Van cổng là thiết bị được ưa chuộng trong rất nhiều các hệ thống ứng dụng công nghiệp hiện nay. Đây là thiết bị có vai trò quan trọng trong việc cho phép hoặc ngăn chặn sự lưu thông của dòng chảy chất trong các hệ thống đường ống dẫn. Tuy nhiên, van cổng thường được chia thành hai dạng chính là van cổng ty nổi và van cổng ty chìm. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu chi tiết về sự khác nhau giữa van cổng ty nổi và van cổng ty chìm.
Thông tin chung về van cổng ty nổi và van cổng ty chìm
Van cổng ty nổi và van cổng ty chìm đều là hai thiết bị thuộc họ van cổng. Chúng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đóng mở, kiểm soát sự lưu thông của dòng chảy chất trong các hệ thống đường ống dẫn, đảm bảo đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cả hai dòng van này đều được sử dụng để đóng mở hoàn toàn chứ không thích hợp với vai trò điều tiết lưu lượng. Chỉ khi đó, tuổi thọ sử dụng của đĩa van mới được bền bỉ, hạn chế bị mài mòn, hỏng hóc.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng được hầu hết các hệ thống ứng dụng, van cổng ty nổi và van cổng ty chìm đã được sản xuất chế tạo bởi dải kích thước đa dạng, cùng với đó là vật liệu chế tạo phong phú như inox, gang, nhựa, đồng,…Chính vì vậy nên các thiết bị này đã được ưa chuộng trong rất nhiều các hệ thống từ dân dụng cho đến công nghiệp, hóa chất ăn mòn.
Đặc điểm nổi bật của van cổng ty nổi và van cổng ty chìm
- Dải kích thước đa dạng, phù hợp để lắp đặt trong các hệ thống đường ống có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Vật liệu chế tạo van phong phú. Vì vậy, thiết bị có thể ứng dụng trong hầu hết mọi môi trường làm việc, ngay cả khi đó là hệ thống có điều kiện nhiệt độ, áp suất lớn, dòng chảy có tính ăn mòn mạnh.
- Khả năng đóng mở chính xác. Từ đó, kiểm soát dòng chảy chất trong hệ thống đường ống một cách hiệu quả.
- Thiết kế van chắc chắn, ổn định. Điều này giúp tăng khả năng chống va đập, kéo dài tuổi thọ sử dụng.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản. Từ đó, giúp đem lại sự thuận tiện trong quá trình lắp đặt.
- Được đánh giá cao về độ kín, giúp tránh làm lưu chất rò rỉ ra bên ngoài.
- Đa dạng phương thức vận hành. Có thể là vận hành thủ công thông qua tay quay vô lăng hoặc cũng có thể điều khiển tự động thông qua bộ truyền động điện hoặc khí nén.
Một số ứng dụng của van cổng ty nổi và van cổng ty chìm
Là thiết bị sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, van cổng ty nổi và van cổng ty chìm được ứng dụng trong nhiều hệ thống. Tiêu biểu như:
- Hệ thống cung cấp nước sạch: van được dùng để kiểm soát dòng chảy chất lỏng, đảm bảo cung cấp lượng nước sạch phù hợp với yêu cầu sử dụng của các hộ dân, chung cư, nhà cao tầng,…
- Hệ thống xử lý nước thải: các thiết bị này giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lưu lượng dòng chảy cung cấp vào các bể, bồn chứa. Từ đó, giúp ngăn chặn tình trạng quá tải, đảm bảo các quy trình xử lý được diễn ra hiệu quả, và đạt chất lượng tốt nhất.
- Ứng dụng trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Hệ thống công nghiệp hóa chất: do đây là môi trường có tính chất ăn mòn mạnh, điều kiện làm việc khắc nghiệt. Vậy nên, chúng ta ưu tiên sử dụng những dòng van cổng được làm từ chất liệu inox. Khi đó, các thiết bị này sẽ được tham gia vào quá trình vận chuyển và sản xuất hóa chất.
- Sử dụng trong các hệ thống chăn nuôi gia súc, nôi trồng thủy hải sản.
- Lắp đặt trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống.
Sự khác nhau giữa van cổng ty nổi và van cổng ty chìm
Điểm giống nhau giữa van cổng ty nổi và van cổng ty chìm
– Chức năng: cả hai dòng van này đều được sử dụng để kiểm soát và điều chỉnh dòng chảy chất lỏng, khí trong các hệ thống đường ống dẫn.
– Cấu tạo: đều được cấu tạo bao gồm 5 bộ phận chính. Bao gồm:
- Thân van: là bộ phận có khả năng chống va đập hiệu quả giúp bảo vệ các chi tiết bên trong khỏi sự tác động tiêu cực từ điều kiện môi trường bên ngoài. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận được dùng để kết nối trực tiếp với đường ống dẫn, giúp tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.
- Đĩa van: là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy chất nên bộ phận này thường được làm từ chất liệu gang, inox. Nhiệm vụ chính của đĩa van là cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy chất đi qua.
- Trục ty van: bộ phận này giúp hỗ trợ quá trình chuyển động của đĩa van được diễn ra dễ dàng và chính xác hơn.
- Bộ phận điều khiển: có thể là tay quay vô lăng, bộ điều khiển điện hoặc khí nén. Bộ phận này được sử dụng để điều khiển quá trình vận hành của thiết bị.
- Gioăng làm kín: giúp đảm bảo hệ thống được làm việc êm ái, hạn chế tình trạng rò rỉ lưu chất xảy ra.
– Cơ chế hoạt động: của hai dòng van này đều dựa trên sự di chuyển tịnh tiến của đĩa van. Cụ thể, khi xoay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ, sẽ tạo trạng thái van mở. Còn khi tác động lực xoay vô lăng cùng chiều kim đồng hồ thì sẽ tạo trạng thái van đóng.
– Vật liệu chế tạo: đa dạng, giúp thiết bị có thể thích ứng trong các điều kiện môi trường ứng dụng có tính chất khác nhau.
– Dải kích thước phong phú. Vậy nên, thiết bị có thể lắp đặt trong các hệ thống lớn nhỏ.
Điểm khác nhau giữa van cổng ty nổi và van cổng ty chìm
Tiếp theo đây, để giúp quý khách hàng có thể dễ dàng phân biệt được hai dòng van này với nhau, chúng tôi xin được tổng hợp những điểm khác nhau cơ bản giữa van cổng ty nổi và van cổng ty chìm:
- Van cổng ty nổi là dòng van được thiết kế với phần trục ty nằm lộ hẳn ra bên ngoài thân. Bên cạnh đó, trục van có dạng hình trụ ren và được kết nối trực tiếp với bộ phận điều khiển. Trong khi đó, van cổng ty chìm thì lại được thiết kế trục van nằm gọn hoàn toàn bên trong thân. Hơn nữa, ty van có dạng trụ không ren và cũng được liên kết trực tiếp với bộ phận điều khiển.
- Đối với van cổng ty nổi, trong quá trình đóng mở, trục ty sẽ di chuyển lên xuống. Từ đó, làm cho kích thước của van cũng thay đổi theo và yêu cầu không gian lắp đặt có diện tích đủ lớn. Còn đối với van cổng ty chìm, thì mọi hoạt động đóng mở sẽ diễn ra hoàn toàn bên trong thân van. Điều này đã khiến cho kích thước của van trong quá trình vận hành không có bất kỳ thay đổi nào. Vậy nên, thiết bị này có thể lắp đặt trong hầu hết mọi vị trí, ngay cả khi đó là nơi bị giới hạn về không gian, diện tích.
- Với kiểu thiết kế của van cổng ty nổi thì người vận hành có thể dễ dàng quan sát và theo dõi được tình trạng hoạt động của thiết bị này từ phía bên ngoài. Cụ thể, khi trục ty van nhô lên cao, nghĩa là van đang ở trạng thái mở, cho phép lưu lượng dòng chảy đi qua dễ dàng. Nếu trục ty van hạ xuống thấp nghĩa là van đang ở trạng thái đóng, ngăn chặn sự lưu thông của dòng chảy chất. Còn van cổng ty chìm thì sẽ gây khó khăn cho người vận hành trong việc kiểm soát tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Bộ phận tay quay của van cổng ty chìm thì được gắn cố định trên trục ty van. Do đó, chúng sẽ di chuyển tịnh tiến lên xuống dựa trên sự chuyển động của trục ty. Còn đối với van cổng ty nổi thì bộ phận tay quay được gắn trực tiếp cố định trên thân van.
Nên lựa chọn van cổng ty nổi hay van cổng ty chìm
Mặc dù mỗi dòng van đều có những ưu nhược điểm nhất định. Nhưng chức năng chính của chúng vẫn là dùng để kiểm soát dòng chảy chất bên trong các hệ thống. Vậy nên, việc lựa chọn loại van cổng ty nổi hay ty chìm còn phụ thuộc vào yêu cầu, mục đích sử dụng cũng như điều kiện môi trường ứng dụng. Cụ thể:
1. Không gian lắp đặt
- Đối với những hệ thống bị giới hạn về diện tích lắp đặt thì chúng ta nên lựa chọn van cổng ty chìm. Còn với những hệ thống có đủ không gian thoáng đãng, rộng rãi thì chúng ta có thể lựa chon van cổng ty nổi.
2. Tần suất sử dụng
- Nếu điều kiện môi trường ứng dụng yêu cầu sử dụng van thường xuyên thì chúng ta nên ưu tiên lựa chọn van cổng ty nổi. Bởi với kiểu thiết kế của dòng này, sẽ giúp người vận hành dễ dàng kiểm soát được tình trạng hoạt động thực tế bên trong hệ thống. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Ngoài ra, với van cổng ty nổi, chúng ta cũng dễ dàng thực hiện kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ hơn so với van cổng ty chìm.
3. Tính thẩm mỹ
- Đối với những hệ thống yêu cầu tính thẩm mỹ cao thì chúng ta có thể sử dụng dòng van cổng ty chìm.
4. Điều kiện môi trường ứng dụng
- Đối với những hệ thống có chứa nhiều hóa chất ăn mòn thì nên lựa chọn van cổng ty nổi inox. Đây là dòng van vừa có độ bền cơ học tốt, khả năng chống ăn mòn, oxy hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, dù điều kiện môi trường làm việc có yêu cầu nhiệt độ, áp suất lớn thì van vẫn có thể đáp ứng hiệu quả. Hơn nữa, do đây là môi trường có tính chất đặc biệt nên yêu cầu cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo van được hoạt động ổn định và bình thường. Và so với van cổng ty chìm thì van cổng ty nổi chắc chắn sẽ giúp quá trình kiểm tra, bảo dưỡng được diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.
- Đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy: thì chúng ta nên lựa chọn van cổng ty nổi kèm công tắc giám sát hình trình. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình dập tắt đám cháy được diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.
- Còn đối với các hệ thống cấp thoát nước dân dụng thì chúng ta có thể sử dụng dòng van cổng ty chìm tay quay hoặc van cổng ty chìm nắp chụp.
- Hệ thống lò hơi, hơi nóng, nhà máy nhiệt điện , thủy điện: sử dụng van cổng thép ty nổi. Bởi đây là dòng van có khả năng chịu đựng được nhiệt độ và áp suất làm việc cao.
Tuy nhiên, dù là lựa chọn van cổng ty nổi hay van cổng ty chìm trong các hệ thống ứng dụng thì chúng ta vẫn nên ưu tiên sử dụng các thiết bị chính hãng với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả và chất lượng làm việc trong các ứng dụng.
Kết luận
Những thông tin, kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này đều dựa trên sự quan sát, trải nghiệm thực tế. Hy vọng đây sẽ là tư liệu quý báu giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa van cổng ty nổi và van cổng ty chìm. Từ đó, lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đem lại hiệu quả ứng dụng cao trong các hệ thống lắp đặt.
Nếu quý khách cần tư vấn chi tiết hơn về các thông tin liên quan đến sản phẩm thì hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số Hotline để nhận được sự hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!