Sự khác nhau giữa van bướm và van cổng

Đánh giá

Van bướm và van cổng đều là hai dòng van công nghiệp được sử dụng với chức năng đóng mở, và kiểm soát lưu lượng dòng chảy bên trong các đường ống dẫn. Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu rõ về sự khác nhau giữa hai loại van này thì xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Giới thiệu về van bướm và van cổng

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về sự khác nhau giữa van bướm và van cổng thì chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn đôi nét về hai dòng van này.

Tìm hiểu về van bướm

Van bướm còn có tên gọi tiếng anh là butterfly valve. Sở dĩ được gọi với cái tên như vậy là do sản phẩm này được thiết kế tương tự với hình con bướm. Trong đó, phần thân và đĩa van sẽ tương ứng là cánh bướm, trục van sẽ là thân bướm, còn bộ phận điều khiển chính là râu bướm. Chức năng chính của dòng van này là cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy chất đi qua.

Thiết bị này hoạt động dựa trên cơ chế xoay chuyển đĩa van các góc từ 0 đến 90 độ và từ 90 độ về 0. Khi đó, tại vị trí đĩa van sẽ tạo ra một khoảng trống khe hở, giúp điều chỉnh lưu lượng dòng chảy phù hợp với yêu cầu hoạt động của hệ thống.

Van bướm là một trong những sản phẩm được chế tạo bởi rất nhiều các chất liệu khác nhau như inox, nhựa, gang,…Điều này đã khiến cho thiết bị trở thành sản phẩm được ưa chuộng trong rất nhiều các ứng dụng.

Đặc điểm nổi bật của van bướm

  • Thiết kế van đơn giản, nhỏ gọn. Điều này giúp đem lại sự thuận tiện trong quá trình lắp đặt, đồng thời tiết kiệm không gian, diện tích.
  • Dải kích thước rộng, vật liệu chế tạo đa dạng. Do đó, van có thể lắp đặt trong hầu hết mọi hệ thống ứng khác nhau.
  • Van có thể được vận hành thủ công thông qua bộ phận tay gạt, tay quay hoặc cũng có thể điều khiển tự động thông qua bộ truyền động điện, khí nén.

Hạn chế của van bướm 

  • Ngay cả khi ở trạng thái mở hoàn toàn, thì đĩa van vẫn luôn nằm trên dòng chảy chất. Do đó, lưu lượng và áp suất khi đi qua van sẽ bị giảm đi một phần nhất định.
  • Tránh lạm dụng chức năng điều tiết lưu lượng của van bướm. Bởi khi đó, phần đĩa van sẽ nhanh chóng bị mài mòn, xuống cấp. Từ đó, không đảm bảo được hiệu quả vận hành.

van buom dieu khien khi nen 2

Tìm hiểu về van cổng

Ngoài cái tên van cổng thì thiết bị này còn được biết đến với các cách gọi như van cửa, van chặn, gate valve. Được gọi với cái tên như vậy là do phần đĩa van được thiết kế giống cánh cổng nâng lên, hạ xuống. Từ đó, cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy chất đi qua.

Với thiết kế chắc chắn, nên dòng van này thường được sử dụng với chức năng đóng mở hoàn toàn, chứ không dùng để điều tiết lưu lượng. Ngoài ra, van cổng được chia thành 2 dạng chính là van cổng ty nổi và van cổng ty chìm

Trong đó, van cổng ty nổi là sản phẩm được thiết kế với phần trục ty nằm lộ hẳn ra bên ngoài. Vì vậy, khi vận hành hoạt động, bộ phận này sẽ theo đó mà được nâng lên hoặc hạ xuống. Điều này giúp người vận hành dễ dàng theo dõi và kiểm soát được tình trạng hoạt động thực tế bên trong van. Ngoài ra, kiểu thiết kế này cũng giúp bảo vệ trục ty van khỏi sự tác động của áp lực dòng chảy bên trong.

Còn van cổng ty chìm là sản phẩm được thiết kế với phần trục ty nằm gọn bên trong thân. Do đó, khi vận hành hoạt động, người sử dụng sẽ khó khăn trong việc nhận biết tình hình thực tế bên trong van. Tuy nhiên, sản phẩm này do không có sự thay đổi về kích thước khi hoạt động nên chúng phù hợp để lắp đặt trong những vị trí bị giới hạn về không gian, diện tích.

Ưu điểm của van cổng

  • Dòng van này có thể kiểm soát dòng chảy lưu thông theo hai hướng đối ngược nhau.
  • Thiết kế van chắc chắn, độ bền cao. Điều này giúp hạn chế sự cố hỏng hóc, tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Khi ở trạng thái mở hoàn toàn, đĩa van và dòng chảy không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Do đó, lưu lượng và tốc độ dòng chảy đi qua van được bảo toàn tuyệt đối.
  • Thích ứng hiệu quả trong đa dạng môi trường làm việc.
  • Có thể điều khiển bằng tay quay vô lăng, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén. Vậy nên, tùy vào hệ thống ứng dụng mà người tiêu dùng cân nhắc để lựa chọn phương thức vận hành phù hợp.
  • So với các dòng van khác thì van cổng hoàn toàn có thể lắp đặt trong những môi trường chất rắn, dạng sệt.

Nhược điểm của van cổng

  • Không sử dụng với chức năng điều tiết lưu lượng dòng chảy.
  • Chu trình đóng mở của van diễn ra tương đối lâu.
  • Khi van không ở trạng thái đóng, mở hoàn toàn, áp lực dòng chảy sẽ tác động đến bộ phận đĩa van. Từ đó, gây ra tiếng ồn lớn, làm ảnh hưởng đến điều kiện môi trường làm việc xung quanh.

van cong JMV HQ du loai 21

Sự khác nhau giữa van bướm và van cổng

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào khám phá xem hai dòng van này có những đặc điểm gì giống và khác nhau nhé.

su khac nhau van cong va van buom 1 11zon

Điểm giống nhau

  • Đều là những dòng van công nghiệp có khả năng cho phép dòng chảy lưu thông theo cả 2 chiều.
  • Thường được sử dụng với chức năng đóng mở, kiểm soát dòng chảy chất.
  • Đều được chế tạo từ đa dạng các loại vật liệu như inox, gang, nhựa,…Chính vì vậy nên, các sản phẩm này phù hợp để lắp đặt trong hầu hết mọi điều kiện môi trường, từ dân dụng cho đến công nghiệp phức tạp.
  • Không phù hợp với ứng dụng yêu cầu điều tiết lưu lượng. Bởi khi đó, bộ phận đĩa van sẽ dễ dàng bị mài mòn, hỏng hóc. Điều này đồng nghĩa với việc không đảm bảo được hiệu quả và chất lượng thực hiện công việc.
  • Có thể được vận hành thủ công hoặc điều khiển tự động.
  • Vị trí lắp đặt của hai dòng van này thường là ở đầu hoặc cuối của đường ống dẫn. Khi đó, chúng sẽ được dùng để kiểm soát lưu chất đầu vào hoặc đầu ra. Đảm bảo các quy trình sản xuất được diễn ra hiệu quả, và đạt chất lượng cao.

Điểm khác nhau

Để phân biệt, so sánh hai dòng van này với nhau, chúng ta có thể dựa trên các tiêu chí như cơ chế vận hành, kiểu kết nối, môi trường ứng dụng, phương thức vận hành, thiết kế đĩa van, giá thành,…

1. Thiết kế đĩa van 

  • Van bướm: bộ phận đĩa van được thiết kế giống hình cánh bướm. Khi vận hành, cánh bướm sẽ xoay các góc từ 0 đến 90 độ, giúp kiểm soát dòng chảy đi qua. Đặc biệt, khi ở trạng thái mở hoàn toàn thì đĩa van vẫn nằm trong dòng chảy và tiếp xúc trực tiếp với lưu chất.
  • Van cửa: phần đĩa van được thiết kế chắc chắn, dạng lưỡi dao. Khi vận hành hoạt động ,đĩa van sẽ được nâng lên hoặc hạ xuống. Từ đó, cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy đi qua. Hơn nữa, khi ở trạng thái mở hoàn toàn, đĩa van sẽ không tiếp xúc với lưu chất. Chính vì vậy nên lưu lượng và tốc độ dòng chảy sẽ không hề bị thay đổi khi đi qua van.

2. Cơ chế làm việc 

Van bướm Van cửa
Khác với van cổng, dòng van bướm hoạt động dựa trên các góc đóng mở của đĩa van. Cụ thể, lực mô men xoắn sẽ được truyền từ bộ phận điều khiển đến đĩa van. Từ đó, khiến cho đĩa van chuyển động xoay và tạo ra các góc đóng mở linh hoạt từ 0 đến 90 độ.

Đối với van bướm, chúng ta có thể sử dụng hình thức điều khiển thủ công thông qua cần gạt, vô lăng. Ngoài ra, cũng có thể điều khiển tự động thông qua bộ truyền động điện, khí nén.

Van cửa hoạt động dựa trên cơ chế nâng lên hạ xuống của đĩa van. Cụ thể, khi xoay vô lăng theo chiều ngược kim đồng hồ. Lực mô men xoắn sẽ được tạo ra và truyền thẳng xuống đĩa van thông qua trục. Khi đó, đĩa van sẽ được nâng lên, tạo ra khoảng trống, cho phép dòng chảy dễ dàng đi qua. Ngược lại, khi xoay vô lăng cùng chiều kim đồng hồ, đĩa van sẽ được hạ xuống từ từ, ngăn chặn sự lưu thông của dòng chảy trong đường ống.

Ngoài hình thức vận hành thủ công bằng tay quay, thì van cửa cũng có thể điều khiển tự động bằng thiết bị truyền động điện hoặc thiết bị truyền động khí nén.

3. Kích thước van 

– Van bướm: không được sản xuất với kích thước nhỏ hơn DN50. Do đó, dải kích thước của chúng sẽ dao động từ DN50 – DN800.

– Van cửa: kích thước phổ biến từ DN8 – DN500. Tuy nhiên, đối với những kích thước lớn hơn thì người tiêu dùng nên đặt trước ít nhất 7 ngày.

4. Trọng lượng van 

  • Do van bướm được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn nên sản phẩm này có trọng lượng tương đối nhẹ. Điều này giúp đem lại sự thuận tiện trong quá trình vận chuyển cũng như lắp đặt, tháo rời để sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Nếu so sánh cùng kích thước, cùng vật liệu, cùng thương hiệu, thì van cổng có trọng lượng năng hơn. Tuy nhiên, sản phẩm này lại được sản xuất với kích thước nhỏ hơn DN50. Nên đối với những hệ thống quy mô nhỏ thì van cổng vẫn là sự lựa chọn lý tưởng.

5. Giá thành sản phẩm 

Do được thiết kế chắc chắn, tốn nhiều vật liệu, nên van cổng có giá thành cao hơn so với van bướm.

6. Kiểu kết nối

  • Van cổng: phổ biến với hai kiểu kết nối chính, là nối ren và mặt bích. Trong đó, phương thức nối ren phù hợp lắp đặt với những đường ống có kích thước nhỏ hơn DN50. Còn kiểu mặt bích phù hợp với những đường ống có kích thước lớn từ DN50 trở lên.
  • Van bướm: do chỉ được sản xuất với kích thước lớn trên DN50 nên chúng chỉ phù hợp với kiểu kết nối mặt bích. Vì vậy, butterfly valve có thể liên kết với đường ống theo dạng mặt bích, Wafer hoặc Lug.

7. Môi trường ứng dụng 

  • Van cửa: thường được sử dụng trong môi trường chất lỏng như nước sạch, nước thải, ngành công nghiệp hóa chất,…
  • Van bướm: ngoài môi trường chất lỏng, thì van bướm cũng có thể lắp đặt trong các hệ thống khí nén, hơi nóng,…

so-sanh-van-buom-va-van-cong

8. Thời gian vận hành và diện tích lắp đặt 

  • Van bướm: có thời gian đóng mở tương đối nhanh chóng. Điều này dễ khiến cho hệ thống xảy ra tình trạng búa nước. Ngoài ra, với thiết kế nhỏ gọn nên sản phẩm này giúp tiết kiệm không gian và diện tích lắp đặt.
  • Van cổng: thời gian thực hiện chu trình đóng mở của van diễn ra tương đối từ từ và chậm rãi. Do đó, hạn chế được tình trạng shock áp, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên, dòng van này lại yêu cầu diện tích không gian lắp đặt khá rộng.

Những điều cần lưu ý về van bướm và van cổng

Lưu ý khi lựa chọn van bướm, van cổng

  • Lựa chọn vật liệu van phù hợp với tính chất môi trường ứng dụng. Cụ thể, nếu đó là môi trường có nhiệt độ, áp suất cao thì nên ưu tiên sử dụng van inox. Còn nếu là môi trường làm việc có điều kiện bình thường, ổn định thì có thể lựa chọn van gang.
  • Đảm bảo kiểu kết nối cũng như tiêu chuẩn kết nối của van và đường ống phù hợp với nhau.
  • Đo đạc và xác định chính xác kích thước đường ống dẫn. Sau đó, căn cứ vào đây để lựa chọn kích thước van tương ứng.
  • Xác định nhu cầu ứng dụng để lựa chọn phương thức vận hành van phù hợp. Ví dụ nếu đó là những hệ thống quy mô nhỏ, dân dụng thì chúng ta có thể sử dụng kiểu vận hành thủ công bằng tay gạt, tay quay. Điều này vừa giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư vừa đảm bảo hiệu quả làm việc ổn định. Còn đối với những hệ thống yêu cầu tính tự động hóa cao thì ưu tiên lựa chọn van điều khiển điện, khí nén. Bởi những dòng van này cho phép người vận hành điều khiển từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
  • Đối với những hệ thống cần kiểm soát dòng chảy, chỉ hoạt động với hai chức năng đóng/ mở hoàn toàn thì ưu tiên sử dụng van cổng. Còn với những hệ thống cần điều tiết dòng chảy thì sử dụng van bướm.
  • Chọn mua van tại những đơn vị cung cấp uy tín, để đảm bảo mua được hàng chính hãng, đạt chuẩn chất lượng cao.

Lưu ý khi lắp đặt van bướm, van cổng

  • Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình thực hiện thì người vận hành cần ngắt toàn bộ hệ thống.
  • Vệ sinh sạch sẽ đường ống và van. Khi đó, các cặn bẩn, tạp chất sẽ bị loại bỏ, tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của thiết bị.
  • Sử dụng lực vừa đủ khi thực hiện kết nối van với đường ống. Ngoài ra, đối với kiểu kết nối mặt bích thì cần chèn thêm gioăng làm kín vào giữa mặt tiếp xúc của van và đường ống.
  • Sau khi lắp đặt xong thì cần vận hành thử để kiểm tra kết quả. Đảm bảo van được vận hành bình thường và ổn định trước khi đưa vào sử dụng chính thức.

Lưu ý khi bảo dưỡng van bướm và van cổng

Việc bảo dưỡng van thường xuyên và theo định kỳ không chỉ giúp duy trì tuổi thọ sử dụng ổn định, lâu dài mà còn nâng cao hiệu suất vận hành của hệ thống. Những điều cần lưu ý khi thực hiện bảo dưỡng van cổng, van bướm:

  • Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, thời gian thực hiện bảo dưỡng nên được định kỳ 3 – 6 tháng một lần. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào môi trường ứng dụng mà người tiêu dùng có thể cân nhắc và điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý. Ví dụ như đối với môi trường bình thường, nước sạch thì thời gian bảo trì có thể lâu hơn so với môi trường làm việc khắc nghiệt.
  • Kiểm tra tổng thể bên ngoài và những chi tiết bên trong van. Nếu chúng có dấu hiệu bị mài mòn, nứt vỡ thì cần thay mới ngay. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ, áp suất làm việc không vượt quá khả năng chịu đựng của thiết bị.
  • Vệ sinh và loại bỏ những tạp chất cặn bẩn vướng kẹt bên trong van.
  • Sử dụng dầu mỡ bôi trơn vào các bộ phận truyền động. Điều này sẽ giúp van được hoạt động trơn tru và mượt mà hơn.
  • Siết chặt lại vị trí mối nối. Đảm bảo lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài.
  • Sau khi bảo dưỡng xong thì cần lắp đặt van trở lại vị trí ban đầu trên đường ống. Đồng thời hoạt động thử hệ thống để kiểm tra kết quả bảo dưỡng. Nếu có dấu hiệu bất thường thì cần ngưng hệ thống và khắc phục ngay.

Địa chỉ cung cấp van bướm, van cổng chất lượng, giá rẻ

Bạn đang lo sợ sẽ mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, cùng với đó là nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng? Bạn băn khoăn liệu những sản phẩm chính hãng có giá thành quá đắt, không phù hợp với ngân sách đầu tư? Hay bạn đang cảm thấy phân vân không biết nên lựa chọn nhà cung cấp nào để gửi gắm niềm tin?

Tất cả những vấn đề trên đều có thể được giải quyết khi bạn đến với công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam. Công ty chúng tôi là đơn vị cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các sản phẩm, thiết bị ngành nước trong đó có van bướm và van cổng.

Vì vậy, chúng tôi cam kết mang đến tận tay khách hàng những sản phẩm chính hãng 100% với chất lượng đạt chuẩn. Ngoài ra, do được nhập khẩu trực tiếp, không thông qua bên thứ 3 nên các sản phẩm của chúng tôi có giá thành hấp dẫn, cạnh tranh trên thị trường. Do đó, chắc chắn sẽ phù hợp với ngân sách đầu tư của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ thêm các thông tin liên quan đến sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline hoặc qua các kênh liên lạc như gmail, Zalo.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *