Máy nén khí là gì

Đánh giá

Máy nén khí là một trong những thiết bị có chức năng chuyển hóa năng lượng từ các mô tơ điện điện hoặc động cơ chạy xăng dầu thành năng lượng được lưu trữ ở dạng khí nén. Từ đó, chúng được sử dụng để cung cấp cho các thiết bị và nhiều ứng dụng khác. Chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh của máy nén khí trong các gara sửa xe để bơm hơi, xì khô hay trong các xưởng gỗ để phun sơn, thổi bụi,…

Vậy máy nén khí là gì? Chúng có cấu tạo và Nguyên lý hoạt động ra sao? Trên thị trường hiện nay, có những loại máy nén khí nào?

Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Giới thiệu về máy nén khí

Máy nén khí có tên tiếng anh là Air Compressor. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với một số tên gọi khác như máy khí nén, máy nén hơi, máy nén không khí, máy bơm hơi, bình hơi,…

Thiết bị này có khả năng tiếp nhận và nén khí từ môi trường xung quanh vào trong thân máy. Việc này giúp tăng áp suất và dự trữ đủ lượng khí nén để đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Air compressor có khả năng nén không khí, khí nitrogen, khí oxy, khí argon và các loại khí hóa lỏng khác.

Không chỉ có vậy, máy nén khí đã được cài đặt sẵn trước chế độ tự động. Do đó, khi năng lượng áp suất bên trong thân máy đã đạt max thì thiết bị sẽ tự động tắt để đảm bảo sự an toàn. Đồng thời, khi áp suất trong thân máy được sử dụng hết thì chúng cũng sẽ tự động làm việc để tái tạo, sản sinh ra nguồn năng lượng mới.

may-nen-khi

HP trong máy nén khí là gì

HP được gọi đầy đủ là Horsepower. Đây là đơn vị đo công suất của động cơ. Thông số này cho biết khả năng sản xuất ra công suất năng lượng trong quá trình hoạt động của thiết bị. Hay hiểu một cách đơn giản, công suất này càng lớn thì khả năng hoạt động của máy càng mạnh, cung cấp được lượng khí nén lớn.

Trong máy khí nén, HP được cho là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Bởi vì, dựa vào HP, người tiêu dùng có thể cân nhắc, đánh giá, thiết bị có phù hợp với yêu cầu, mục đích sử dụng không.

Ứng dụng của máy nén khí

Là một trong những thiết bị đem lại công dụng hữu ích, nên máy nén khí được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện nay. Một số ứng dụng phổ biến:

  • Hệ thống nhà máy sản xuất ô tô, sản xuất bia, sản xuất giấy: Air compressor được dùng để cung cấp khí nén trong các quy trình hoạt động. Nhờ vậy, hệ thống mới được đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
  • Cung cấp năng lượng khí nén cho các thiết bị như máy khoan, máy cắt bê tông, máy mài,…
  • Lĩnh vực y tế: thiết bị này được sử dụng để cung cấp khí cho các máy móc như máy hô hấp, máy trợ thở và một số thiết bị y tế khác,…
  • Sử dụng máy nén khí trong các hệ thống phanh ô tô và các phương tiện vận chuyển khác. Nhờ vậy, giúp đảm bảo sự an toàn cho người lái xe và các hành khách.
  • Lắp đặt trong các hệ thống lưu trữ và phân phối khí động để sản xuất điện năng.
  • Ngành van công nghiệp: thiết bị này được sử dụng để đóng, mở điều khiển hoạt động của các dòng van như van bướm khí nén, van bi khí nén, van cầu khí nén, van cổng khí nén,…
  • Trong các gara sửa xe, máy nén khí được dùng để làm sạch bụi bẩn, vệ sinh xe hay làm khô xe.
  • Sử dụng máy nén khí trong các ngành chế tạo.
  • Trong các hầm lò: máy nén khí được sử dụng như một thiết bị để hỗ trợ quá trình lưu thông không khí, đảm bảo sức khỏe con người.
  • Hệ thống khai khoáng: máy nén hơi được sử dụng để tạo ra luồng khí nén mạnh, giúp thăm dò độ sâu của các lớp đất đá.
  • Ứng dụng trong các xưởng mộc, cơ khí: thiết bị này được dùng để phun sơn, tháo ốc,…
  • Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: máy nén khí được dùng để sục khí, đóng gói bao bì, sấy khô thực phẩm,…

Ung Dung Cua May Nen Khi 1

Những ưu nhược điểm của máy nén khí

Mỗi một dòng thiết bị, máy móc nào cũng vậy, đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc nắm rõ được những điểm nổi bật và hạn chế này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi đánh giá sản phẩm có phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng của mình không. Đồng thời cũng thuận tiện hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng.

Chính vì điều này, nên tiếp theo đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ưu nhược điểm của thiết bị này.

Ưu điểm của máy nén khí

  • Do Air compressor sử dụng điện năng để nén khí và có thể tái sử dụng lại nhiều lần, nên chúng giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng.
  • Tiết kiệm chi phí sử dụng.
  • Có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều hệ thống, lĩnh vực khác nhau.
  • Máy nén khí có khả năng hoạt động ổn định ngay cả trong môi trường có tính chất khắc nghiệt. Nhờ vậy, giúp đem lại độ tin cậy cao cho người sử dụng.
  • Đối với các công việc đòi hỏi, yêu cầu lượng khí nén cao thì Air compressor vẫn có thể đáp ứng được.
  • Trong quá trình hoạt động và làm việc, chúng không tạo ra khí thải gây ô nhiễm đến môi trường.
  • Thiết kế đơn giản, thuận tiện cho việc vận hành sử dụng.
  • Được làm từ các dòng vật liệu cao cấp. Bên cạnh đó, bên ngoài được sơn một lớp sơn bảo vệ nên giúp đảm bảo độ bền, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
  • Khả năng cung cấp và điều tiết luồng khí chính xác, nhanh chóng.
  • Độ kín được đánh giá cao nên hạn chế được các tình trạng rò rỉ khí nén ra bên ngoài môi trường.

Một số hạn chế của máy nén khí

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật như trên thì máy nén khí vẫn tồn tại một vài những hạn chế như:

  • Khi có các vấn đề hỏng hóc xảy ra thì người thực hiện sửa chữa phải là người có chuyên môn, kinh nghiệm, kĩ thuật cao.
  • Trong quá trình máy hoạt động, làm việc gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh.
  • Để thiết bị có thể hoạt động trơn tru thì cần bôi, tra một lượng dầu mỡ tương đối nhiều cho toàn bộ các chi tiết của máy. Từ đó, có thể gây ra sự ô nhiễm môi trường sống của con người.

Cấu tạo và cách hoạt động của máy nén khí

Ở phần này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn để tìm hiểu về cấu tạo cũng như cách hoạt động của máy nén khí.

Cấu tạo của máy nén khí

Máy nén hơi được cấu tạo bao gồm 8 bộ phận chính:

  • Bình dung tích: bộ phận này còn có tên gọi khác là bình chứa. Chúng được sử dụng để lưu trữ lượng khí nén cần thiết nhằm phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau.
  • Đồng hồ đo áp suất: thiết bị này giúp cho người sử dụng nhận biết được lượng áp suất khí nén ra, vào khỏi máy.
  • Tay cầm: bộ phận này giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhấc máy lên và đặt vào những vị trí sử dụng phù hợp.
  • Bộ Switch: dùng để kiểm soát lưu lượng khí nén bên trong hệ thống.
  • Bộ phận tản nhiệt: được dùng để giảm nhiệt độ của khí nén khi chúng được nén vào bên trong hệ thống. Nhờ vậy, đảm bảo được sự an toàn và hạn chế các vấn đề hỏng hóc, nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Bộ phận giảm âm: chúng được dùng để giảm tiếng ồn trong quá trình máy hoạt động làm việc.
  • Động cơ: dùng để cung cấp năng lượng cho máy nén khí hoạt động. Thông thường, chúng hay được điều khiển bằng điện hoặc có thể sử dụng động cơ đốt trong.
  • Bánh xe: giúp quá trình trình vận chuyển và di rời vị trí của máy nén khí trở nên dễ dàng hơn.

Cách hoạt động của máy nén khí

Để nén được khí, thiết bị này cần được cung cấp nguồn điện phù hợp. Sau đó, chúng sử dụng một động cơ để tạo ra sức ép và đẩy không khí từ môi trường bên ngoài vào bên trong buồng nén khí.

Trong buồng nén khí, khi áp suất khí nén được tăng lên, chúng sẽ được đẩy vào bình chứa. Bên cạnh đó, khi bình chứa này đầy, Air compressor sẽ tự động ngắt dựa vào mức cài đặt sẵn từ trước. Lúc này, người tiêu dùng có thể sử dụng lượng khí nén bên trong bình chứa.

Ngược lại, khi bình chứa cạn kiệt, thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động trở lại để nén khí. Quá trình này cứ như vậy mà lặp đi lặp lại theo một vòng tuần hoàn.

Các loại máy nén khí đang có trên thị trường hiện nay

Hiện nay, nhu cầu sử dụng máy nén khí là rất nhiều. Vậy nên, để đáp ứng được điều này cũng như tăng tính ứng dụng của chúng thì máy nén khí được sản xuất ra với rất nhiều chủng loại, thương hiệu khác nhau. Do đó, chúng tôi xin được tổng hợp một số loại máy nén khí đang được sử dụng phổ biến, rộng rãi hiện nay.

Phân loại theo nguyên lý hoạt động

Dựa vào tiêu chí này, Air compressor được chia ra làm ba loại là máy nén khí trục vít, máy nén khí piston và máy nén hơi ly tâm.

Máy nén khí trục vít

Đây là loại máy sử dụng cơ chế 2 trục vít xoắn ngược với nhau để hút khí từ bên ngoài vào. Sau đó, chúng thực hiện quy trình nén khí, tạo ra áp suất khí nén.

Máy nén khí trục vít được đánh giá là một trong những sản phẩm có công suất lớn, có thể lên tới 500HP. Thông thường, thiết bị này hay được sử dụng để cung cấp khí nén trong các ứng dụng như ngành công nghiệp điện tử, khai khoáng hay lĩnh vực y tế,…

Máy nén khí trục piston

Thiết bị này dựa vào cơ chế di chuyển tịnh tiến lên xuống của piston bên trong xi lanh để tạo ra áp suất khí nén.

Đặc điểm chung của máy nén khí trục piston:

  • Giá thành tương đối rẻ.
  • Cấu tạo, thiết kế đơn giản nên thuận tiện cho việc lắp đặt và sử dụng.
  • Có công suất làm việc lên đến 15HP.
  • Ứng dụng nhiều trong các thiết bị, máy móc như máy cưa, máy bơm khí, máy khoan,…hay trong các hệ thống như công nghiệp sản xuất thép, chế tạo kim loại, đóng tàu,…

Máy nén khí ly tâm 

Đặc điểm của máy nén hơi ly tâm:

  • Cấu tạo phức tạp.
  • Vận hành thiết bị bằng cách sử dụng bộ phận khuếch tán trong máy nén khí ly tâm để chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất.
  • Thường được lắp đặt trong những môi trường làm việc có tính chất khắc nghiệt, phải hoạt động liên tục nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định. Đồng thời phải cung cấp được nguồn áp suất lớn.

Phân loại theo chất làm mát

Máy nén hơi trực tiếp có dầu 

Thiết bị này sử dụng dầu để làm chất bôi trơn cho các chi thiết, bộ phận bên trong máy. Bao gồm trục vít, bạc đạn, bộ truyền động, van điều khiển. Nhờ vậy, máy nén hơi mới có thể hoạt động trơn tru và mượt mà, không bị kẹt rít.

Bên cạnh đó, dầu cũng giúp giảm ma sát giữa các bộ phận, hạn chế sự phát sinh nhiệt trong quá trình hoạt động. Nhờ vậy, có thể đảm bảo sự an toàn cho thiết bị và những người xung quanh. Đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.

Tuy nhiên, thiết bị này cũng có những hạn chế như có thể gây ra mùi dầu khó chịu trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm cho khí nén bị nhiễm dầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và tiêu thụ năng lượng.

may-nen-khi-co-dau

Máy nén khí trực tiếp không dầu 

Khác với dòng máy nén khí có dầu, thiết bị này không sử dụng dầu để làm chất bôi trơn, bảo vệ. Vậy nên, khi sử dụng, người tiêu dùng có thể tối ưu hóa được chi phí, năng lượng. Đồng thời, đảm bảo được sức khỏe con người cũng như môi trường sống.

Chính vì điều này nên máy nén khí không dầu thường được ứng dụng trong các hệ thống, môi trường đòi hỏi cao về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm như ngành y tế, dược phẩm, đồ ăn, thức uống,…

may nen khi khong dau dekton 1

Một số loại máy nén khí khác

Máy nén khí Puma

Puma là một trong những thương hiệu nổi tiếng đến từ Đài Loan. Máy nén khí Puma được sản xuất, chế tạo dựa trên công nghệ kĩ thuật tiên tiến, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được nhiều yêu cầu sử dụng của khách hàng.

Đây là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay. Và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng hoạt động cũng như giá thành hợp lý.

may-nen-khi-puma

Máy nén khí mini

Máy nén khí mini sử dụng nguồn điện 220V

Những điều cần lưu ý khi mua và sử dụng máy nén khí

Để giúp quý khách hàng có thể mua được sản phẩm máy nén khí phù hợp cũng như sử dụng, ứng dụng chúng một cách hiệu quả nhất, chúng tôi xin nêu ra một vài những lưu ý. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tiêu chí khi lựa chọn máy nén khí

Khi lựa chọn máy nén hơi, bạn cần chú ý đến những điều sau:

  • Xác định rõ nhu cầu sử dụng Air compressor của bạn là gì. Từ đó, mới có thể lựa chọn được loại máy nén khí với công suất phù hợp.
  • Loại máy khí nén sử dụng: như bạn có thể thấy ở trên thì Air compressor có rất nhiều loại khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ về từng dòng máy để mua loại sản phẩm thích hợp.
  • Thương hiệu máy nén khí: máy nén khí hiện đang được rất nhiều các thương hiệu lớn nhỏ trên thế giới sản xuất. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu rõ về các thương hiệu để chọn dòng máy phù hợp. Tuy nhiên thì quý khách nên mua những sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Ngân sách: giá thành sản phẩm cũng là một trong những yếu tố được quan tâm khi mua hàng. Vì vậy, bạn cần tham khảo, xem xét giá của các sản phẩm để lựa chọn dòng máy nén khí phù hợp với ngân sách của bản thân.
  • Tính an toàn và bảo vệ môi trường: nên mua những loại máy nén khí có thể đảm bảo được sự an toàn trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời, thiết bị này cần có khả năng bảo vệ môi trường, không gây ra khí thải hay tác động tiêu cực, làm ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.

Một số những lưu ý khi sử dụng máy nén khí

Để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình làm việc thì trong khi sử dụng, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Nên lắp đặt máy nén khí ở những vị trí khô ráo, thoáng mát. Đồng thời cần có biện pháp che chắn bảo vệ. Việc này giúp hạn chế các tác động ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến thiết bị.
  • Cần nắm chắc về các thông số kỹ thuật của máy nén khí. Từ đó, mới có thể sử dụng nguồn điện áp, ứng dụng trong môi trường phù hợp, đảm bảo chất lượng hoạt động, đem lại năng suất làm việc cao.
  • Tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình vận hành làm việc. Từ đó, giúp đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh.
  • Cần có kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng máy thường xuyên và theo định kì.
  • Đối với máy nén khí có dầu thì cần chọn loại dầu bôi trơn phù hợp. Như vậy mới giúp tăng thời gian, tuổi thọ sử dụng thiết bị.
  • Cài đặt và điều chỉnh áp suất khí nén phù hợp với nhu cầu sử dụng. Việc này giúp đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị cũng như tiết kiệm nguồn năng lượng sử dụng, tránh gây lãng phí.
  • Thường xuyên vệ sinh máy để đảm bảo chúng được hoạt động tốt, hạn chế tình trạng hỏng hóc.
  • Ngoài ra, các phụ kiện được sử dụng nên là hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng hoạt động.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu máy nén khí gặp các vấn đề hỏng hóc, trục trặc hay phát ra tiếng ồn thì cần cho hệ thống ngưng hoạt động. Sau đó, tiến hành kiểm tra và sửa chữa, khắc phục các vấn đề tồn tại.
  • Nếu muốn sửa chữa máy nén khí thì cần đảm bảo áp suất bên trong đã được thoát hết ra bên ngoài, đảm bảo sự an toàn cho người thực hiện.

Cách vệ sinh và bảo dưỡng máy nén khí đúng cách

Đối với máy nén khí, chúng ta cần có kế hoạch bảo dưỡng định kì thường là từ 3 đến 6 tháng một lần.

Quy trình bảo dưỡng này bao gồm các bước sau:

  • Cần thường xuyên kiểm tra và thay dầu định kỳ cho thiết bị máy nén.
  • Vệ sinh bộ phận lọc gió của máy để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thiết bị.
  • Kiểm tra và xả nước đọng ở bên trong các bình chứa khí nén.
  • Kiểm tra tình trạng dây đai của máy. Nếu chúng đã có dấu hiệu hư hỏng thì cần thay thế mới ngay để đảm bảo chất lượng làm việc.
  • Vệ sinh, lau chùi các chi tiết, bộ phân bên ngoài.
  • Kiểm tra thời gian nạp khí của máy đã đảm bảo được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật hay chưa.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản liên quan đến máy nén khí. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như chọn mua được cho mình loại máy phù hợp. Đồng thời mong rằng quý khách có thể ứng dụng chúng một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc.

Cuối cùng, xin cảm ơn quý khách đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *