Các lỗi thường gặp ở van bi điều khiển khí nén

Đánh giá

Van bi điều khiển khí nén là thiết bị được sử dụng với mục đích kiểm soát và điều tiết lưu lượng dòng chảy chất bên trong các hệ thống đường ống dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, van có thể phát sinh các vấn đề hỏng hóc, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất làm việc của hệ thống. Do đó, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các lỗi thường gặp ở van bi điều khiển khí nén cũng như các biện pháp khắc phục. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Tầm quan trọng của van bi điều khiển khí nén

Van bi điều khiến khí nén là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống tự đông hóa và đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp.

  • Kiểm soát dòng chảy chất: van bi điều khiển khí nén giúp điều tiết chính xác lưu lượng dòng chảy chất lỏng, chất khí trong các đường ống dẫn. Điều này giúp đảm bảo các quy trình hoạt động của hệ thống được diễn ra hiệu quả và năng suất.
  • Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ: với khả năng đóng mở nhanh chóng, van giúp tiết kiệm nguồn năng lượng tiêu thụ. Điều này không chỉ cải thiện hiệu suất làm việc của hệ thống mà còn góp phần tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Tính linh hoạt trong các ứng dụng: với kích thước, mẫu mã đa dạng, van bi điều khiển khí nén trở thành sự lựa chọn lý tưởng trong nhiều hệ thống ứng dụng khác nhau.

van bi dieu khien khi nen 1

Các lỗi thường gặp ở van bi điều khiển khí nén

Việc nhận diện và khắc phục kịp thời các sự cố hỏng hóc ở van bi khí nén là điều vô cùng cần thiết. Bởi chúng giúp đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định và hiệu quả. Hãy cùng theo chân chúng tôi để cùng tìm hiểu về một số lỗi thường gặp phải ở van bi khí nén nhé.

cac-loi-thuong-gap-o-van-bi-dieu-khien-khi-nen

Van bi có đủ áp suất khí nén nhưng không có tín hiệu phản hồi

Nguyên nhân chính khiến cho van bi khí nén không có tín hiệu phản hồi, đó là do phần đường dây tín hiệu kết nối có vấn đề trục trặc.

Đường dây tín hiệu kết nối của van bi khí nén bao gồm một cặp tín hiệu điều khiển và một cặp tín hiệu phản hồi. Khi tín hiệu từ PLC được gửi đến van bi, chúng sẽ được chuyển hóa bên trong bộ định vị của van điều chỉnh. Lúc này, hoạt động của thân van bị phụ thuộc hoàn toàn vào áp suất khí nén. Như vậy, có thể nói rằng quá trình vận hành của van bi là dựa trên tín hiệu phản hồi của van điều chỉnh.

Vậy nên, khi không có tín hiệu phản hồi từ van điều chỉnh thì rất có thể do phần mạch điện đã gặp vấn đề. Để kiểm tra tín hiệu kết nối của mạch điện thì chúng ta cần sử dụng đến đồng hồ vạn năng. Từ đó, có thể phát hiện ra các vấn đề như đường dây tín hiệu kết nối bị lỏng, chập mạch hoặc lỗi cực điện,…Khi đã phát hiện ra sự cố thì cần thực hiện thay thế, khắc phục nhanh chóng để thiết bị được trở lại hoạt động bình thường.

Thân van bi điều khiển khí nén bị hư hỏng

Một số nguyên nhân khiến cho thân van bị hư hỏng bao gồm:

  • Van sử dụng trong thời gian quá dài. Từ đó khiến cho thân van bị hư hỏng.
  • Sự tác động của lưu lượng dòng chảy quá lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của van.
  • Sự tác động từ điều kiện môi trường bên ngoài như quy trình lắp đặt không đúng kỹ thuật, sử dụng lực quá mạnh trong quá trình kết nối van với đường ống, chịu lực va đập quá mạnh,…

Hư hỏng ở thân van không chỉ làm tăng chi phí vận hành, bảo dưỡng mà còn liên quan đến các vấn đề an toàn của hệ thống. Cụ thể, chúng sẽ khiến cho lưu chất bị rò rỉ ra bên ngoài. Từ đó, làm tiêu tốn nhiều năng lượng sử dụng trong quá trình hoạt động của hệ thống.

Hơn nữa, nếu dòng chảy bên trong đường ống dẫn là nước thải, những chất hóa học độc hại, dễ cháy nổ thì điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống cũng như những người xung quanh. Không chỉ có vậy, việc thân van bị nứt vỡ sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát lưu lượng và áp suất hoạt động bên trong đường ống. Việc này sẽ làm giảm hiệu quả và chất lượng làm việc của hệ thống ứng dụng.

Vậy nên, biện pháp khắc phục duy nhất để giảm thiểu các rủi ro trên đó là thay thế van mới. Ngoài ra, cần đảm bảo van được lựa chọn có thể đáp ứng được điều kiện môi trường làm việc của hệ thống.

loi van bi khi nen

Van bi điều khiển khí nén không thể đóng hoàn toàn

Việc van không được đóng hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến các quy trình sản xuất cũng như hiệu suất vận hành của hệ thống. Nguyên nhân khiến van không thể đóng hoàn toàn bắt nguồn từ hai lý do sau:

  • Thứ nhất là trên thực tế van đã được đóng hoàn toàn nhưng không có thông báo phản hồi. Điều này có thể xảy ra do vấn đề ở phần tín hiệu. Vậy nên, để khắc phục sự cố này, chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại bộ định vị.
  • Nguyên nhân thứ hai là do phần gioăng làm kín của van bị mài mòn hoặc bị vướng kẹt các tạp chất ở bên trong phần bi van. Giải pháp khắc phục cho sự cố này đó là tháo rời van và tiến hành vệ sinh, loại bỏ các cặn bã gây cản trở đến quá trình hoạt động của van. Bên cạnh đó, cũng cần thay thế gioăng cao su mới.

Thiết bị truyền động khí nén hoạt động nhưng van không đóng hoặc mở

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho van gặp phải tình trạng trên:

  • Áp suất khí nén cung cấp không đủ.
  • Van điện từ khí nén bị tắc nghẽn.
  • Phần gioăng làm kín bị biến dạng, từ đó khiến cho khí nén bị thất thoát ra bên ngoài môi trường.
  • Phần kết nối giữa bộ truyền động khí nén và van không được chắc chắn.
  • Trục van bị kẹt rít.

Biện pháp khắc phục:

  • Kiểm tra dây dẫn khí và thực hiện điều chỉnh lại áp suất nguồn khí để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho van hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra và khắc phục sự cố ở van điện từ.
  • Thay thế gioăng làm kín mới.
  • Siết chặt lại vị trí mối nối giữa van và bộ khí nén.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng van định kỳ. Đồng thời sử dụng dầu mỡ bôi trơn để tra vào các phần truyền động của van.

loi van bi dieu khien khi nen

Van bi điều khiển khí nén phát ra tiếng ồn khi hoạt động

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bắt nguồn từ việc điều kiện môi trường làm việc vượt quá khả năng chịu đựng của van. Bên cạnh đó, cũng có thể do bộ phận piston hoạt động lâu ngày nên bị mài mòn hoặc vướng mắc các tạp chất, bụi bẩn bên trong. Ngoài ra, cũng có thể là do phần trục van bị kẹt nên khi chuyển động có thể gây ra tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để khắc phục sự cố van phát ra tiếng ồn khi vận hành:

  • Đảm bảo thông số kỹ thuật của van bi khí nén phù hợp với yêu cầu hoạt động của hệ thống.
  • Tháo rời và vệ sinh thiết bị sạch sẽ. Đối với những vết bẩn cứng đầu, chúng ta có thể kết hợp sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng.
  • Tra dầu bôi trơn vào phần tiếp xúc giữa van cơ và bộ truyền động khí nén. Việc này sẽ giúp thiết bị được hoạt động trơn tru và êm ái hơn.

Quá trình đóng hoặc mở của van bi khí nén diễn ra chậm

Để xác định nguyên nhân phát sinh vấn đề này, chúng ta cần:

  • Kiểm tra và điều chỉnh bộ điều khiển tốc độ ( nếu cần thiết). Bởi sau một thời gian sử dụng thì chính những sự thay đổi bên trong đường ống cũng như bản thân van bi, yêu cầu bộ điều khiển tốc cần được điều chỉnh để phù hợp với mục đích vận hành.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động bên trong xi lanh. Cần đảm bảo chúng không bị rò rỉ cũng như phần vòng chữ O bên trong không có vấn đề hư hỏng.
  • Kiểm tra về độ đàn hồi của lò xo.
  • Kiểm tra các cửa xả của xi lanh, đảm bảo quá trình xả khí được diễn ra bình thường và ổn định.

Thiết bị truyền động khí nén không hoạt động

Các nguyên nhân chính khiến cho bộ truyền động khí nén không hoạt động:

  • Thiết bị truyền động khí nén vẫn hoạt động bình thường nhưng không tạo ra đủ lực mô men xoắn. Khi đó, chúng ta cần kiểm tra các bu lông điều chỉnh ở hai đầu của xi lanh. Sau đó, tiến hành điều chỉnh điều kiện đóng và khóa sao cho vào vị trí thích hợp.
  • Kiểm tra xem bộ điều khiển tốc độ có cần điều chỉnh lại không. Bên cạnh đó, kiểm tra và đảm bảo áp suất khí nén cung cấp vào bộ truyền động đạt định mức giới hạn để van hoạt động bình thường.
  • Áp lực khí nén cung cấp vào thiết bị quá lớn hoặc quá nhỏ.
  • Độ đàn hồi của lò xo không đảm bảo được tính chính xác trong khi vận hành.

nhung loi thuong gap o van bi khi nen

Giải pháp hạn chế sự cố hỏng hóc ở van bi điều khiển khí nén

Để tiết kiệm chi phí sửa chữa, cũng như hạn chế các sự cố hỏng hóc ở van bi điều khiển khí nén thì chúng ta có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

– Trước tiên cần đảm bảo lựa chọn thiết bị van bi khí nén có thông số kỹ thuật phù hợp với hệ thống ứng dụng. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến thông số về nhiệt độ và áp suất. Việc này sẽ giúp đảm bảo van được hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ kéo dài.

– Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế các sự cố đó là kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị định kỳ. Bởi việc này sẽ giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện ra các sự cố hỏng hóc, và có biện pháp khắc phục kịp thời. Hơn nữa, bảo dưỡng van định kỳ cũng giúp làm tăng tuổi thọ thiết bị, đảm bảo hệ thống được vận hành ổn định, liên tục và năng suất.

Thời gian thực hiện bảo dưỡng van có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng một lần. Tuy nhiên, cần căn cứ dựa trên tình hình hoạt động thực tế mà người tiêu dùng có thể cân nhắc, điều chỉnh thời gian bảo dưỡng cho hợp lý.

– Thường xuyên vệ sinh và bôi trơn thiết bị. Quá trình vệ sinh định kỳ sẽ giúp loại bỏ các tạp chất gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thiết bị. Để đạt được hiệu quả làm sạch cao nhất, chúng ta có thể kết hợp sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ, dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Ngoài ra, sử dụng dầu bôi trơn để giảm sự ma sát giữa các chi tiết của van, đồng thời đảm bảo thiết bị được vận hành êm ái, mượt mà.

– Cần thường xuyên kiểm tra điều kiện hoạt động bên trong các hệ thống, bao gồm nhiệt độ và áp lực làm việc. Việc này có thể thực hiện bằng cách sử dụng động hồ đo áp suất, nhiệt độ. Sau đó cần so sánh và đối chiếu giá trị này với giá trị định mức. Nếu độ sai số quá lớn thì cần điều chỉnh lại để đảm bảo hệ thống được vận hành ổn định và an toàn.

– Trong quá trình thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng van cần tuân thủ nghiêm khắc các biện pháp an toàn. Hơn nữa, cần đảm bảo người thực hiện những công việc này có chuyên môn, kỹ thuật. Nếu không thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên.

Kết luận

Tóm lại van bi điều khiển khí nén là một phần thiết yếu trong các hệ thống công nghiệp. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sử dụng, chúng cũng có thể phát sinh ra các vấn đề như đóng mở không hoàn toàn, bộ điều khiển khí nén không hoạt động, thân van bị hư hỏng,…Những vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của hệ thống mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng về sự an toàn.

Vậy nên, để duy trì hiệu quả vận hành cũng như độ tin cậy của van thì việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ là giải pháp ưu việt nhất. Bảo dưỡng van vừa giúp đảo bảo các quy trình hoạt động của hệ thống được diễn ra liên tục, an toàn vừa tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.

Nhân tiện đây, nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua van bi điều khiển khí nén hay những dòng van công nghiệp khác, phụ kiện đường ống, thiết bị đo,…thì đừng bỏ qua công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam.

Công ty chúng tôi cam kết mang đến tay khách hàng những sản phẩm chuẩn nhập khẩu, đảm bảo chất lượng tốt, độ bền cao. Ngoài ra, để tạo dựng niềm tin tuyệt đối của khách hàng, tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều đi kèm với đầy đủ giấy tờ kiểm định CO/CQ cùng với đó là chính sách bảo hành uy tín lên đến 12 tháng.

Do đó, nếu quý khách cần biết thêm các thông tin chi tiết liên quan đến van bi điều khiển khí nén hoặc đặt mua sản phẩm thì hãy vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số Hotline. Đội ngũ nhân viên kinh doanh giàu kinh nghiệm của chúng tôi chắc chắn sẽ tư vấn và hỗ trợ quý khách một cách tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp nhất.

Chúng tôi rất mong được đồng hành cùng quý khách trong các dự án sắp tới. Xin trân thành cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *