thuận tiện mà không cần tiêu tốn quá nhiều năng lượng.

6. Ngành dịch vụ 

Lò hơi là thiết bị quan trọng trong các dịch vụ xông hơi, massage, sưởi ấm,…

7. Ngành công nghiệp điện

Hệ thống nồi hơi được sử dụng trong ngành công nghiệp điện, nhằm mục đích cung cấp nguồn điện ổn định trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi

Cấu tạo của hệ thống lò hơi

Hệ thống cấp nhiên liệu: được cấu tạo bao gồm các thiết bị, máy móc như xe xúc, gầu tải, phễu chứa,…Hệ thống này có thể được điều khiển tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên, thì chúng được sắp xếp để điều khiển liên động có nghĩa là  tự định lượng , đo lường và tự cung cấp nhiên liệu cần thiết cho hệ thống lò hơi. Ngoài ra, một số hệ thống nồi hơi đã được trang bị thêm cân khối lượng để đo lường nhiên liệu cấp vào lò chính xác hơn.

– Buồng đốt: đúng như tên gọi của nó, bộ phận này được sử dụng để đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu ở điều kiện nhiệt độ cao. Hơn nữa, buồng đốt cũng có thể hấp thụ năng lượng nhiệt cần thiết để phục vụ quá trình tạo ra hơi nóng. Bộ phận này được thiết kế gồm có buồng đốt, béc đốt, chùm ống sinh hơi và chùm ống hấp thụ bức xạ nhiệt.

Bộ phận thu hồi nhiệt: có nhiệm vụ quan trọng trong việc tận dụng nhiệt lượng từ khói thải. Điều này không chỉ giúp làm tăng hiệu suất làm việc của hệ thống lò hơi mà còn giảm nhiệt độ của khí thải , xả ra bên ngoài môi trường.

– Bộ phận lọc bụi: hệ thống lò hơi sử dụng các loại nhiên liệu để thực hiện quá trình đốt cháy. Trong quá trình đó có thể tạo ra tro bụi, khói thải, nếu không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường thì rất dễ gây nên tình trạng ô nhiễm. Vậy nên, bộ phận lọc bụi này được dùng để xử lý các vấn đề có trong khói thải, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn về vệ sinh môi trường. Hệ thống lọc bụi có thể được thiết kế dưới dạng túi vải, lọc bụi tĩnh điện, cyclone lọc bụi đa cấp,…

– Bộ phận quạt hút và ống khói: phần khói thải sau khi được xử lý thì sẽ được bộ phận quạt hút đẩy lên trên đường ống và theo đó thoát ra bên ngoài môi trường.

cau-tao-he-thong-lo-ho

Nguyên lý hoạt động của lò hơi

Khi nước được bơm hút tuần hoàn vào bên trong lò hơi, lúc này bộ phận buồng đốt sẽ thực hiện đốt cháy các nguồn nhiên liệu như trấu, than, củi,…Tại đây, nhiệt lượng được sinh ra và được sử dụng để đun nóng nước. Sau khi ngưng đốt, nước trong lò sẽ bốc hơi và dần chuyển thành dạng hơi nóng.

Khi đó, phần nhiệt lượng này sẽ được đưa đến các thiết bị, máy móc cần sử dụng thông qua đường ống dẫn. Và sau khi lượng nhiệt có trong hơi nóng thoát ra hết thì chúng sẽ được ngưng tụ trở thành nước. Lượng nước ngưng tụ này sẽ được đưa trở lại các bể bồn chứa của hệ thống lò hơi.

Như vậy, quá trình này cứ tiếp tục được diễn ra như vậy cho đến khi hệ thống không có nhu cầu sử dụng nữa.

Những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lò hơi

Để hệ thống lò hơi có thể vận hành hiệu quả, nâng cao năng suất làm việc thì không thể thiếu các thiết bị van công nghiệp. Tiếp theo đây, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn những dòng van thông dụng hay được lắp đặt trong các hệ thống nồi hơi.

Van an toàn – Safety valve

Van an toàn là thiết bị có khả năng duy trì mức áp suất ổn định trong các hệ thống lò hơi. Việc sử dụng van an toàn giúp bảo vệ hệ thống khỏi các sự cố hỏng hóc do tình trạng quá tải áp gây ra. Cụ thể, khi áp suất bên trong hệ thống tăng lên đột ngột, vượt quá giới hạn định mức, thiết bị sẽ tự động mở để xả toàn bộ lượng khí dư thừa ra bên ngoài môi trường. Hoặc chúng cũng có thể mở vòi để lưu lượng dòng chảy chất lỏng quay ngược trở lại các bể bồn chứa trong hệ thống lò hơi.

Do phải làm việc trong điều kiện môi trường có tính chất khắc nghiệt nên van an toàn lò hơi thường được chế tạo từ những vật liệu có độ bền cơ học tốt như inox, gang, thép,…

Van cầu hơi – Globe valve

Van cầu hơi hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như van hơi chữ ngã, van yên ngựa. Thiết bị này được sử dụng để đóng mở, điều chỉnh lưu lượng dòng chảy trong các hệ thống nồi hơi. Chúng được thiết kế bao gồm hai nửa thân van ghép lại với nhau và được ngăn cách bằng đĩa van. Với kiểu thiết kế này sẽ giúp hạn chế sự tác động của áp lực dòng chảy lên trên đĩa van, ngăn chặn tình trạng mài mòn.

Thông thường, van cầu hơi hay được chế tạo từ những loại vật liệu như gang, inox. Đây đều là những chất liệu có độ bền cơ học tốt, giúp đem lại khả năng chống va đập vượt trội cho các thiết bị.

Van bi hơi – Ball valve

Van bi là dòng van có khả năng kiểm soát lưu lượng dòng chảy chất thông qua một viên bi bên trong thân. Trong các hệ thống nồi hơi, để có thể đáp ứng được điều kiện nhiệt độ và áp suất lớn, chúng ta nên sử dụng van bi được làm từ chất liệu inox, gang, thép,…

Bên cạnh đó, van bi có độ bền và độ kín tương đối tốt, giúp đảm bảo lưu chất không thể nào bị thất thoát ra ngoài. Phương thức vận hành chủ yếu được sử dụng ở van bi đó là dạng tay gạt. Ưu điểm của loại van này đó là giá thành rẻ, cơ chế hoạt động đơn giản.

Tuy nhiên trong các hệ thống ứng dụng yêu cầu khả năng tự động hóa cao thì chúng ta có thể sử dụng những dòng van bi điều khiển bằng điện hoặc khí nén.

Van xả đáy, van xả cặn – Bottom Discharge Valve

Van xả đáy hay còn được gọi là van xả cặn, van xả đáy lò hơi. Thông thường thiết bị này hay được lắp đặt ở vị trí đáy của hệ thống lò hơi. Chức năng chính của van xả đáy đó là loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn, mảng bám bị lắng bên trong hệ thống sau một thời gian sử dụng. Việc sử dụng van xả cặn đã đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ các thiết bị, máy móc khỏi tình trạng hư hỏng, kẹt mắc. Qua đó, chúng giúp đảm bảo hệ thống lò hơi được vận hành hiệu quả và an toàn.

van xa day

Bẫy hơi – Steam trap

Trong các hệ thống lò hơi, hơi nước được sản sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu để đun sôi nước . Vì vậy, khi lượng nhiệt có trong hơi nước tản đi hết hoặc chúng gặp phải không khí lạnh thì hơi nước sẽ bị ngưng tụ lại. Chính sự ngưng tụ này đã khiến cho hệ thống luôn trong trạng thái ẩm ướt, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả làm việc. Hơn nữa, nếu lượng nước ngưng tụ bên trong các thiết bị, máy móc quá lâu, chúng sẽ gây ra tình trạng mài mòn, làm giảm khả năng hoạt động ổn định của hệ thống.

Vậy nên để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải lắp đặt một thiết bị được gọi là bẫy hơi. Bẫy hơi có chức năng chính trong việc xả toàn bộ lượng nước ngưng không cần thiết ra ngoài, và đưa chúng trở về các bể bồn chứa bên trong hệ thống lò hơi.

Hơn nữa, bẫy hơi còn được vận hành tự động theo một chu kỳ tuần hoàn nhất định mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp, hỗ trợ từ người vận hành. Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng bẫy hơi không chỉ giúp bảo vệ hệ thống luôn được khô ráo mà còn góp phần tối ưu hóa hiệu quả vận hành.

Van điện từ – Solenoid valve

Dòng van này sử dụng các nguồn điện áp tương đối đa dạng như 24V, 220V, 380V để vận hành hoạt động của đĩa van. Nhiệm vụ chính của van điện từ đó là điều tiết và kiểm soát sự lưu thông của dòng chảy chất trong hệ thống lò hơi. Với thiết kế chắc chắn, dòng van này có độ bền tương đối tốt, có thể làm việc ổn định trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Ngoài ra, phía bên ngoài của van điện từ thường được sơn phủ một lớp tĩnh điện , giúp chống nước. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn trong quá trình hệ thống vận hành.

Hơn nữa, với thời gian đóng mở nhanh chóng, khả năng vận hành điều khiển từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp, van điện từ trở thành sự lựa chọn lý tưởng trong các hệ thống lò hơi.

Van một chiều – check valve

Van một chiều được sử dụng trong các hệ thống lò hơi với mục đích đảm bảo dòng chảy chỉ lưu thông theo một hướng nhất định, ngăn chặn tình trạng trào ngược. Từ đó, chúng giúp bảo vệ các thiết bị, máy móc bên trong hệ thống khỏi các tình trạng hư hỏng do sự tác động của áp lực dòng chảy ngược.

van 1 chieu 1

Van bướm – Butterfly valve

Van bướm sử dụng trong các hệ thống lò hơi chủ yếu là dòng van được làm từ chất liệu inox. Thiết bị này có chức năng cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy chất lưu thông qua. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các loại van bướm khác nhau như van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điều khiển điện, van bướm điều khiển khí nén,…Mỗi một thiết bị lại có những ưu nhược điểm riêng. Vậy nên, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với hệ thống ứng dụng của mình.

Van lọc y – Y strainer

Trước khi chất lỏng được cung cấp vào bên trong các bể bồn chứa của hệ thống lò hơi, thì chúng sẽ phải đi qua lọc y. Để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn lẫn bên trong dòng chảy chất lỏng. Việc sử dụng van lọc y giúp đảm bảo chất lượng nước cung cấp, ngăn chặn các tình trạng sự cố như kẹt mắc, tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của hệ thống.

Van giảm áp – Pressure reducing valve

Thiết bị này thường được lắp đặt ở vị trí đầu ra của hệ thống lò hơi. Chúng có chức năng chính trong việc đảm bảo áp lực đầu ra luôn được ổn định và an toàn. Cụ thể, trên van giảm áp sẽ có bộ phận dùng để điều chỉnh mức độ, khi đó người vận hành có thể căn chỉnh sao cho áp suất về mức giới hạn định mức. Điều này sẽ giúp tránh gây hư hỏng cho các thiết bị bên trong hệ thống cũng như đem lại sự an toàn cao cho những người xung quanh.

van giam ap

Đồng hồ đo áp suất – Pressure gauge

Đúng như tên gọi của nó, thiết bị này được sử dụng để đo lường áp suất vận hành bên trong các hệ thống lò hơi. Qua đó, người vận hành có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát tình hình hoạt động. Đồng thời có biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống cũng như tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

Trên thị trường hiện nay, đồng hồ đo áp suất có chủng loại tương đối phong phú như đồng hồ đo áp suất dạng màng, loại có dầu, loại ba kim, dạng điện từ,…

Địa chỉ mua van dùng cho hệ thống lò hơi, nồi hơi

Công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu thị trường Việt Nam chuyên cung cấp các dòng van công nghiệp dùng cho hệ thống lò hơi. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đó là đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, XNK HT Việt Nam không chỉ cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính hãng, đạt chuẩn chất lượng cao mà chúng tôi còn luôn sẵn lòng tư vấn kỹ thuật một cách tận tình nhằm giúp các hệ thống ứng dụng của bạn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ quý khách tìm kiếm những giải pháp ưu việt nhất cho các dự án ứng dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Xin trân trọng cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm:

  • Cấu tạo lò hơi đốt củi
  • Cấu tạo lò hơi đốt than
  • Lò hơi công nghiệp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *