Hiện nay các sản phẩm, vật liệu ngành công nghiệp đều được chế tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Và tiêu chuẩn DIN là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến và rộng rãi trên thị trường. Nhờ có tiêu chuẩn này mà sản phẩm được đảm bảo chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến tiêu chuẩn DIN. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Tiêu chuẩn DIN là gì
DIN là từ viết tắt của Deutsches Institut Für Normung – Viện tiêu chuẩn Đức. Đây là một tổ chức quốc gia của Đức về tiêu chuẩn hóa, đồng thời cũng là thành viên của ISO Đức.
Tiêu chuẩn DIN được ra đời vào năm 1917, nhằm đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn để hợp thức hóa, đảm bảo chất lượng và đẩy mạnh tính an toàn trong ngành công nghiệp cũng như các lĩnh vực khác.
Hiện nay, DIN có khoảng 30 000 các tiêu chuẩn bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực ngành công nghệ. Những tiêu chuẩn này ngày càng được thiết lập chặt chẽ, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường thế giới.
Lịch sử hình thành của tiêu chuẩn DIN
Ban đầu, DIN được thành lập vào năm 1917 với tên gọi là Ủy ban tiêu chuẩn của ngành công nghiệp Đức ( Normenausschuss der deutschen Industrie – NADI). Đây là một tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn nhằm đưa ra các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật chung để đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của các sản phẩm. Khi đó, NADI chỉ tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp.
Đến năm 1926, NADI được đổi tên thành Ủy ban tiêu chuẩn Đức ( Deutscher Normenausschuss – DNA). Mục tiêu đổi tên lần này là nhằm mở rộng phạm vi hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề hơn, không chỉ còn giới hạn trong mỗi ngành công nghiệp nữa.
Vào năm 1975, giữa DIN và Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đã ký kết một thỏa thuận. Trong đó, DIN được công nhận là cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của Đức và chính thức đổi tên thành Viện tiêu chuẩn Đức.
Sứ mệnh của tiêu chuẩn DIN
Tiêu chuẩn DIN ra đời nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, đem lại sự an toàn trong các quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các ứng dụng. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế , xã hội.
Không chỉ có vậy, tất cả mọi đối tượng từ nhà sản xuất, doanh nghiệp cho đến có cơ quan kiểm định, người tiêu dùng đều có thể tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất trong việc xây dựng và phát triển một tiêu chuẩn DIN mới. Như vậy, có thể thấy rằng tiêu chuẩn DIN giúp thúc đẩy khả năng tương tác và tiếp cận gần hơn với các kỳ vọng của thị trường quốc tế.
Cấu trúc của tiêu chuẩn DIN
- DIN: đây là cấu trúc theo tiêu chuẩn của Đức, nằm trong phạm vi tiêu chuẩn nội địa hoặc được thiết kế nhằm tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- E DIN: đây là tiêu chuẩn dự thảo.
- DIN V: tiêu chuẩn sơ bộ.
- DIN EN: cấu trúc biểu thị
- DIN ISO: tiêu chuẩn này được cải tiến dựa vào tiêu chuẩn ISO.
- DIN EN ISO: tiêu chuẩn này được áp dụng và công nhận giống như tiêu chuẩn của châu Âu.
Sức ảnh hưởng của tiêu chuẩn DIN
Cùng với bề dày lịch sử hơn 100 năm, tiêu chuẩn DIN đã trở thành một trong những tổ chức uy tín hàng đầu thế giới. Hệ thống các tiêu chuẩn của DIN đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Do đó, có thể nói rằng tiêu chuẩn DIN có sức ảnh hưởng rất lớn. Bao gồm:
Đảm bảo chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm, dịch vụ
Các sản phẩm đạt chuẩn DIN đều được gia công dựa trên các yêu cầu, thông số kỹ thuật chung và được giám sát nghiêm ngặt trong suốt quá trình sản xuất. Vậy nên, các sản phẩm này được đảm bảo chất lượng, an toàn, đem lại mức độ tin cậy cao. Đồng thời cũng hạn chế các vấn đề, sự cố gây nguy hiểm trong quy trình sản xuất và vận hành.
Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ
Cứ 5 năm một lần, tiêu chuẩn DIN sẽ được xem xét và đánh giá lại. Việc này giúp sửa đổi, chỉnh sửa các tiêu chuẩn hoặc tiến hành thu hồi nếu cảm thấy tiêu chuẩn đó không còn phù hợp với tình hình phát triển công nghệ hiện đại.
