Không khí là gì

Đánh giá

Không khí là một thành phần tự nhiên có chức năng duy trì sự sống của con người, động thực vật và toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Và để có thể tìm hiểu rõ hơn về các thành phần không khí cũng như vai trò của không khí trong thực tiễn cuộc sống thì xin mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Không khí là gì

Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí bao gồm khoảng 21% oxy, 78% nito và khoảng 0,93% argon. Ngoài ra, trong không khí cũng chứa một số các tạp chất khác bao quanh bề mặt trái đất. Đặc điểm nổi bật của không khí đó là tính không màu, không mùi, không vị. Bên cạnh đó, đây còn là yếu tố quyết định đến sự sống của con người, động thực vật và toàn bộ các vi sinh vật tồn tại trên trái đất.

Không khí là một khái niệm dùng để chỉ lượng khí trong phạm vi nhỏ hẹp như không khí trong phòng, không khí thành phố,…Còn khí quyển là một khái niệm chỉ lượng khí bao quanh phạm vi rộng lớn, có quy mô toàn cầu. Lớp khí quyển này thông thường có độ dày khoảng 1000 km. Chúng có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ trái đất khỏi sự tác động của các tia bức xạ từ mặt trời.

khong khi

Tính chất của không khí

  • Là chất khí trong suốt.
  • Không khí có đặc điểm không màu, không mùi, không vị.
  • Chúng không có hình dáng cụ thể, nhất định.
  • Không khí có thể dễ dàng bị nén lại hoặc giãn ra.
  • Có khả năng tác dụng với một số hợp chất hóa học.
  • Trong môi trường không khí, nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng có khả năng truyền dẫn tốt.
  • Nhờ vào tính hấp thụ và phản xạ ánh sáng, chúng có thể tạo ra một số các hiện tượng như hoàng hôn,…

Vai trò của không khí trong đời sống

  • Không khí giúp duy trì sự sống của con người, các loài động thực vật và vi sinh vật tồn tại trên trái đất. Hay nói cách khác, nếu như không có không khí, con người chúng ta sẽ không thể tồn tại được. Một ví dụ điển hình cho vai trò này đó là khi xảy ra hỏa hoạn, quá trình cháy sẽ đốt hết lượng oxy có trong không khí. Từ đó, con người sẽ cảm thấy khó thở và thậm chí là có nguy cơ bị ngạt thở.
  • Bầu không khí trong lành được coi là liều thuốc tinh thần giúp con người được thư giãn, giải tỏa mọi căng thẳng, áp lực mệt mỏi trong cuộc sống. Qua đó, giúp chúng ta phục hồi lại tinh thần, năng lượng tích cực cũng như nâng cao sức khỏe.
  • Không khí còn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất ở người và những sinh vật hô hấp. Cụ thể, như vừa tìm hiểu ở trên thì không khí chứa khoảng 21% lượng oxy cần thiết cho quá trình hô hấp. Khi đó, thông qua hệ hô hấp, oxy sẽ được hấp thụ vào bên trong cơ thể. Đồng thời , chúng giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng cần thiết. Không chỉ có vậy, trong quá trình hô hấp, cơ thể chúng ta còn sản sinh ra một lượng khí CO2. Và chính nhờ không khí đã giúp chúng ta thải lượng CO2 ra bên ngoài cơ thể, đảm bảo hàm lượng khí có trong máu được cân bằng.
  • Bầu không khí trong lành giúp tăng cường hiệu suất làm việc của con người chúng ta, giảm thiểu đáng kể số lần nghỉ làm do các vấn đề bệnh tật, đau ốm.
  • Là thành phần không thể thiếu trong quá trình quang hợp của thực vật. Không khí cung cấp lượng khí CO2 cần thiết để phục vụ quá trình quang hợp của thực vật. Khi đó, thực vật sẽ hấp thụ khí CO2 và sản sinh ra khí oxy.
  • Sự trao đổi oxy và CO2 giữa động, thực vật giúp duy trì sự cân bằng trong môi trường sống.
  • Không khí có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và bảo vệ Trái đất khỏi sự tác động tiêu cực từ bên ngoài vũ trụ. Cụ thể lớp khí quyển có chức năng hấp thụ nhiệt từ mặt trời, từ đó, giúp trái đất trở nên ấm áp hơn. Đồng thời, chúng cũng giúp ngăn chặn các tia bức xạ làm ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất.

Thành phần không khí

Không khí được chia làm 3 thành phần chính. Đó là thành phần cố định, thành phần không cố định và thành phần có thể thay đổi.

Thành phần cố định

Đây được xem là những thành phần chính, không thể thiếu trong không khí. Các thành phần cố định này bao gồm:

  • Khí nitơ chiếm khoảng 78,09%.
  • Khí oxy chiếm khoảng 20,95%. Đây là chất khí cần thiết cho quá trình hô hấp của hầu hết các loài sinh vật trên trái đất. Ngoài ra thì đây cũng là sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật.
  • Khí Argon hay còn được biết đến với tên gọi là khí trơ, chúng chiếm khoảng 0,93%.

