Mô tả sản phẩm van bướm khí nén
Van bướm khí nén là gì?
Van bướm khí nén hay van bướm điều khiển khí nén, van cửa điều khiển khí nén là dòng van bướm được cái tiến từ van bướm cơ bản với bộ điều khiển cơ được tháo bỏ và gia công lại được thay thế bởi bộ điều khiển tự động khí nén để tự động hóa quá trình làm việc cũng như kiểm soát việc đóng mở của van thông qua bảng điều khiển.
Van có chức năng đóng hay chặn lưu chất ở vị trí van ngoài ra van còn có thể điều tiết lưu lượng lưu chất thông qua các góc mở đa dạng của đĩa van, với thiết kế dạng cánh bướm của đĩa van nên khi lưu chất đi qua van sẽ không bị tụt giảm áp suất hay vận tốc.
Với việc sử dụng bộ điều khiển khí nén khiến cho việc đóng mở van được thực hiện 1 cách dễ dàng và đơn giản, gần như đóng mở ngay lập tức sau khi khí nén được cung cấp vào bộ điều khiển, thời gian đóng mở chỉ từ 1-2s. Với độ nhạy và nhanh trong việc đóng mở hay thay đổi góc mở của đĩa van nên bộ điều khiển khí nén được tin dùng trong nhiều lĩnh vực hay môi trường làm việc khác nhau.
Tại sao nên sử dụng van bướm
Hiện nay quá trình tự động hóa trong công nghiệp cũng như sản xuất đã và đang là điểm nhấn hiện nay, với yêu cầu ngày càng cao đối với các lĩnh vực nên việc chính xác và nhanh nhạy là điều cần thiết nên không thể không sử dụng, một trong những lí do đáng để sử dụng đó là:
- Thời gian đóng mở nhanh chóng, gần như là ngay lập tức chỉ từ 1-2s.
- Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với dòng điều khiển điện.
- Momen xoắn có thể lên tới 4600Nm, có thể hoạt động với các dòng van ngoại cỡ.
- Lò xo chất lượng cao giữ an toàn khi nguồn cung cấp không khí bị gián đoạn.
- Đa dạng môi trường cũng như vị trí làm việc.
- Thiết kế dễ dàng lắp đặt cũng như bảo trì hay thay mới.
- Độ an toàn của sản phẩm gần như tuyệt đối.
Ứng dụng thực tế của van bướm
Sản phẩm được sử dụng trong đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực hay môi trường làm việc nên ta thường xuyên thấy sự xuất hiện của sản phẩm, một trong số đó là các lĩnh vực tiêu biểu như:
- Giấy, dệt may, xử lý nước thải và chất thải.
- Các ngành công nghiệp thực phẩm, đường, sản xuất bia, chưng cất và chế biến hóa chất.
- Các ngành công nghiệp điện, vận tải, khoan và xây dựng.
- Nhà máy khí nén, khí đốt và khử lưu huỳnh.
- Hệ thống sưởi, điều hòa không khí và làm mát tuần hoàn nước.
- Băng tải khí nén và các ứng dụng chân không.
Cấu tạo van bướm khí nén
Có cấu tạo gờm 2 bộ phận chính gồm van bướm cơ và bộ điều khiển tự động khí nén.
Van bướm cơ
Là dạng van bướm cơ bản có cấu tạo và chức năng như các dòng van bướm điều khiển cơ khác bao gồm:
Thân van:
Thân là một hình tròn chứa các bộ phận như đĩa, seat, trục vòng bi trục trên và trục dưới. Thân van có thể có các mặt bích , vấu hoặc các cấu hình kiểu wafer (Hình B) được lắp đặt giữa các mặt bích ống. Đôi khi van bướm được sản xuất theo cấu hình hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Thân van được làm từ các vật liệu như gang, thép, inox hoặc nhựa. Tùy thuộc vào yêu cầu làm việc của môi trường mà ta lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp.
Đĩa van(cánh van):
Cánh van thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa. Đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau. Điều này giúp van có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống.
Đĩa van được thiết kế để giảm thiểu tối đa sự sụt áp khi van mở hoàn toàn. Xung quanh đĩa van được bao bọc bởi gioăng (đệm hay seat). Gioăng được làm từ cao su hoặc kim loại mềm tùy thuộc vào môi trường làm việc của van.
Trục van
Trục van được làm từ vật liệu cứng và chống gỉ cao. Trục van là bộ phận truyền động chính từ phần điều khiển đến đĩa van. Trục trên được cố định vào thân van thông qua một chốt lò xo. Phần dưới trục được găn trực tiếp vào thân van thông qua vòng bi.
Trục nhận momen xoắn từ phần điều khiển. Do được gắn trực tiếp với đĩa van nên khi trục xoay đĩa van sẽ xoay theo, từ đó van được đóng hoặc mở.
Bộ truyền động
Bộ truyền động có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, từ thủ công đến điều khiển tự động. Van cho phép ghép các bộ truyền động bằng tay, khí nén và điện trực tiếp trên mặt bích trên cùng với trục tuân theo Tiêu chuẩn ISO 5211.
Ngoài ra chúng ta còn có các bộ phận khác như trục van, bánh răng định vị, bulong, v,v…
Bộ điều khiển khí nén
Được lắp thay cho bộ điều khiển cơ được bao gồm các bộ phận như: Thiết bị điều khiển khí nén, công tắc giới hạn hành trình, van điện từ, bộ lọc khí nén trong một số trường hợp khác được lắp thêm bộ giám sát van tuyến tính.
Mời quý khách tham khảo chi tiết tại đây!
Phân loại các dòng van bướm khí nén
Theo cách lắp đặt van
Van bướm kiểu wafer
Van bướm kiểu Lug
Van bướm lắp bích
Một số dòng phân loại khác
Phân loại dòng vật liệu sản xuất van bướm: Quý khách có thể tham khảo chi tiết tại đây!
Hướng dẫn lắp đặt van bướm khí nén
Trước khi thực hiện lắp đặt vào hệ thống một số lưu ý mà người sử dụng nên chú ý đến như sau:
- Chọn loại van phù hợp với hệ thống đường ống hay thiết bị đặc biệt là về kích cỡ van cơ.
- Đối với các hệ nước, dầu, xi măng, bột đường thì vật liệu sản xuất van cũng rất quan trọng để đảm bảo tuổi thọ cũng như hiệu suất làm việc của van.
- Tùy vào không gian lắp đặt cũng như vị trí lắp đặt để lựa chọn kiểu kết nối phù hợp.
- Lựa chọn van điều khiển dạng ON/OFF hoặc tuyến tính theo yêu cầu sử dụng.
- Lựa chọn tiêu chuẩn bích của van theo tiêu chuẩn bích của ống cũng như tiêu chuẩn của van.
Khi đã lựa chọn xong dòng van phù hợp tiến hành lắp bộ điều khiển khí nén theo các bước sau đây:
- Lắp đặt van điện từ khí nén vào bộ điều khiển khí nén của van.
- Thông thường van điện từ khí nén, van chia khí sẽ được lắp trực tiếp trên thân bộ điều khiển khí nén. Trên thân bộ điều khiển khí nén có 4 lỗ bulong nhỏ, áp van điện từ chia khí vào và vặn bu long lại.
- Tương tự như lắp đặt van điện từ chia khí thì việc lắp đặt limitswich box và positional cũng tương tự.
- Cuối cùng lắp trục van đã được gia công với bộ truyền động trên bộ điều khiển khí nén.
- Chạy test các chế độ đóng mở của van, kiểm tra công tắc hành trình của bộ điều khiển trước khi lắp đặt van vào hệ thống.
Khí các bước lắp đặt bộ điều khiển và van đã được thực hiện và chạy thử ổn định tiến hành lắp đặt van vào hệ thống theo các bước sau đây:
- Đo khoảng cách của vị trí đặt van với chiều dài của van để lắp đặt vào vị trí tối ưu nhất.
- Hàn mặt bích vào hệ thống đối với loại van liên kết 2 mặt bích.
- Sau khi mối hàn mặt bích đã nguội, đặt van vào vị trí tiến hành cố định vị trí bằng các bulong siết.
- Siết điều các bên của bulong xung quanh để đả bảo van không bị lệch hay nghiêng.
- Lắp hệ thống cung cấp khí hay ống dẫn khí nén đến bộ điều khiển.
- Chạy test lần 2 trước khi đưa vào hoạt động tránh các sự cố sau này.
- Kiểm tra lại tổng thể trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
Bảo trì và kiểm tra van định kì
Để đảm bảo duy trì tuổi thọ của van được lâu dài cũng như hiệu suất làm việc và tính an toàn khi làm việc của van đạt tối đa nên thường xuyên bảo trì cũng như kiểm tra các mối liên kết cũng như độ kín của đĩa van tránh rò rỉ. Các vị trí quan trọng cần được bảo trì như:
- Kiểm tra nguồn cung cấp khí nén cho bộ điều khiển cũng như các hệ thống dẫn khí nén, tránh khí nén không được cung cấp cho bộ điều khiển.
- Tra dầu nhớt vào các vị trí bánh răng, xilanh chuyền động cũng như đĩa van và gioăng để van được hoạt động trơn tru hơn.
Địa điểm mua van bướm khí nén tin cậy
Công ty HT Việt Nam chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các dòng van bướm điều khiển khí nén từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia. Mang đến cho quý khách hàng những dòng sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý. Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với đội ngũ nhân viên kiến thức chuyên sâu tư vấn tận tình, hỗ trợ lắp đặt tận nơi khi khác hàng có nhu cầu.Ngoài ra còn các dòng van điều khiển khí nén khác như van cổng khí nén, van bi điều khiển khí nén, van cầu điều khiển khí nén…Có thể hỗ trợ lắp đặt tận nơi cho những khách hàng có nhu cầu khi cần thiết.
Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được báo giá những dòng van bướm giá rẻ, mẫu mã đẹp. Cam kết đảm bảo chất lượng, bảo hành 12 tháng kể từ khi lắp đặt.
Hotline: 0971.999.589 Mr.Minh
Email: kd7.htvietnam@gmail.com