Điều này có thể khẳng định rằng tiêu chuẩn DIN luôn được cập nhật, nâng cấp để bắt kịp với xu hướng phát triển thực tế, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ trên toàn thế giới.
Tăng cường sự tương thích giữa các sản phẩm
Tiêu chuẩn DIN bao gồm các quy chuẩn chung về kích thước, áp lực, nhiệt độ, môi trường hoạt động,…Từ đó, các nhà sản xuất có thể chế tạo ra các thành phẩm có thông số kỹ thuật tương thích, đồng bộ với hệ thống ứng dụng. Điều này, cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Đẩy mạnh quá trình xuất khẩu và mở rộng hợp tác quốc tế
Các sản phẩm tiêu chuẩn DIN đảm bảo được chất lượng, đem lại hiệu suất làm việc cao. Việc này sẽ giúp tạo dựng lòng tin của khách hàng trên thị trường quốc tế. Từ đó, khách hàng sẽ có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm đạt chuẩn DIN hơn. Đây được xem là cơ hội để thúc đẩy quá trình xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Phát triển xã hội
Tiêu chuẩn DIN góp phần bảo vệ môi trường, giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng, tránh gây lãng phí. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững, xây dựng môi trường làm việc an toàn.
>>> Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn JIS
Ứng dụng của tiêu chuẩn DIN trong ngành công nghiệp
Tiêu chuẩn DIN ra đời nhằm đảm bảo chất lượng, tính an toàn và đem lại hiệu suất cao trong các ứng dụng. Một số ứng dụng phổ biến của tiêu chuẩn DIN như:
Ngành thiết bị và máy móc công nghiệp: tiêu chuẩn DIN được áp dụng để đưa ra các yêu cầu, quy định chung về việc thiết kế, sản xuất và giám sát chất lượng của các thiết bị máy móc công nghiệp. Nhờ vậy, chúng mới đảm bảo được tính tương thích và sự an toàn trong quá trình sản xuất và vận hành.
Ngành công nghiệp ô tô: trong lĩnh vực này, tiêu chuẩn DIN đưa ra các tiêu chí an toàn cũng như khả năng chịu tải và một vài các yêu cầu khác cho các thiết bị, hệ thống ô tô. Từ đó, chất lượng xe ô tô được sản xuất ra được đảm bảo hiệu suất và hoạt động an toàn.
Ngành công nghiệp hóa chất: tiêu chuẩn DIN được ứng dụng để đảm bảo tính an toàn và chất lượng trong quá trình sản xuất hóa chất.
Ngành công nghệ điện tử: tiêu chuẩn DIN giúp đảm bảo chất lượng kỹ thuật của các linh kiện điện tử, bảng mạch in,…
Ngành công nghiệp năng lượng: tiêu chuẩn giúp mang lại sự an toàn và tính hiệu quả trong các thiết bị năng lượng.
Ngành công nghiệp xây dựng: tiêu chuẩn này thể hiện rõ các yêu cầu, thông số kỹ thuật về kích thước, chất lượng vật liệu,…trong ngành xây dựng.
Ngành van công nghiệp: tiêu chuẩn DIN đã đưa ra các yêu cầu, quy định trong quá trình thiết kế, sản xuất và thử nghiệm van công nghiệp. Một số tiêu chuẩn DIN dành cho van công nghiệp như:
- DIN 3352-1: đây là tiêu chuẩn đưa ra các thông số kỹ thuật chung về kích thước thiết kế, sản xuất van cổng trong ngành dầu khí, hóa chất, khí đốt tự nhiên. Các thông số kỹ thuật chi tiết bao gồm kích thước thân van, mặt bích, đầu hàn giáp mép, yêu cầu về áp suất, nhiệt độ, hiệu suất,…Ngoài ra thì tiêu chuẩn này cũng đưa ra chỉ dẫn về cách kiểm tra chất lượng van cổng để đảm bảo chúng đáp ứng được các tiêu chí ban đầu đã đề ra.
- DIN 3352-2: tiêu chuẩn này cung cấp các thông số kỹ thuật chi tiết trong quá trình sản xuất van cầu. Từ đó dựa vào thông số này, quý khách cũng có thể dễ dàng lựa chọn được dòng van phù hợp với hệ thống ứng dụng.
Tiêu chuẩn DIN trong ngành thép không gỉ
Trong ngành thép không gỉ, tiêu chuẩn DIN là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Tiêu chuẩn này thường được sử dụng trong quá trình sản xuất các loại phụ kiện như mặt bích, vít, bu long,…Nhờ có tiêu chuẩn DIN mà các sản phẩm được chế tạo ra mới đảm bảo được chất lượng, tính an toàn và mang lại độ bền cao trong các ứng dụng.
Không chỉ có vậy, khi thực hiện tiêu chuẩn DIN trong các quá trình sản xuất, giúp đảm bảo được tính đồng nhất giữa các thành phẩm và mang lại độ tin cậy cao. Ngoài ra, do tuân thủ theo các thông số kỹ thuật cụ thể trong khi sản xuất nên sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí cần thiết trong hệ thống như độ bền, khả năng chịu đựng áp suất, nhiệt độ, tính chống ăn mòn,…
Tiêu chuẩn DIN đối với mặt bích
Mặt bích loại này thường được làm từ chất liệu thép không gỉ như SS201, SS304, SS316, thép carbon,…Do được làm từ những loại vật liệu cao cấp nên chúng có độ bền tương đối cao, khả năng chống ăn mòn tốt và chịu được áp suất, nhiệt độ lớn. Chính vì điều này nên mặt bích thường được ứng dụng trong các hệ thống ngành sản xuất, lọc hóa dầu, hệ thống đóng tàu, hệ thống đường ống cấp thoát nước,…
Mặt bích tiêu chuẩn DIN PN10
Mặt bích được sản xuất theo tiêu chuẩn này có khả năng chịu áp suất tối đa không quá 10 bar. Vậy nên, loại mặt bích này sẽ thường được ứng dụng trong các hệ thống cấp thoát nước, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, hệ thống PCCC,….
Dưới đây sẽ là thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn mặt bích DIN PN10

Tiêu chuẩn mặt bích DIN PN16
Loại mặt bích này có thể chịu được áp lực lên tới 16 bar. Thông thường, chúng hay được làm từ các loại vật liệu cứng như inox, thép,…Vậy nên khi được ứng dụng trong các hệ thống, mặt bích loại này giúp tạo sự liên kết chắc chắn, không gây ra tình trạng rò rỉ lưu chất và hạn chế các ảnh hưởng bởi sự va đập từ môi trường bên ngoài.
Mặt bích tiêu chuẩn DIN PN16 có thông số kỹ thuật như sau:

Mặt bích theo tiêu chuẩn DIN PN25

Tiêu chuẩn DIN đối với bu lông
Bu lông, vít là các phụ kiện được dùng để nối các thiết bị lại với nhau. Đây là phụ kiện được ứng dụng trong đa dạng các ngành sản xuất, cơ khí, xây dựng, máy móc,…Do vậy, khi bu long, vít được sản xuất đạt tiêu chuẩn DIN thì sẽ đảm bảo được sự liên kết chính xác, mang đến sự an toàn và hiệu suất hoạt động cao trong các hệ thống.
Một số tiêu chuẩn DIN phổ biến với bu lông như:
- DIN 444: Bu lông móc, dùng để di chuyển và vận chuyển các chi tiết, thiết bị, bộ phận máy móc,…
- DIN 558: tiêu chuẩn áp dụng cho các loại bu lông có phần thiết kế ren dọc thân.
- DIN 601: tiêu chuẩn này dùng để sản xuất bu lông có phần thân được thiết kế một phần ren, một phần trơn.
- DIN 603: tiêu chuẩn này sử dụng cho bu lông có đầu tròn, cổ vuông; phù hợp trong việc kết nối các mối ghép.
- DIN 604: tiêu chuẩn này áp dụng cho bu lông đầu bằng có dấu.
- DIN 912: đây là tiêu chuẩn dành cho bu lông lục giác chìm.
- DIN 931: tương tự như tiêu chuẩn DIN 601. Tiêu chuẩn này được dùng cho bu lông có phần thân thiết kế ren một phần, trơn một phần.
- DIN 933: dành cho bu lông có kiểu dáng thiết kế toàn bộ thân là ren trong suốt.
- DIN 7380: tiêu chuẩn áp dụng cho loại bu lông lục giác chìm đầu MO.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về tiêu chuẩn DIN – một trong những tiêu chuẩn phổ biến, chất lượng hàng đầu thế giới. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp quý khách có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng tiêu chuẩn này một cách dễ dàng, thuận tiện trong hệ thống hoạt động làm việc của mình.
Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!