Ngoài ra, thì vẫn còn một số loại khí hiếm khác như neon, xenon, heli,…

thanh-phan-cua-khong-khi
Thành phần không khí

Thành phần không cố định

Là những thành phần được tạo ra do sự tác động của các yếu tố tự nhiên như lũ lụt, hạn hán,… hay do sự tác động của con người từ các hoạt động sản xuất, khai thác,…Hơn nữa, các thành phần này chính là nguyên nhân khiến cho không khí bị ô nhiễm.

Thành phần có thể thay đổi

Đây là những thành phần có thể bị thay đổi tỷ lệ do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường. Thành phần có thể thay đổi của không khí bao gồm:

  • Lượng hơi nước H2O chiếm không quá 4% tùy thuộc vào sự thay đổi của độ ẩm không khí và nhiệt độ.
  • Các khí carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), ozone (O3), sulfur dioxide ( SO2): chiếm tỷ lệ rất thấp trong thành phần của không khí, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và sự tác động của con người.
  • Hạt bụi, phấn hoa,…: những thành phần này có thể bị thay đổi dựa vào điều kiện thời tiết, vị trí địa lý, hoạt động của con người. Chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí và tình trạng sức khỏe của con người.

Tìm hiểu về nhiệt độ và độ ẩm không khí

Nhiệt độ và độ ẩm không khí được cho là hai yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của điều kiện khí hậu, thời tiết cũng như chất lượng môi trường sống của chúng ta.

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí được hiểu đơn giản là mức độ nóng, lạnh của không khí. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo thời gian, vị trí địa lý, độ cao,…Ví dụ như những vùng núi thì thường sẽ có nhiệt độ thấp hơn so với khu vực đồng bằng do có sự chênh lệch về độ cao và thay đổi áp suất. Đơn vị được sử dụng để đo nhiệt độ không khí là độ C ( Celsius) hoặc độ F (Fahrenheit).

Độ ẩm không khí

Được hiểu là lượng hơi nước trong một khối lượng không khí nhất định. Thông thường, độ ẩm không khí hay được biểu diễn dưới dạng phần trăm. Chúng cho biết lượng hơi nước thực tế so với lượng tối đa mà không khí có thể chứa được trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Độ ẩm không khí có thể bị thay đổi dựa vào điều kiện nhiệt độ, thời tiết. Bên cạnh đó, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Cụ thể, nếu vào mùa đông, điều kiện độ ẩm lên cao quá mức, chúng có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp. Còn nếu vào mùa hè, độ ẩm quá thấp thì sẽ dễ khiến cho da bị khô, nứt nẻ.

do am trong khong khi la gi 1 11zon

Ứng dụng của không khí

Không khí được sử dụng để tạo ra năng lượng khí nén trong rất nhiều các thiết bị, máy móc. Khí nén được xem là một nguồn năng lượng sạch, có sẵn trong tự nhiên, do đó, chúng được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, trong đó có ngành sản xuất van. Một số dòng van công nghiệp có thể kể đến như van bướm điều khiển khí nén, van bi điều khiển khí nén, van cổng khí nén,…

Bằng việc sử dụng năng lượng khí nén để điều khiển hoạt động của van, thiết bị này giúp giảm thiểu đáng kể sự tác động của con người. Hơn nữa, chúng còn đảm bảo được độ chính xác, đem lại hiệu quả cao trong các hệ thống ứng dụng.

Với những tính năng nổi trội như vậy nên van công nghiệp điều khiển khí nén đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống như:

  • Các hệ thống tự động hóa.
  • Hệ thống xử lý nước thải, đường ống cấp nước sinh hoạt,…
  • Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm,…
  • Ngành công nghiệp hóa chất.

Ô nhiễm không khí

Khái niệm ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ( Air pollution) là hiện tượng các chất trong khí quyển đã đạt đến mức độ có thể gây hại đến sức khỏe của con người, động thực vật cũng như môi trường sống. Các chất gây ô nhiễm có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí và được phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tình trạng ô nhiễm này nếu không được khắc phục nhanh chóng, kịp thời thì rất dễ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ảnh hưởng đến đường hô hấp, thậm chí là làm suy thận, ung thư,…Hơn nữa, chúng cũng làm giảm đi chất lượng không gian sống, gây mất đa dạng sinh học.

Chính vì vậy, việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề bức bối và được quan tâm hàng đầu.

o-nhiem-khong-khi-la-gi

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

  • Khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông như xe máy, ô tô, xe tải, tàu thuyền,…
  • Hoạt động sản xuất, chế biến trong các ngành công nghiệp.
  • Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu từ các hoạt động nông nghiệp. Bên cạnh đó, khí thải từ các thiết bị máy móc nông nghiệp cũng là nguyên nhân khiến cho không khí bị ô nhiễm.
  • Khí thải phát sinh từ các hoạt động đốt rác sinh hoạt, rác công nghiệp.
  • Hiện tượng tự nhiên: núi lửa phun trào, cháy rừng, bụi từ các sa mạc,…

Các tác hại của ô nhiễm không khí

Đối với con người

Theo tổ chức y tế thể giới WHO, mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết vì ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, ung thư phổi,…

Một số chất khí ô nhiễm độc hại như:

  • Khí benzen: có thể được hình thành trong khí thải từ các phương tiện xe cộ, trong khói thuốc lá hoặc thậm chí là trong các sản phẩm từ dầu mỏ. Khi tiếp xúc với khí benzen lâu thì rất có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, rối loạn ý thức, thiểu máu và thậm chí là gây ung thư.
  • Khí SO2: được sản sinh ra từ các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch. Các khí này có thể gây ra tình trạng co thắt phế quản, mề đay,…
  • Khí NO2: được tạo ra từ khí thải của các phương tiện giao thông và từ các hoạt động công nghiệp. Khi tiếp xúc lâu với khí này thì có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp.
  • Bụi mịn ( PM 2.5 và PM10): các hạt bụi này có kích thước rất nhỏ. Khi xâm nhập vào bên trong phổi, chúng có thể gây ra một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, tim mạch, ung thư,…

Đối với môi trường

Ô nhiễm không khí là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ đó, chúng sẽ làm giảm đi chất lượng môi trường sống của con người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sống của rất nhiều loài động thực vật. Đồng thời làm mất đi tính đa dạng sinh học. Ngoài ra, air pollution cũng có thể gây ra hiện tượng mưa axit, làm ảnh hưởng đến chất lượng đất, nguồn nước cũng như gây tổn hại nặng nề đến các loài động thực vật sinh sống dưới nước.

Đối với kinh tế

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, thì air pollution gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu khoảng 225 tỷ dollar mỗi năm. Bởi tình trạng ô nhiễm như vậy, sẽ làm phát sinh các khoản chi phí đầu tư chữa bệnh. Hơn nữa, air pollution sẽ làm giảm sức khỏe và hiệu suất làm việc của các cán bộ, nhân viên lao động. Từ đó, khiến cho nền kinh tế ngày càng suy giảm đi đáng kể.

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Theo thống kê báo cáo EPI của Mỹ thì Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm không khí cao nhất trong toàn khu vực châu Á. Vào tháng 5 năm 2024, Hà Nội có mức độ ô nhiễm không khí xếp thứ 35 trong tổng số 200 quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, chỉ số ô nhiễm không khí AQI tại nhiều thành phố lớn của Việt Nam thường xuyên được ghi nhận ở mức độ cao, đặc biệt là trong thời điểm mùa đông, mùa khô.

Đây là con số đáng báo động, nếu không được cải thiện kịp thời, chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng môi trường sống.

Tình trạng ô nhiễm này có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do:

  • Sự tăng trưởng nhanh chóng của các phương tiện giao thông đặc biệt là tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Khí thải chưa được kiểm soát tốt từ các hoạt động sản xuất, chế biến tại các khu công nghiệp, nhà máy.
  • Hoạt động xây dựng tại các khu đô thị.
  • Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, hóa học sử dụng trong hoạt động nông nghiệp cũng là nguyên nhân khiến cho không khí bị ô nhiễm.

Air pollution là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của con người. Theo thống kê hàng năm, thì tại Việt Nam mỗi năm có đến ít nhất 70.000 ca tử vong do ô nhiễm không khí gây ra.

thuc trang o nhiem khong khi 1 11zon

Các biện pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí

  • Hạn chế tối đa lượng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông. Thay vào đó cần đẩy mạnh phong trào sử dụng các phương tiện xe điện.
  • Đảm bảo khí thải từ các hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường.
  • Mỗi người chúng ta cần có ý thức, nâng cao trách nhiệm về việc gìn giữ không gian sống xanh. Bên cạnh đó, có thể tích cực tham gia trồng nhiều cây xanh, để hạn chế tình trạng ô nhiễm.
  • Chính phủ, cơ quan nhà nước cần có các quy định, chính sách cụ thể trong quá trình sản xuất, xử lý khí thải.
  • Cần phát động các chiến dịch, phong trào để nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng air pollution thực tế và các biện pháp phòng tránh.
  • Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo được, và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
  • Cần thường xuyên bảo dưỡng các phương tiện giao thông. Có như vậy, mới đảm bảo chúng được hoạt động ổn định, hiệu quả, hạn chế tối đa lượng khí thải ra môi trường.
  • Khuyến khích người dân sử dụng các ứng dụng theo dõi chất lượng không khí để mọi người cùng có ý thức giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm.
  • Khuyến khích và hỗ trợ tích cực các dự án bảo vệ môi trường, đẩy mạnh phát triển bền vững.

Tóm lại, để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng tránh ô nhiễm không khí thì cần có sự phối hợp, đóng góp tích cực của các cấp chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Đây là điều cần thiết để thúc đẩy việc bảo vệ môi trường sống cũng như sức khỏe của cộng đồng.

bien phap khac phuc o nhiem khong khi 1

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi về không khí. Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các thành phần không khí, vai trò của không khí trong cuộc sống cũng như thực trạng và các biện pháp giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay. Việc xây dựng và bảo vệ bầu không khí trong lành chính là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao sức khỏe cũng như cải thiện chất lượng môi trường sống của chúng ta.

Lời cuối cùng, xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *